Standard Tổng hợp các tiêu chuẩn ATEX và IECEx TCVN về an toàn chống cháy nổ cho các khu vực nguy hiểm

nhatminh22002

Thành Viên [LV 0]
Tiêu chuẩn tham khảo :
- TCVN 6734 : 2000 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 82/SC 1 “Thiết bị an toàn mỏ”
- TCVN 7079 : 2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò
- TCVN 5307:2009 về Kho dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ
- TCVN 5684 An toàn cháy các công trình xăng dầu - Yêu cầu chung
- Các tiêu chuẩn IECEX và ATEX
View attachment 51731
  • Chuẩn bảo vệ IP:





  • D = Bụi (Dust)
Vùng khí quyển:
  • Vùng 20, 21, 22 cho Bụi
Mức độ nguy hiểm giảm dần theo thứ tự: Vùng 0 và 20 → Vùng 1 và 21 → Vùng 2 và 22
Nhóm thiết bị:
  • II: hoạt động bề mặt.
Mục thiết bị:
  • I = Methane (khai thác mỏ)
  • IIA = khí như là Propane
  • IIB = khí như là Ethylene
  • IIC = nhóm nguy hiểm nhất (ví dụ: Hydrogen)
1. Phân loại thiết bị điện/điện tử (Equipment group) dựa vào nơi sử dụng

Có 2 loại nơi sử dụng:

I : Nơi khai thác mỏ, bất kể là trên mặt đất, trong lòng đất hay ngoài đại dương (như mỏ dầu, mỏ than…). Những nơi mà khả năng cháy nổ là rất lớn.
II : Những nơi không phải là khai thác mỏ (như cây xăng, nhà máy sản xuất, công trường và cả giàn khoan dầu khí …). Những nơi ít xảy ra cháy nổ hơn.

2. Kiểu bảo vệ:

Các ký hiệu trong môi trường G (Gas):

* Ex d (Bảo vệ chống lửa) : Các phần tử phát sinh tia lửa được chứa trong 1 hộp có khả năng không cho tia lửa này phát sinh ra ngoài hộp cho dù có sự nổ xảy ra bên trong hộp.

* Ex p (Bảo vệ theo kiểu tạo áp suất trong hộp) : Áp suất dương tĩnh được duy trì trong hộp để ngăn chặn sự thâm nhập của khí gây cháy vào bên trong hộp. Yếu tố cần thiết của phương pháp này là hệ thống theo dõi liên tục để bảo đảm sự tin cậy của chúng và xả khí mỗi khi mở hộp bảo trì.

+ px: sử dụng trong phạm vi Zone 1 đến khu vực bình thường (non-incendive)

+ py: sử dụng trong Zone 1 và Zone 2

+ pz: sử dụng trong phạm vi Zone 2 và khu vực bình thường (non - incendive)

* Ex q (Bảo vệ theo kiểu lấp đầy 1 hợp chất vào hộp) : Kỹ thuât này đòi hỏi các phần tử phát sinh tia lửa đặt trong 1 hộp chứa đầy bởi hạt thạch anh hoặc thủy tinh. Những hạt này sẽ bít kín hộp làm hơi nóng giữ lại không thóat được ra ngòai. Phương pháp nàyđược phát triển để bảo vệ bộ pin công suất lớn và thường được sử dụng trong các thiết bị có cấp bảo vệ Ex e.

* Ex o (Bảo vệ ngâm trong dầu) : Đây là kỹ thuật được sử dụng cho các thiết bị được ngâm trong dầu. Dầu đóng vai trò chất xúc tác.

* Ex e (Bảo vệ gia tăng độ an toàn) : Các thành phần trong phương pháp này được thiết kế để làm giảm sự phát sinh ra tia lửa và giảm sự hỏng hóc có thể phát sinh ra tia lửa. Phương pháp này được thực hiện bằng cách giảm nhiệt độ của thiết bị, đảm bảo tiếp xúc điện tốt, gia tăng độ cách điện và giảm khả năng thâm nhập của bụi và hơi ẩm.

* Ex i (Bảo vệ an toàn từ bên trong) : Các thông số mạch điện được điều khiển để giảm năng lượng phát sinh tia lửa dưới mức có thể đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.
+ ia: đảm bảo thiết bị không gây ra cháy nổ khi có sự cố của một hoặc hai thành phần lỗi xảy ra. Phù hợp sử dụng trong Zone 0.

+ ib: đảm bảo thiết bị không gây ra cháy nổ khi có sự cố của một thành phần lỗi xảy ra. Được sử dụng trong Zone 1 hoặc Zone 2.

+ ic: sử dụng duy nhất trong Zone 2. Đảm bảo trong điều kiện hoạt động bình thường không gây cháy nổ.

Lưu ý: phương pháp này không bảo vệ hoàn toàn đối với kết nối hoặc vật dẫn điện hoạt động quá nhiệt

* Ex n (Bảo vệ phát sinh tia lửa) : Trong phương pháp này, các điểm nối phải đảm bảo độ tin cậy tuy nhiên không yêu cầu cao như Ex e. Ở những nơi bề mặt bên trong nóng hơn cấp nhiệt độ yêu cầu thì chúng cần được bao bọc chặt chẽ để ngăn chặn sự thâm nhập của khí gây cháy. Đây là kỹ thuật ngăn sự thoát hơi. Khái niệm “Không đánh lửa” cũng yêu cầu cấp bảo vệ thâm nhập IP65 hoặc cao hơn được thiết kế. Có các loại Ex n như sau:

+ nA: bảo vệ theo kiểu thiết bị không phát sinh tia lửa

+ nR: bảo vệ ngăn sự thoát hơi ra bên ngoài.

