Thảo luận Vì sao sơn phủ chống ăn mòn dàn coil giúp kéo dài tuổi thọ và tăng hiệu suất máy ĐHKK

Trần Hiền Blygold

Thành Viên [LV 0]
Lí do chính mà phần lớn các dàn ngưng tụ được sơn phủ là bởi chúng được đặt trong một môi trường khắc nghiệt. Những môi trường này có thể là môi trường tự nhiên (muối biển) hoặc môi trường công nghiệp (hóa chất), nhưng trong cả hai trường hợp, mỗi lớp sơn phủ đều sẽ giúp gia tăng tuổi thọ của hệ thống, duy trì được hiệu suất và hiệu quả làm việc.

Không ai muốn một dàn ngưng tụ bị ăn mòn cả. Tình trạng đó dẫn đến tổn thất công suất nhanh chóng, giảm hiệu quả làm việc và làm gia tăng lượng điện năng tiêu thụ. Đặc biệt ở các địa điểm ven biển, hiệu suất hoạt động của các dàn ngưng tụ không được bảo vệ có thể giảm hơn 50% chỉ trong vòng một năm.

Tuổi thọ của hệ thống có thể là một vấn đề nghiêm trọng trong môi trường công nghiệp hoặc môi trường ven biển khắc nghiệt: Các dàn ngưng tụ được lắp đặt trong những môi trường này đã được biết là hư hỏng trong vòng chưa đầy một năm. Hậu quả là việc thay thế tốn kém của các dàn ngưng tụ và/hoặc của toàn bộ hệ thống.

Tuy nhiên, một dàn ngưng tụ được sơn phủ đúng qui cách bằng phương pháp chống ăn mòn chất lượng có thể chịu được những môi trường khắc nghiệt này, hoạt động lâu dài và tiết kiệm chi phí.

ĐÁNH ĐỔI HIỆU NĂNG
Mục đích của bất kỳ lớp sơn phủ bảo vệ nào là để ngăn cách vật liệu được sơn phủ khỏi môi trường. Một nhược điểm tiềm tàng đối với việc sơn phủ các dàn ngưng tụ là nó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của hệ thống các thiết bị ngưng tụ khi so sánh với hiệu suất của hệ thống tương đương có các dàn ngưng tụ không được sơn phủ. Do đó, có thể có một chút đánh đổi giữa hiệu suất và việc bảo vệ.

Sự đánh đổi này có thể được hạn chế bằng cách lựa chọn một lớp sơn phủ giúp tăng cường khả năng hoạt động của dàn ngưng tụ, hoặc chỉ ảnh hưởng tối thiểu đến nó.

Nếu một lớp sơn phủ quá dày, lưu lượng không khí đi qua dàn ngưng tụ sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc giảm áp. Các lớp sơn phủ quá dày hoặc có chứa các chất hữu cơ cũng có thể làm hạn chế việc truyền nhiệt. Lớp sơn phủ tối ưu nhất là có độ dày mỏng, vì vậy nó không gây ảnh hưởng đáng kể đến việc truyền nhiệt.

Sơn phủ bảo vệ được chia làm hai loại cơ bản: Lớp sơn phủ trước (pre-coats) và lớp sơn phủ sau (post-coats).

Phương pháp pre-coats là tiến hành sơn phủ các tấm nhôm trước khi nó được chế tạo thành các dàn coil. Theo Richard Griffin, Giám đốc tiếp thị của Blygold America, Stevensville, MD, lớp pre-coats không phải là một giải pháp sơn phủ dài hạn tốt bởi vì các cạnh của dàn coil sau khi được chế tạo không được sơn phủ và do đó phải chịu tác động của lực ăn mòn. Điều này dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng của dàn coil. Ngoài ra, việc áp dụng lớp phủ pre-coats trước khi sản xuất sẽ ngăn chặn hiệu quả sơn phủ của bất kỳ lớp sơn nào khác lên dàn coil.

Có rất nhiều loại sơn phủ có sẵn trên thị trường hiện nay như: polyurethane, epoxy poly-urethane, phenolic, epoxy phenolic, lớp phủ gốc polyelastome, gốc silica, và nhiều loại khác. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

CẦN CÂN NHẮC ĐIỀU GÌ?

Khi chọn lớp sơn phủ bảo vệ cho dàn ngưng tụ, những điểm quan trọng cần nhớ (ngoài khả năng chống ăn mòn và độ bao phủ hoàn toàn dàn coil), đó là lớp sơn phủ phải mỏng, dẻo, chống chịu được va đập và chống tia cực tím.

Độ mỏng: Như đã đề cập trước đó, lớp phủ quá dày sẽ hạn chế lưu lượng không khí qua dàn dây ngưng tụ. Khi mật độ các lá nhôm trên dàn coil ngày càng dày đặc, điều này trở nên quan trọng hơn. Một số lớp sơn phủ dày đến mức xảy ra tắc nghẽn giữa các lá nhôm, hạn chế nghiêm trọng hiệu quả của thiết bị ngưng tụ.

