VẤN ĐỀ VỀ HỌNG CHỮA CHÁY TRONG NHÀ

Ngộ Đạo Mep

Thành Viên [LV 1]
- Chào cả nhà, mình là dân không chuyên về PCCC tuy nhiên công việc MEP thì không thể tránh đc lúc gặp.

Mình có đọc TCVN 2622 :1995 Có nêu về họng chữa cháy trong nhà,thì thấy tối đa họng chữa cháy trong nhà như tiêu chuẩn nêu chỉ có 2 họng chữa cháy.

Nhưng mình đã xem nhiều bản vẽ, trong đó có bản vẽ như hình mình đăng lên thì ở đây có những 7 họng chữa cháy. Vậy điều này có đúng không ???

Việc bố trí vị trí của các họng này theo tiêu chuẩn phải gần các lỗi ra vào, dễ dàng sử dụng… (việc này không bàn tới).. nhưng mình thấy từ mỗi họng chữa cháy có một đường tròn ‘’ đường tròn này thể hiện bán kính bảo vệ’’ mình đã đo được là 40m/1 họng. Điều này căn cứ vào tiêu chuẩn nào vậy ạ. ??

Nếu theo bản vẽ thì một họng chữa cháy vách tường này bảo vệ được cho một khu vực khoảng 1200 m3. ở đây mình không tính vấn đề khối tích.

Nhìn thì có vẻ hợp lí nhưng k biết có đúng không ?? và dựa vào đâu để bố trí vị trí cũng như chọn được số lượng họng chữa cháy là 7 họng như vậy ??

Mong anh em trợ giúp. Cảm ơn anh em.
 
về họng chữa cháy vách tường bạn phải tham khảo thêm TCVN 3890, dảm bảo tất cả các vị trí trong tòa nhà luôn có 2 họng nước chữa cháy tới được để chữa cháy, vòi mềm dài nhất thì chiều dài là 30m. áp lực phun xa của vòi họng nước chữa cháy vách tường toi thiểu là 6m(TCVN 4513-1988)
 
Vậy là dùng 2 cuộn vòi mỗi cuộn 25m, trừ hao đi 1 ít do cuộn vòi kéo ra không thể theo đường thẳng được. Đúng ra thì phải xem kéo từ tủ ra đến điểm xa nhất nhưng vòng vèo nhất....xem có kéo đến được không. Nếu mà cách nhau cả bức tường dài chẳng hạn bạn để tủ bên này tường: rõ ràng bán kính thì đủ nhưng kéo vòng thì lại không thể đến được. Chưa thấy có tiêu chuẩn này quy định về bán kính bảo vệ cả. Nếu bạn thi công mà thực tế có chỗ sẽ không đảm bảo tiêu chẩn thì báo tư vấn giả quyết thôi. VD cuộn vòi 20m, Nếu 2 cuộn thì 1 tủ là ok

upload_2014-10-11_14-52-26.png
 
Điều bác PCCC Tran Van nói đúng theo ý mình suy nghĩ, vì bán kính bv mình thấy nhiều hồ sơ đã thi công chỉ tính theo đường chim bay mà k nhớ một điều rằng thực tế, từ họng chữa cháy này tới vị trí có đám cháy không phải lúc nào cũng thẳng tuột như thế." k hiểu sao vẫn được phê duyệt :))".Hiện nay các tòa nhà cao tầng chủ yếu là chung cư, hoặc tổ hợp văn phòng dịch vụ cho thuê, Với tủ chữa 2 cuộn vòi thì chiều dài vòi cũng chỉ tối đa 20m, hoặc 25m. tính từ bán kính từ tủ, nhưng nhiều bác lại không để ý rằng trong bán kính 25m đó đa số các vị trí nếu có xảy ra nguy cơ cháy cao thì lúc chữa cháy có mà kéo căng cuộn vòi cũng k thể tới đc. Vì vậy có lẽ phải xem xét lại cách hiểu của đa số các designer.
 
Bạn nói đúng, nhưng bạn phải hiểu một điều là , bớt một tủ sẽ bớt giá tiền, cái hơn thua khi đấu thầu là giá cả mà, với lại bạn thuyết phục được cơ quan phòng cháy chữa cháy OK là được, mình nhớ k lầm nữa là áp lực nước là 6m nữa đấy, nếu bạn đã trừ hao đường ống thì sao k cộng chiều dài tia nước phun vào. Cái này gọi là an gian có chủ đích mà vẫn được duyệt đấy.
 
Nói vậy thôi chứ duyệt thì cứ duyệt các ông đâu có hơi sức đâu mà ngồi kt cái đó. Nói vậy nếu ctrình chủ đầu tư nước ngoài mà tụi nó muốn theo tc nào thì tụi nó thuê thằng đó kiểm tra cũng hơi căng đó vì tụi nó rất kỹ. Đang làm với thằng FM Global thấy thế, thêm, sửa, bớt, lưu lượng cho từng khu vực....giờ shop khác hẳn với tk ban đầu rồi
 
Mỗi điểm cháy phải được ít nhất 2 họng chữa cháy bảo vệ bác ạ. Tức là mỗi m2 diện tích sàn của công trình đều phải nằm trong phần giao nhau của 2 đường tròn bảo vệ, từ đó bác bố trí các tủ cứu hỏa sao cho hợp lý nhất, tiết kiệm nhất.
Bán kính đường tròn bảo vệ là 20 (+5) hoặc 40 (+5) tùy theo khu vực và cách làm việc của bác với công an phòng cháy. (+5) là tính khoảng cách nước phun từ đầu vòi, theo tiêu chuẩn thì cột nước chữa cháy đặc phải phun được đến trần (vị trí cao nhất) của công trình.
 
Nói vậy thôi chứ duyệt thì cứ duyệt các ông đâu có hơi sức đâu mà ngồi kt cái đó. Nói vậy nếu ctrình chủ đầu tư nước ngoài mà tụi nó muốn theo tc nào thì tụi nó thuê thằng đó kiểm tra cũng hơi căng đó vì tụi nó rất kỹ. Đang làm với thằng FM Global thấy thế, thêm, sửa, bớt, lưu lượng cho từng khu vực....giờ shop khác hẳn với tk ban đầu rồi
global có tòa nhà ở chỗ Hoang Quoc Viet phải không bác PCCC Tran Van
 
Vậy 1 tủ có 2 cuộn vòi và 2 lăng phun có đảm bảo tiêu chuẩn mỗi điểm cháy phải được ít nhất 2 họng chữa cháy bảo vệ
 
về họng chữa cháy vách tường bạn phải tham khảo thêm TCVN 3890, dảm bảo tất cả các vị trí trong tòa nhà luôn có 2 họng nước chữa cháy tới được để chữa cháy, vòi mềm dài nhất thì chiều dài là 30m. áp lực phun xa của vòi họng nước chữa cháy vách tường toi thiểu là 6m(TCVN 4513-1988)
Hiện tại nếu em không nhầm thì vòi 20m mới có kiểm định, vậy ta phải làm sao đây ?
 
Back
Bên trên