+ nC: bảo vệ theo kiểu thiết bị có khả năng tạo ra tia lửa nhưng tiếp điểm phát sinh tia lửa được bao bọc kín để không thoát tia lửa ra ngoài.

+ nL: bảo vệ theo kiểu giới hạn năng lượng.

+ nZ: bảo vệ theo kiểu tạo áp suất trong hộp

* Ex m (Bảo vệ bao bọc bên trong) : Những thành phần có khả năng tạo tia lửa được bao bọc bởi chất dẻo nhân tạo và nhiệt độ bề mặt được điều khiển thấp hơn yêu cầu. Sự quá nhiệt hoặc sự phá hủy các thành phần này được ước định và đề phòng để tối thiểu hóa ảnh hưởng đến sự bảo vệ.

+ ma: sử dụng trong Zone 0, Zone 1 và cả Zone 2

+ mb: sử dụng trong Zone 1 và Zone 2

Các ký hiệu trong môi trường D (Dust):

* tD Xxx IPxx Txx :
* pD xx IPxx Txx :

h18.png



* ixD xx Txx
* mD xx Txx

3. Nhóm khí ( Explosion group )

- Nhóm I: tất cả các loại khí dưới mỏ bao gồm cả bụi than và khí methane.

- Nhóm II: những khí khác trên mặt đất. Nhóm này được chia thành 3 nhóm: nhóm IIA (Propane), nhóm IIB (Ethylene) và nhóm IIC (Hydro và Acetylene).

* Các thiết bị dùng cho nhóm khí IIC có thể dùng được cho các nhóm khí như IIA, IIB hoặc IIC.

* Các thiết bị dùng cho nhóm khí IIA không thể dùng được cho các nhóm khí IIB hoặc IIC.

* Các thiết bị dùng cho nhóm khí IIB có thể dùng được cho các nhóm khí IIA hoặc IIB.

4. Phân lớp nhiệt độ ( Temperature class)

Các loại khí cũng được phân thành các nhóm có nhiệt độ cháy khác nhau và được gọi là nhiệt độ cháy của khí. Do đó, các thiết bị phải có nhiệt độ bề mặt thấp hơn nhiệt độ cháy của khí thì mới có thể hoạt động được trong môi trường có sự hiện diện của loại khí đó. Vì vậy khái niệm cấp nhiệt độ được sử dụng để chỉ nhiệt độ bề mặt tối đa mà các thiết bị phát ra khi hoạt động và được chia thành các cấp :
T1 >450 oC [Propane, Methan, Ammonia…
T2 >300 oC [Ethylene, Alcohols, Acetylene…
T3 >200 oC [Petrol, Sovents…
T4 >135 oC [Ethyleter, Acetaldehyde…
T5 >100 oC [
T6 >85 oC [Carbon-disulphide

ATEX & IECEx
ATEX là Khuôn khổ Quy định Châu Âu về Sản xuất, Lắp và Sử dụng Thiết bị trong Khí quyển Khí nổ (được ký hiệu bởi Ex).
Nó có hiệu lực trong 2003, và đã được ban hành tại Vương quốc Anh theo Công cụ Luật định (SI) 2002: 2776. Nó được gọi là DSEAR (Quy định về Các chất Nguy hiểm và Khí quyển Kháng mìn của 2002), và thực hiện cả Chỉ thị ATEX và Chỉ dẫn về Các Chất Hoá Chất (98 / 24 / EC).
Tên ATEX xuất phát từ tiêu đề Pháp của Chỉ thị Châu Âu 94 / 9 / EC: Các sản phẩm sử dụng trong ATmosphères EXplosibles, liên quan đến bầu khí quyển bùng nổ.
Thực ra có hai chỉ thị của EU có liên quan đến bầu khí quyển có khả năng gây nổ và mặc dù các đối tượng mà chúng xử lý khác nhau, chúng có liên kết cho phép cả hai cùng làm việc với nhau:
1999 / 92 / EC - Liên quan đến việc phân loại các khu vực nguy hiểm và lựa chọn, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị cũ;
94 / 9 / EC - Quan tâm đến việc sản xuất và bán thiết bị Ex
IECEx là Chương trình Uỷ ban Kỹ thuật Điện quốc tế để chứng nhận các tiêu chuẩn liên quan đến Thiết bị để sử dụng trong các bầu khí quyển.
ATEX được định hướng bởi luật EU, trong khi IECEx là một chương trình chứng nhận tự nguyện. Tuy nhiên, cả hai đều cung cấp phương tiện được chấp nhận để chứng minh sự tuân thủ các tiêu chuẩn IEC.
Sự khác biệt giữa ATEX và IECEx ban đầu là ATEX chỉ có giá trị trong EU và IECEx được chấp nhận trên toàn cầu.
 
Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế ở VN thì thiết bị kiểm định theo ATEX vẫn có giá trị tương đương IECEx. IECEx thì yêu cầu ngặt nghèo hơn, nhiều thiết bị chỉ lấy được ATEX.
 
Back
Bên trên