Thảo luận Vấn đề một thuở: Hút khói hành lang.

khanhmatnet

Thành Viên [LV 0]
Chào các anh em trên diễn đàn! à mà chắc các anh thôi chứ em là nhỏ tuổi nhất rồi. hehe
Chuyện là em là sv năm cuối ( viết bài nào em cũng nói câu này mà không bác nào giúp :((( ). em đang làm cái đồ án cuối khóa có 1 đoạn liên quan đến hút khói hành lang cho tòa nhà. em có lên mạng tham khảo mà vấn đề nó vẫn chưa có anh nào giải thích triệt để hộ em..
Thứ 1: em đọc trong Cp 13 em lấy theo cách tính trong đó là Thể tích hành lang nhân với ACH=10 lần/h. tính được lưu lượng em cứ thế mà quất quạt với miệng gió rồi ông gió vào (có kể cả tổn thất áp suất) cái "đồ" của em là em thiết kế theo kiểu cục bộ tầng nào em hút rồi thải ra tầng đó luôn. Tưởng đâu đã xong ( em mừng hí hửng ^^ ) nhưng các bác cũng biết mà tính sinh viên ham "học hỏi" nên em lên mạng vi vu hòng thu nhặt thêm kiến thức. Ai ngờ đúng ngay cái câu "Cái gì nhiều quá cũng không tốt". nó mới nảy sinh ra vấn đề mới như thế này:
Thứ 1': em có thấy mấy anh trên mạng cũng như tiêu chuẩn việt nam 5687-2010 Tính lưu lượng không khí hút ra khỏi hành lang theo công thức G=4300Bn(H^0.5).K ( cái gì mà gọi là chiều rộng cánh cửa lớn mở từ hành lang ra ngoài nhà í) Em không hiểu lắm công thức này Theo ý kiến chủ quan của em thì thông gió hành lang nhằm hút khói tràn từ không gian cháy ra ngoài hành lang để đảm bảo môi trường thích hợp cho việc sơ tán. Vậy cái lượng khói hút đó nó phải tràn từ không gian cháy ra theo đường cửa đi thông từ không gian cháy với hành lang chứ!!.
Thứ 2: em thì em quất 1 hành lang đâu 5-6-8-7 cái miệng hút gì đó ( hành lang của em có vẻn vẹn 37 m à) vậy mà trong cái TCVN 5687 nó lại viết "chiều dài hành lang do một cửa hút khói đảm nhận không quá 30m" ( à. vậy là 37/6 = 6 m hơn gì đó 1 cái thấp hơn 30m nhiều cũng ok nhỉ) tưởng chuyện v là xong ai ngờ xuống khúc dưới nó lại viết thêm "Trên nhánh hút khói hành lang hay sảnh cho phép đấu nối không quá hai cửa hút khói trên một tầng" vậy là em sai hả các bác.
Thứ 3: một điều nữa là nếu hệ thống hút khói là trung tâm gom khói tất cả các tầng vào trục chính rồi hút lên mái thì lưu lượng của cái quạt hút đó là bao nhiêu vậy các bác. có mấy anh cao tay chỉ là tính cho 3 tầng (1 tầng cháy với 2 tầng trên nó) vậy có ok không các bác.
Kết luận: còn nhiều cái em thấy lăn tăn lắm mà không viết nên lời được. mong các bác chỉ giáo cũng như dẫn chứng giúp em các tiêu chuẩn cụ thể được không. hạn của em đã gần đến mà vẫn chưa gom đủ đao kiếm để trảm phong với mấy Thấy trường em ( dạo này ngoài em nhiều siêu bão quá :((). Nên Rất mong được các bác giúp đỡ!!
P/s: Nhân tiện nếu được các bác có thể dẫn cụ thể giúp em các trang cụ thể của Tiêu chuẩn smacna, ashrae, CP13 được không: các vấn đề liên quan đến quy định vận tốc không khí đi trong ống gió cấp, hồi gió tươi, gió thải, miệng gió, bình thường hay khi xảy ra cháy í. Rồi vấn đề về Tiêu chuẩn độ dày ống gió, ống đồng theo kích thước, khoảng cách support các đường ống.tại tiếng anh của em dốt quá phải thi 3 lần mới qua TOIC được..hehe..Các bác có gì em xin nấy, Góp gạo thổi cơm chung, bác nào thấy em viết nhiều quá hay đòinhỏi nhiều vấn đề quá thì cho em xin lỗi vì lòng tham không đáy mà phải không các bác! Em xin chân thành cảm ơn! Chúc diễn đàn ngày càng mạnh! mạnh! và các bác ngày càng cao siêu!!
Mail của em là [email protected]
--một buổi chiều mỏi tay với đánh máy--
 
1. 10 ACH là chuẩn rồi, nhưng nó áp dụng với Sin, ở VN đã có TCVN 5687 thì các anh PCCC nhà mình cứ vin vào nó mà diệt thôi em ạ.
1'. Khói ở phòng là do hút khói phòng lo, còn khói ở hành lang do hút khói hành lang lo em nhé, còn cái B đấy nó là cửa mở vào buồng thang (được tăng áp) hoặc cửa chạy ra ngoài.
2. Sai quá rồi, TC quy định tối đa là 2 cửa mà, hành lang 37m thì dùng 2 cửa là chuẩn rồi còn :)
3. Không có tiêu chuẩn nào quy định là tính cho 3 tầng cả, hút khói hành lang chỉ tính cho 1 tầng thôi, khi có cháy xảy ra, van MFD ở tầng có cháy mở ra còn các tầng còn lại đóng, quạt hút được tính lưu lượng cho 1 tầng cộng với lượng rò lọt qua van đóng, qua ống gió.
P/s. Các vấn đề cụ thể thì vào thực tế va vấp mới biết được em ạ
 
1. 10 ACH là chuẩn rồi, nhưng nó áp dụng với Sin, ở VN đã có TCVN 5687 thì các anh PCCC nhà mình cứ vin vào nó mà diệt thôi em ạ.
1'. Khói ở phòng là do hút khói phòng lo, còn khói ở hành lang do hút khói hành lang lo em nhé, còn cái B đấy nó là cửa mở vào buồng thang (được tăng áp) hoặc cửa chạy ra ngoài.
2. Sai quá rồi, TC quy định tối đa là 2 cửa mà, hành lang 37m thì dùng 2 cửa là chuẩn rồi còn :)
3. Không có tiêu chuẩn nào quy định là tính cho 3 tầng cả, hút khói hành lang chỉ tính cho 1 tầng thôi, khi có cháy xảy ra, van MFD ở tầng có cháy mở ra còn các tầng còn lại đóng, quạt hút được tính lưu lượng cho 1 tầng cộng với lượng rò lọt qua van đóng, qua ống gió.
P/s. Các vấn đề cụ thể thì vào thực tế va vấp mới biết được em ạ
Mấy cái TCVN chán thật. Cửa chống cháy nào mà chẳng cao 2100 rộng 900. Thế hành lang to hay bé, nhà chung cư hay bệnh viện đều tính lưu lượng giống nhau. Chỉ khác nhau về số tầng.
 
Anh #hutboynoluv nói chí phải!! em cũng phân vân chỗ đó nên không dám dùng..anh thường tính theo kiểu nào có thể chỉ giáo thê cho em được không.^^
Anh #light_90 sao em không thấy được cái vấn đề liên quan giữa cái cửa mở vào buồng thang vs cái lưu lượng khói mình cần hút ở hành lang vậy anh ? Theo em thì khói ở hành lang là do từ không gian cháy xâm nhập vào, vậy nên mình lưu lượng qua cái cửa bị xâm nhập đó thì đúng hơn chứ phải không anh? hay chẳng khi mình mở cái cửa thoát ra ngoài thì không khí trong hành lang nó cũng tràn ra theo rồi khói sẽ tràn vào choáng đầy cái phần thể tích bị mất đó.nghe cũng hợp lí anh nhỉ.:((
cho em ví dụ cái nha: cái cửa mở từ buồng thang hay ra ngoài của em nó cao 2.1m dài 0.9 m vậy em tính được cái lưu lượng cần hút là 4522.4225 m3/h như chia thành 2 miệng hút mỗi miệng 2261 m3/h vậy mình chọn cái vận tốc tại miệng bao nhiêu để không cho ra cái miệng gió nó lớn quá không anh? em thấy trong cp 13 nó đề cập đến vận tốc gió không được quá 5 m/s tại MIỆNG CẤP để không ảnh hưởng đến quá trình con người thoát hiểm đúng không anh (Tại em thấy trong cp 13 nó dùng cấp khí vào để ngăn khói mà). còn mình hút thì tốc độ gió lớn hơn 5 m/s có được không đại ca!!!
 
Anh #hutboynoluv nói chí phải!! em cũng phân vân chỗ đó nên không dám dùng..anh thường tính theo kiểu nào có thể chỉ giáo thê cho em được không.^^
Anh #light_90 sao em không thấy được cái vấn đề liên quan giữa cái cửa mở vào buồng thang vs cái lưu lượng khói mình cần hút ở hành lang vậy anh ? Theo em thì khói ở hành lang là do từ không gian cháy xâm nhập vào, vậy nên mình lưu lượng qua cái cửa bị xâm nhập đó thì đúng hơn chứ phải không anh? hay chẳng khi mình mở cái cửa thoát ra ngoài thì không khí trong hành lang nó cũng tràn ra theo rồi khói sẽ tràn vào choáng đầy cái phần thể tích bị mất đó.nghe cũng hợp lí anh nhỉ.:((
cho em ví dụ cái nha: cái cửa mở từ buồng thang hay ra ngoài của em nó cao 2.1m dài 0.9 m vậy em tính được cái lưu lượng cần hút là 4522.4225 m3/h như chia thành 2 miệng hút mỗi miệng 2261 m3/h vậy mình chọn cái vận tốc tại miệng bao nhiêu để không cho ra cái miệng gió nó lớn quá không anh? em thấy trong cp 13 nó đề cập đến vận tốc gió không được quá 5 m/s tại MIỆNG CẤP để không ảnh hưởng đến quá trình con người thoát hiểm đúng không anh (Tại em thấy trong cp 13 nó dùng cấp khí vào để ngăn khói mà). còn mình hút thì tốc độ gió lớn hơn 5 m/s có được không đại ca!!!
1. Chú cứ lấy bội số là 10 lần/h là Ok. Mình làm theo Tiêu chuẩn nước ngoài cũng được mà. Chỉ có Quy chuẩn là bắt buộc. Còn Tiêu chuẩn là dùng để tham chiếu.
2. Cửa gió khi vượt tốc độ 5m/s chỉ ảnh hưởng với cửa tăng áp thôi. Vì nó thôi ra gây ảnh hưởng tới người thoát nạn. Còn hút khói thì không đáng lo. 1 cửa gió nên đảm nhận khoảng 20m là Ok. dùng cửa 600x600 cho phù hợp với kích thước ô trần.
 
Em còn phân vân cái vụ vận tốc đi trong ống gió với tại cửa gió nữa, í em là nếu có Tiêu chuẩn nào đề cập đến thì càng tốt í anh, Em thì hệ thống thông gió bình thường em thường lấy < 7 m/s, cửa gió <3 m/s (tùy thuộc vào cao độ miệng gió) mà không biết có đúng không, còn khi cháy thì em lấy tầm 7-8 m/s đối với ống gió và vẫn bé hơn 3 m.s đối với cửa, mà như v lỡ có ai hỏi thì em đâu thể cứ nói em lấy em bình thường nó không ồn là được(mà bao nhiu là ồn?), hoặc khi cháy nó ồn một tí cũng không ảnh hưởng. có phải không đại ca :(( em tìm được mấy tiêu chuẩn nước ngoài thì nó khá bé chỉ tầm 4.6 m/s đối với ống chính thông gió bình thường thôi. Không biết anh có am hiểu vấn đề này luôn không, chỉ giáo cho em với.
Nhân tiện Anh #hitboynoluv có bản vẽ hút khói hành lang nào đã được thẩm định không anh hay bản vẽ chưa thẩm định cũng được. Anh có thể gửi cho em tham khảo được không. Em cảm ơn anh và mọi người!
mail em là: [email protected]
 
Bác hitboynoluv nói đùa à? Thẩm duyệt PCCC lúc nào cũng yêu cầu đạt TCVN, QCVN trước, nếu trong TCVN, QCVN không có thì mới được sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài. OK là vấn đề dùng tiêu chuẩn nước ngoài không sai, nhưng nếu không xin được PCCC thì có còn ý nghĩa không? Thêm nữa là hút khói hành lang thường vào khoảng 18.000 m3/h, chia 2 cửa tức là khoảng 9000 m3/h 1 cửa, dùng cửa 600x600 có hợp lý không? ...
 