Độ dẻo dai và khả năng chống va đập: Một lớp phủ không dẻo dai hoặc chống va đập sẽ bị nứt hoặc bong ra khi dàn coil bị tác động mạnh hoặc uốn cong trong điều kiện hoạt động bình thường. Một khi bất kỳ phần nào của kim loại không sơn phủ bị lộ ra, sự ăn mòn sẽ hình thành và bắt đầu ăn mòn kim loại bên dưới. “Tôi đã có các nhà thầu nói với tôi về các dàn coil có vẻ trông rất ổn từ xa, nhưng khi kiểm tra kỹ hơn [chúng] đã gần như hoàn toàn rã ra, chỉ còn để lại phần vỏ bên ngoài của lớp sơn“, ông Griffin cho hay.

Chống tia cực tím: Bất kỳ dàn ngưng tụ nào được đặt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên có lớp phủ chống bức xạ tia cực tím. Một số Lớp sơn phủ sau (post-coats) phổ biến không có khả năng chống tia cực tím đi kèm và thêm vào một lớp phủ polyurethane phía trên nhằm ngăn chặn sự xuống cấp nhanh chóng của lớp sơn phủ ban đầu. Polyurethane là lớp phủ có khả năng chống tia cực tím. “Một khía cạnh tiêu cực là lớp polyurethane làm tăng thêm độ dày không mong muốn cho lớp sơn”, ông Griffin lưu ý.

NHÚNG VÀ PHUN

Có hai phương pháp để sơn lớp post-coats: nhúng hoặc phun.

Tất cả các lớp sơn bằng phương pháp nhúng phải được thực hiện tại nhà máy. Các sản phẩm được ngâm vào trong bể chứa trong khoảng thời gian cụ thể và số lần nhất định, sau đó được đưa đi sấy khô hoặc để khô tự nhiên.

Quá trình phun có thể được thực hiện tại nhà máy hoặc tại hiện trường. Các quy trình áp dụng tại nhà máy thường đáng tin cậy hơn, vì các dàn coil trong quá trình lắp đặt tại hiện trường có thể gặp các vấn đề thủ tục. Ngoài ra, các quy trình phun áp dụng tại nhà máy sử dụng các phương pháp phun sơn khác nhau có sử dụng khí nén để đảm bảo xâm nhập hoàn toàn vào bên trong dàn coil. Một số quy trình đã được phát triển thành các quy định để sơn phủ các dàn coil đồng đều mà không phải tháo rời chúng khỏi thiết bị, trong khi các quy trình khác phải tháo rời các dàn coil.

Những lợi thế cho quy trình sơn phủ tại nhà máy là quy trình này có thể bao phủ toàn bộ dàn coil khi nó vẫn ở trong thiết bị. Thứ nhất là không phải cắt và hàn lại ống dẫn hay loại bỏ/thay thế môi chất lạnh. Rõ ràng, khả năng gây rủi ro cho tính nguyên vẹn của thiết bị ngưng tụ sẽ giảm đi nếu không phải tháo dàn coil. Một ưu điểm khác của sơn phủ dàn coil tại chỗ là thời gian quay vòng nhanh hơn. Các nhà thầu gặp giới hạn về mặt thời gian đánh giá cao điều này.

Quy trình sơn phủ tại hiện trường bao gồm bơm cấp khí cung cấp khí nén áp lực cao sau đó đưa đến bình phun. Quy trình này rất phổ biến, nhưng vẫn có những mức độ thành công khác nhau về phạm vi bao phủ và thâm nhập vào bên trong dàn coil. Ý kiến chung là một số phương pháp bảo vệ vẫn tốt hơn không có; tuổi thọ dàn coil nhôm trần không kéo dài trong môi trường ăn mòn.

Như với bất kỳ quy trình cơ học nào, quy trình sơn phủ vẫn có thể thực hiện không chính xác. Hầu hết các lỗi của lớp phủ có lẽ là do sự chuẩn bị không chính xác các chất nền. Sự thành công của lớp sơn phủ bất kì phụ thuộc rất nhiều vào độ bám dính tốt. Nếu dàn ngưng tụ không được làm sạch và chuẩn bị đúng cách trước khi sơn phủ, thì có thể xảy ra khiếm khuyết.

Các nhà thầu là một phần rất quan trọng của quá trình lựa chọn lớp sơn bảo vệ, mặc dù họ có thể không phải lúc nào cũng có tiếng nói về loại sơn phủ được sử dụng.

“Các nhà thầu chắc chắn có rất nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này để giới thiệu cho khách hàng xem có nên sử dụng lớp sơn phủ bảo vệ hay không,” theo ông Griffin. “Họ có thể cung cấp một dịch vụ có giá trị bằng cách tư vấn cho khách hàng các tùy chọn sơn phủ bảo vệ khi đến lúc phải mua một thiết bị mới hoặc thay thế một dàn coil.”

Phương pháp sơn phủ Blygold đầu tiên được thiết kế đặc biệt để chống lại sự tấn công ăn mòn các dàn ngưng tụ bởi sự kết hợp giữa môi trường công nghiệp và môi trường biển tại Hà Lan.

Thông tin chi tiết, xin liên hệ Blygold Vietnam:
website: blygoldvietnam.com
phone: (+84) 0918 540 913

Blygold UK received this picture from one of its clients.
These units were installed at the same time, 12 years ago. One of them was treated with Blygold, the other wasn’t
1623229608787.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên