Công Nghiệp về PAU và thiết bị bánh hồi nhiết HRW

AK_THERMAL

Thành Viên [LV 0]
Câu hỏi kô mới nhưng ak_t vẩn biết là dùng PAU thì tùy theo công trình và yêu cầu-tức là tùy chọn. Nhưng cơ sở nào để quyết định có sử dụng PAU hay kô và tiêu chuẩn nào để chọn PAU trong catalogue, và các thông số kèm theo. Và khi dùng kèm với bánh hồi nhiệt HRW thì hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật được cân nhắc ntn? câu hỏi nếu có phần ngớ ngẩn mong các huynh có kinh nghiệm giúp đỡ. thank!
 
Trả lời: về PAU và thiết bị bánh hồi nhiết HRW

Mình cũng là dân mới trong nghề nhưng mình cũng hiểu được một phần câu hỏi của bạn. Theo mình được biết thì PAU là thiết bị xử lý không khí tươi sơ bộ (Primary Air Units)để đưa vào cho AHU, FCU hoà trộn với khí hồi cấp vào phòng hoặc cấp trực tiếp vào phòng. Thường dùng cho các khách sạn, bệnh viện, các phòng sạch (dùng để xử lý độ ẩm, nhiệt độ và độ sạch của không khí đưa vào phòng)
Còn HRW là thiếtó bị thu hồi nhiệt nó giống tương tự như thiết bịR HRV của DAIKIN mục đích chính là dùng để tiết kiệm năng lượng giữa không khí lạnh thải trong phòng ra với lại khí tươi (OA) từ ngoài vào trao đổi với nhau bằng bánh xe nhiệt
Sử dụng HRW nó sẽ tiết kiệm được một phần lượng nhiệt thừa từ trong phòng thải ra. Chi phí ban đầu cho dư án tăng lên nhưng tiết kiệm được điện năng trong quá trính sử dụng vận hành. Mình thấy việc swr dụng HRW là rất hay nhưng mình ko có tài liệu và catalogue nên bác nào có thì có thể upload lên cho ACE tham khảo với. Thanks
 
Trả lời: về PAU và thiết bị bánh hồi nhiết HRW

về cái pau này theo mình được biết là thiết bị sử lí nhiệt sơ bộ khí tươi trước khi cấp cho fcu, khác với fcu pau chỉ sử lí về nhiệt chứ không sử lí ẩm mục đích của nó là làm tăng năng suất lạnh của các fcu.đối với AHU thì ta không cần phải có PAU sử lí khí tươi vì công suất lạnh của AHU là khá lớn.PAU thường được dùng trong hệ chiler.
 
Trả lời: về PAU và thiết bị bánh hồi nhiết HRW

tuandn09 viết:
về cái pau này theo mình được biết là thiết bị sử lí nhiệt sơ bộ khí tươi trước khi cấp cho fcu, khác với fcu pau chỉ sử lí về nhiệt chứ không sử lí ẩm mục đích của nó là làm tăng năng suất lạnh của các fcu.đối với AHU thì ta không cần phải có PAU sử lí khí tươi vì công suất lạnh của AHU là khá lớn.PAU thường được dùng trong hệ chiler.

Theo mình biết thì trong những trường hợp cần điều khiển chính xác độ ẩm thì PAU (ngoài mục đích xử lý nhiệt) còn được dùng với mục đích là xử lý ẩm, không chỉ cho gió tươi mà PAU còn xử lý trước phần tải ẩm trong không gian điều hòa nhằm đảm bảo độ ẩm trong phòng trong mọi điều kiện thời tiết. Việc này chỉ đảm bảo khi dùng với hệ thống chilled water vì khả năng điều chỉnh công suất cao hơn và khả năng lựa chọn thiết bị phù hợp cũng tốt hơn so với dùng direct expansion coils.
 
Trả lời: về PAU và thiết bị bánh hồi nhiết HRW

TÀI LIỆU VỀ PAU ĐÂY MẤY SẾP, ĐỌC XONG RÙI CÙNG THẢO LUẬN NHÉ.
 
Ðề: Trả lời: về PAU và thiết bị bánh hồi nhiết HRW

Bac ơi , tài liều về PAU đâu bác, sao mà không thấy vậy, Bác có đưa lên cho AE tham khảo nhá.

ThankS !
 