Vậy Anh #light_90 Vậy miệng gió bao nhiêu là vừa anh? giúp thằng em với nhân tiện anh có bản vẽ tk nào đã thẩm duyệt không anh, anh có thể cho em xin được không, em cảm ơn anh nhiều luôn. Gmail của em là [email protected]
 
Bác hitboynoluv nói đùa à? Thẩm duyệt PCCC lúc nào cũng yêu cầu đạt TCVN, QCVN trước, nếu trong TCVN, QCVN không có thì mới được sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài. OK là vấn đề dùng tiêu chuẩn nước ngoài không sai, nhưng nếu không xin được PCCC thì có còn ý nghĩa không? Thêm nữa là hút khói hành lang thường vào khoảng 18.000 m3/h, chia 2 cửa tức là khoảng 9000 m3/h 1 cửa, dùng cửa 600x600 có hợp lý không? ...
Mình đã làm mấy công trình rùi, toàn bệnh viện cả. Mình cũng đã nghiên cứu hết các cách tính của mấy bác Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho nhiều loại diện tích, nhiều loại công trình thì rút ra kết luận. Cái số lưu lượng qua các cách tinh đó thì đều nhỏ hơn bội số 10 lần của nước ngoài. Kết cả hút khói hành lang áp dụng cho 2 hay 3 tầng mở đồng thời. Phòng cháy họ chỉ quan tâm đến lưu lượng thôi. Chứ họ cũng không biết tốc độ bao nhiêu thì hợp lý cả. Mà thực ra tốc độ càng lớn, hút khói càng nhanh. Nhưng không nên vượt quá 20-25m/s. Khi tốc độ lớn, tổn thất áp động sẽ lớn. Nên phải chú ý đến cột áp. Nếu chọn cột áp nhỏ, theo đường đặc tuyến của Quạt. Lưu lượng sẽ bị giảm đi. Do đó, làm sao điều chỉnh cho cần đối hợp lý.
 
Ví dụ thế này nhé, giống như đồ án của em Khánh, hành lang dài 37m, chiều cao tầng 3.3m, cửa thoát hiểm vào cầu thang bộ là 0.9x2.1m. Theo cách tính của 5687: G1=4300.B.n.H1.5.Kd=4300x0.9x0.82x2.1^1.5x1=9657 (kg/h) = 16.095 (m3/h), chưa kể lượng rò lọt qua van và ống, mình cứ tính thành ~18000 m3/h. VỚi cách tính 10 ACH, G=10x37x2.7x5=5000 (m3/h) (ở đây mình lấy chiều rộng hành lang là 5m, chiều cao trần giả là 2.7m). 1 lần nữa nhắc lại là ko có TC nào quy định hút khói 2-3 tầng.
Thêm nữa về vấn đề tốc độ lớn, hút khói nhanh thì mình càng thấy không hiểu, nhanh hay chậm ở đây nó liên quan đến lưu lượng chứ nhỉ? Liệu có gì nhầm lẫn ở đây không? Và trong dân dụng thì cái vận tốc gió 20-25 m/s nó lớn kinh khủng ...
 
Cái Anh #hutbuivimax kỳ quá..Chỗ anh em vào thảo luận để tìm phương hướng giải quyết nếu anh có bí kiếp thì cho anh em tham khảo với, còn không có nhã í thì thôi chứ..haziii..nếu mà nhớ đến bên anh thì anh em thảo luận với nhau làm gì :v
Anh #light_90 cho em hỏi với: chẳng như cái hành lang của em nó chỉ có 1.6m thôi "chung cư"í mà cái lưu lượng tính ra là 18000 m3, hành lang dài 37m nên chọn 2 miệng, mỗi miệng tầm 9000 m3 thì lúc chọn miệng gió phải chọn sao cho vừa anh ? :( để đảm bảo vận tốc với hợp với không gian trần vậy anh) như chọn miệng 600x600 như anh #hitnoy nói thì vận tốc cũng nằm khoảng hơn 11m/s nó có lớn ko đại ca, mấy ông thẩm định PCCC thường cho phép vận tốc nằm trong khoảng bao nhiêu có đại ca nào biết ko (vơi diện tích hữu ích của miệng là 0.6)!
plesea!!!!!!
 
