Tủ sấy sử dụng hơi mang lại hiệu quả cao cho ngành sản xuất mì ăn liền

ABC

Thành Viên [LV 0]
Lắp biến tần cho bơm dầu

Qua khảo sát của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM (ECC), ở phần lớn DN sản xuất mì ăn liền, bơm dầu có nhiệm vụ vận chuyển tuần hoàn dầu chiên Short từ chảo chiên qua bình gia nhiệt (dùng hơi nước từ lò hơi). Động cơ bơm có công suất 22 KW. Đo đạc thực tế cho thấy động cơ này thông thường chỉ hoạt động ở mức công suất 13,7 KW.Điều này cho thấy động cơ hoạt động ở mức rất non tải (62%). Một số thông số khác được ghi nhận: áp lực dầu đầu vào: 0,92 Mpa; áp lực dầu đầu ra: 0,88 Mpa; nhiệt độ dầu cài đặt: 1770C; nhiệt độ thực: 1720C; nhiệt độ dầu chảo chiên là: 1580C; góc mở của van điều khiển: 95%. Các chuyên viên của ECC đã thí điểm ở một DN bằng cách lắp một inverter (biến tần) điều khiển động cơ bơm. Mục đích là giảm tối đa điện năng tiêu thụ cho động cơ mà vẫn duy trì được các thông số kỹ thuật theo yêu cầu bắt buộc của quy trình. Qua thực tế, việc lắp biến tần cho một dây chuyền có vốn đầu tư khoảng 35 triệu đồng, số tiền tiết kiệm điện được mỗi năm là 25.456.000 đồng. Như vậy, chỉ sau 16 tháng, vốn đầu tư được thu hồi. Nếu DN có khoảng 5-7 bơm dầu thì hiệu quả rất cao.

Sử dụng hơi để sấy

Hiện tại, hầu hết DN sản xuất mì ăn liền đều sử dụng tủ sấy điện để sấy tôm khô, hành, tỏi khô. Thông thường tủ có năng suất sấy 10 kg nguyên liệu đầu vào cho một mẻ sấy.

Hiện nay do tủ sấy đã quá cũ nên công ty dự định đầu tư một tủ sấy mới với năng suất sấy lớn hơn, khoảng 50 kg nguyên liệu đầu vào cho một mẻ sấy. Tăng năng suất nhằm cung cấp nguyên liệu cho chính công ty và sấy gia công thêm cho nhu cầu bên ngoài. Trước thực trạng này, các chuyên viên ECC đã kiến nghị đầu tư một tủ sấy mới có năng suất sấy 50 kg cho một mẻ, có bộ phận gia nhiệt là dàn calorifer sử dụng hơi nước áp suất 10 bar từ lò hơi, thông qua hệ thống phân phối hơi có sẵn. Việc sử dụng hơi để sấy sẽ giúp tiết kiệm chi phí về năng lượng cho quá trình sấy do giá dầu FO thấp hơn so với giá điện năng.

Dự toán cho thấy chi phí đầu tư một tủ sấy 50 kg sử dụng điện là 70.000.000 đồng và trong trường hợp đầu tư tủ sấy sử dụng hơi thì tổng chi phí là 85.000.000 đồng. Như vậy, chi phí đầu tư thêm trong trường hợp chọn tủ sấy hơi khoảng 15.000.000 đồng. Thời gian hoàn vốn của giải pháp được tính dựa trên mức chi phí phát sinh thêm này và chi phí năng lượng tiết kiệm được hằng năm. Mặt khác, chi phí năng lượng phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian vận hành tủ nên thời gian hoàn vốn sẽ càng ngắn khi thời gian vận hành tủ càng nhiều. Nếu lấy mức tối thiểu là mỗi ngày sấy 5 mẻ thì thời gian hoàn vốn là 21 tháng. Trung bình 10 mẻ sấy mỗi ngày chỉ mất 10 tháng là hoàn vốn đầu tư. Còn nếu sấy đến 15 mẻ mỗi ngày thì sau 7 tháng là hoàn vốn.

Thực tế hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều có máy sấy sử dụng điện công suất nhỏ. Nếu các doanh nghiệp này liên kết lại, đầu tư máy sấy lớn sử dụng hơi thì hiệu quả sẽ rất cao.
Nguồn: “Theo tin từ Trung tâm TKNL TP.HCM“
 
Back
Bên trên