Re: Trả lời: về PAU và thiết bị bánh hồi nhiết HRW

Mình cũng là dân mới trong nghề nhưng mình cũng hiểu được một phần câu hỏi của bạn. Theo mình được biết thì PAU là thiết bị xử lý không khí tươi sơ bộ (Primary Air Units)để đưa vào cho AHU, FCU hoà trộn với khí hồi cấp vào phòng hoặc cấp trực tiếp vào phòng. Thường dùng cho các khách sạn, bệnh viện, các phòng sạch (dùng để xử lý độ ẩm, nhiệt độ và độ sạch của không khí đưa vào phòng)
Còn HRW là thiếtó bị thu hồi nhiệt nó giống tương tự như thiết bịR HRV của DAIKIN mục đích chính là dùng để tiết kiệm năng lượng giữa không khí lạnh thải trong phòng ra với lại khí tươi (OA) từ ngoài vào trao đổi với nhau bằng bánh xe nhiệt
Sử dụng HRW nó sẽ tiết kiệm được một phần lượng nhiệt thừa từ trong phòng thải ra. Chi phí ban đầu cho dư án tăng lên nhưng tiết kiệm được điện năng trong quá trính sử dụng vận hành. Mình thấy việc swr dụng HRW là rất hay nhưng mình ko có tài liệu và catalogue nên bác nào có thì có thể upload lên cho ACE tham khảo với. Thanks
--> 1. HRW là dạng thu hồi nhiệt cao nhất (nhiệt hiện, nhiệt ẩn, đối với HRW HUgo của Klingenburg hiệu suất có thể lên đến 89% tổng nhiệt).
2. Thời gian thu hồi vốn đầu tư, chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhiều hay it hơn hệ thống không sử dụng HRW phụ thuộc vào quan điểm của người thiết kế:
- Nếu người thiết kế tính đến công suất thu hồi nhiệt khi chọn PAU/AHU thì công suất PAU/AHU, Chiller giảm nên tổng chi phí không cao. Thời gian thu hồi vốn ngắn.
- Nếu người thiết kế không tính đến công suất thu hồi nhiệt trong quá trình chọn AHU thì công suất PAU/AHU, Chiller giảm nên tổng chi phí sẽ cao hơn hệ thống thông thường. Thời gian thu hồi vốn lâu.
3. Ngoài ra HRW còn có tác dụng khử ẩm cho gió cấp. Bên mình cũng sử dụng HRW cho một số dự án yêu cầu độ ẩm thấp mà không cần dùng máy hút ẩm rotor. Đọ chứa hơi gió tươi sau khi qua HRW có giảm xuống còn 11.93g/kg (DB/RH24.5/62.1%). Mọi người có thể tham bảng thông số HRW cho một dự án theo file: HRW

4. HRW hiện được sử dụng rộng rãi trong các dự án office,building, nhà máy dược, phòng sạch, kho lạnh bảo quản thậm chí cả phòng mổ. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn Châu Âu thì HRW không được phép sử dụng cho phòng mổ vì do nguyên lý hoạt động của HRW nên độ nhiễm chéo của gió hồi qua gió cấp =< 1% (tùy hãng, tùy tỷ lệ lưu lượng gió hồi/cấp)

Gửi mọi người tham khảo catalog và phần mềm tính toán HRW:
Catalog Hugo Sorption Rotor của Klingenburg
Phần mềm tính toán lựa chọn HRW của Klingenburg.
 
Các anh cho em hỏi, tính chọn thiết bị PAU thì mình cần lưu ý gì không ạ

Về cơ bản để chọn được PAU thì bạn cần xác định được những thông số sau:

1. Lưu lượng gió cấp
2. Cột áp quạt
3. Nhiệt độ và độ ẩm gió cấp
4. Nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời.
5. Lắp đặt trong nhà hay ngoài nhà. Gần biển hay xa biển.
 
Hiện tại em đang làm BIM. Em nhận được bản vẽ như file đính kèm. Ko có chi tiết lắp đặt. Các bác cho em hỏi HRW là thiết bị độc lập hay là thiết bị con trong PAU ạ. Em cảm ơn
 

Đính kèm

  • 2021-04-24_8-25-13.png
    2021-04-24_8-25-13.png
    434.9 KB · Xem: 235
Các anh cho em hỏi, tính chọn thiết bị PAU thì mình cần lưu ý gì không ạ
PAU (hay theo ASHRAE gọi là hệ DOAS Dedicated Outdoor Air System: Ngoài các thông số cơ bản: Lưu lượng, cột áp ngoài thì TRẠNG THÁI KHÔNG KHÍ trước và sau PAU chọn như nào là quan trọng nhất:
1. Không khí ngoài trời / Outdoor Air Condition:
- Nhiệt độ và độ ẩm: theo điều kiện không khí có Entanpy lớn nhất (không phải theo DB max), tương ứng với số giờ không đảm bảo chọn cho dự án. Thông số thời tiết của 1 số thành phố lớn của Việt Nam này theo ASHRAE vì TCVN như 5687 cũng không có đầy đủ.
2. Không khí sau PAU / Treated Air Condition:
- Độ ẩm/ Dewpoint: dung ẩm thấp hơn dung ẩm thiết kế trong phòng --> Tính toán Dewpoint theo Latent Heat Load của từng dự án. Đây là 1 trong 2 chức năng quan trọng của DOAS mà các thiết kế không đảm bảo.
- Nhiệt độ: có 2 phương án chọn nhiệt độ khí sau xử lý:
* PA1: Cold - Khí sau xử lý tách ẩm giữ nguyên nhiệt độ, được cấp tới các thiết bị điều hoà phòng, AHU. Có ưu điểm về năng lượng, nhưng nhược điểm về đọng sương nên cần chọn phương án cấp khí OA cho phù hợp.
* PA2: Neutral - Gia nhiệt khí OA lên bằng nhiệt độ trung bình trong nhà. Ưu điểm: phù hợp mọi phương án kết nối cấp khí OA. Nhược điểm: Tốn năng lượng Reheat.
----
 
Back
Bên trên