Mình biết là có rất nhiều loại cửa 2,1 x 0,9. 2,1 x 1,2, 2,1 x 1,8 . Nhưng TC đã quy định rồi, tính theo cửa lớn hơn. Vậy cửa nào mà chẳng là 2,1 x 0,9 hả bạn.
bạn đọc lại cách tính hệ số n , nó phụ thuộc vào tổng sô cánh cửa ( ko phải 1 cánh cửa lớn , ví dụ 2 thang thì n sẽ khác với hệ số n của 1 thang) . do đó lưu lượng hút sẽ khác nhau
 
Sao mấy anh lạc đề quá, cái ở đây mọi người cần là phương pháp tính, cách tính như thế nào là phù hợp với yêu cầu của mấy ông nghiệm thu pccc, còn cái chuyện cửa như thế nào kích thước bao nhiêu em thấy đơn giản mà, cứ vào từng công trình cụ thể thì sẽ có kích thước cụ thể cho mấy anh thôi, chứ mấy anh đâu phải bên xây dựng mà suy nghĩ đến chuyện lắp đặt cửa kích thước bao nhiêu? vậy nên nếu có thể, anh nào nắm được rõ thì xoáy vào chỗ trọng tâm cho anh em tham khảo, chứ em nhờ một đằng mà anh Nguyễn văn anh lại vào nói đến cái cửa thì nó trôi bài mất, mấy anh em sau vô cũng không hiểu rõ được vấn đề mình đang bàn luận!!
Cảm ơn các anh ! ^^
 
1. Công thức: Phụ lục L - TCVN 5687. Hút khói tính cho 1 tầng.
2. Khi tính hút khói cần tính thêm lưu lượng rò lọt qua van và khe hở ống.
3. Không có chuyện lấy vận tốc gió trong ống 20-25 m/s, thế này cột áp quạt không biết bao nhiêu cho vừa, mà có quạt thì chưa chắc ống đã chịu được, nên nhớ ống gió chịu áp âm kém hơn áp dương rất nhiều, thường chỉ nên lấy 8-12 m/s.
4. Chỉ được lấy không quá 2 cửa / 1 nhánh, 1 cửa sẽ đảm nhận 30 m chiều dài hành lang ( Mục 6.6 - 5687 ). Cái này cao hơn trong QC06 quy định 1 cửa đảm nhận 45 m hành lang. Hơn nữa, trong QC06 cũng có quy định chiều dài hành lang hơn 60m phải ngăn ra bằng vách ngăn cháy.
5. Về n thì Văn Anh nói đúng, nó tính trên tổng các cánh cửa lớn mở từ hành lang vào cầu thang hay ra ngoài trời.
 
Sao mấy anh lạc đề quá, cái ở đây mọi người cần là phương pháp tính, cách tính như thế nào là phù hợp với yêu cầu của mấy ông nghiệm thu pccc, còn cái chuyện cửa như thế nào kích thước bao nhiêu em thấy đơn giản mà, cứ vào từng công trình cụ thể thì sẽ có kích thước cụ thể cho mấy anh thôi, chứ mấy anh đâu phải bên xây dựng mà suy nghĩ đến chuyện lắp đặt cửa kích thước bao nhiêu? vậy nên nếu có thể, anh nào nắm được rõ thì xoáy vào chỗ trọng tâm cho anh em tham khảo, chứ em nhờ một đằng mà anh Nguyễn văn anh lại vào nói đến cái cửa thì nó trôi bài mất, mấy anh em sau vô cũng không hiểu rõ được vấn đề mình đang bàn luận!!
Cảm ơn các anh ! ^^
+ chú đọc lại cách tính đi, trong cách tính thì từ trước tới nay hồ sơ cứ làm theo TCVN và QCVN mà tính , nếu TCVN và QCVN ko có thì có thể tham khảo TC + QC nước ngoài . chính cái cửa mà mấy a e nói nó liên hệ trực tiếp tới lưu lượng tính toán, chú bảo lạc đề là sao !
 
1. 10 ACH là chuẩn rồi, nhưng nó áp dụng với Sin, ở VN đã có TCVN 5687 thì các anh PCCC nhà mình cứ vin vào nó mà diệt thôi em ạ.
1'. Khói ở phòng là do hút khói phòng lo, còn khói ở hành lang do hút khói hành lang lo em nhé, còn cái B đấy nó là cửa mở vào buồng thang (được tăng áp) hoặc cửa chạy ra ngoài.
2. Sai quá rồi, TC quy định tối đa là 2 cửa mà, hành lang 37m thì dùng 2 cửa là chuẩn rồi còn :)
3. Không có tiêu chuẩn nào quy định là tính cho 3 tầng cả, hút khói hành lang chỉ tính cho 1 tầng thôi, khi có cháy xảy ra, van MFD ở tầng có cháy mở ra còn các tầng còn lại đóng, quạt hút được tính lưu lượng cho 1 tầng cộng với lượng rò lọt qua van đóng, qua ống gió.
P/s. Các vấn đề cụ thể thì vào thực tế va vấp mới biết được em ạ
Cảm ơn bạn đã giải thích
 
Back
Bên trên