XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - CATIEDU

Kintaru1

Thành Viên [LV 0]

Trong những năm gần đây, Kinh tế nông nghiệp được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này, hãy tham khảo những thông tin tổng quan về ngành Kinh tế nông nghiệp trong bài viết dưới đây.​

1, Tìm hiểu ngành Kinh tế nông nghiệp

  • Kinh tế nông nghiệp (tiếng Anh là Agricultural Economics) là chuyên ngành đào tạo cử nhân kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vứng kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, có năng lực chuyên môn về kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, có khả năng phân tích, hoạch định chính sách, quản lý cũng như giải quyết các vấn đề về kinh tế...
  • Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho người học các kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu kinh tế và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế học, có những kiến thức chuyên sâu về kinh tế học thể chế và kinh tế chính trị học hiện đại; có phương pháp tư duy khoa học; có khả năng vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

2, Vai trò của ngành kinh tế nông nghiệp

Kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong suốt thời gian qua, dù cho các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã có những thành công lớn thì vai trò của ngành nông nghiệp vẫn luôn không thể thay thế trong nền kinh tế quốc dân, là nền tảng cho mọi ngành kinh tế cũng như đời sống của con người. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những chân kiềng vững chắc để nâng đỡ và tạo đà cho nền kinh tế phát triển dù cho ở bất kỳ thời kì, giai đoạn phát triển nào.

Ngành Kinh tế nông nghiệp đào tạo cử nhân kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh và ứng dụng công nghệ 4.0. Kinh tế nông nghiệp phát triển sẽ giữ vai trò định hướng cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế và các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Bên cạnh đó, các sinh viên còn được trang bị thêm kiến thức về nghiên cứu thị trường, phương thức sản xuất, chiến lược kinh doanh, kỹ năng làm việc với nông dân, nông thôn, có khả năng phân tích, hoạch định chính sách, quản lý cũng như giải quyết rất nhiều vấn đề kinh tế khác để có thể xây dựng nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói riêng, toàn nền kinh tế nói chung phát triển ổn định và hiện đại với giá trị lớn, hiệu quả cao.

3, Cơ hội việc làm của ngành kinh tế nông nghiệp

  • Làm việc tại các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các bộ phận có liên quan đến lĩnh vực kinh tế hoặc nông nghiệp kinh tế.
  • Thực hiện các chính sách nông nghiệp và nông thôn tại những cơ quan hoạch định, quản lý.
  • Làm công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp hoặc những tổ chức có nghiên cứu và đào tạo đến lĩnh vực nông lâm thủy sản, các hợp tác xã, tổ chức tài chính và ngân hàng.
  • Các tổ chức kinh tế như doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, các hợp tác xã, Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
  • Các công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản.
  • Làm việc trong các tổ chức Quốc tế, các công ty tư vấn về kinh tế; các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nông thôn; các chương trình về phát triển nông thôn, cộng đồng, các công ty kinh doanh vật tư, chế biến...
  • Thực hiện các công việc liên quan đến ngành học ở sở nông - lâm nghiệp, địa chính, hoặc phòng kế hoạch đầu tư ở các huyện, sở...
  • Trở thành chuyên viên nghiên cứu tại các viện nghiên cứu kinh tế, các trường đại học, cao đẳng có liên quan đến chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ.
Khi đã tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp của ngành Kinh tế nông ngiệp làm gì? chắc hẳn bạn đọc đã có lựa chọn riêng cho bản thân. Tuy nhiên để có mức thu nhập ổn định thì hầu hết đối với những ngành Kinh tế thì sẽ phụ thuộc phần lớn vào năng lực, vị trí của mỗi người.

Cơ hội việc làm ngành Kinh tế nông nghiệp rất rộng mở và sinh viên có thể lựa chọn bất cứ lĩnh vực nào đó để theo đuổi và sẽ cần đáp ứng tốt các yêu cầu được đặt ra cho vị trí đó. Nên điều quan trọng là bạn cần xác định được đúng đam mê và địa điểm làm việc phù hợp với nhiều cơ hội thăng tiến.

2021_09_14_638724008c104c6ca908a6a0ab4a2fee.png


4, Chương trình đào tạo ngành tại Catiedu

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Địa lý kinh tế
Khoa học môi trường
Quản lý nhà nước về kinh tế
Tâm lý học đại cương
Xã hội học đại cương
Tiếng Anh cơ bản 1, 2, 3
Tin học ứng dụng
Toán ứng dụng trong kinh tế
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
Giáo dục thể chất
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức khối ngành

Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
Nguyên lý kế toán
Quản trị học
Tài chính – tiền tệ 1
2. Kiến thức ngành, chuyên ngành
2.1 Kiến thức chung của ngành
Kinh tế vi mô 2
Kinh tế vĩ mô 2
Kinh tế môi trường
Kinh tế phát triển
Phương pháp nghiên cứu
Marketing căn bản
Luật kinh tế
2.2 Kiến thức chuyên sâu của ngành
Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế lâm nghiệp
Kinh tế nuôi trồng thủy sản
Lập và quản lý dự án phát triển nông thôn
Hệ thống nông nghiệp và tài nguyên
Phát triển nông thôn
Marketing nông nghiệp
Kinh tế nông hộ và trang trại
Phân tích chính sách nông nghiệp
Phân tích lợi ích – chi phí
Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Kinh tế tài nguyên
Kinh tế và quản lý tài nguyên tái sinh
Thị trường và giá cả
Quản trị chất lượng trong nông nghiệp
Các phương pháp nghiên cứu nông thôn
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
Chuỗi giá trị nông sản
Thương mại và môi trường
Quản lý môi trường nông nghiệp
Kinh tế lượng
2.3 Kiến thức bổ trợ
Thống kê nông nghiệp
Đánh giá tác động môi trường
Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
Chăn nuôi cơ bản
Kỹ thuật trồng trọt
Môi trường và phát triển
Tiếng Anh chuyên ngành
2.4 Thực tập nghề nghiệp
2.5 Thực tập cuối khóa

Khóa luận cuối khóa
Chuyên đề tổng hợp
Chuyên đề thực tập cuối khóa


5, Các tố chất để thành công trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp

Ngoài việc chuẩn bị cho bản thân các kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn thì bạn cần có những yếu tố nhất định để theo đuổi ngành KTNN. Từ đó cố gắng đạt được mục tiêu đề ra một cách nhanh hơn. Cụ thể là:

  • Có khả năng phân tích, định hướng phát triển thị trường và môi trường nông nghiệp
  • Biết cách xác định mục tiêu một cách rõ ràng và đưa ra phương pháp tổ chức thực hiện một cách hiệu quả
  • Có khả năng làm việc nhóm linh hoạt, chia sẻ, nắm bắt cơ hội để thúc đẩy hiệu quả công việc cao hơn.
  • Có khả năng giao tiếp tốt nhằm mở rộng các mối quan hệ đặc biệt ở các vị trí quản lý
  • Có khả năng lãnh đạo, quản lý nhân viên tốt.
  • Nắm bắt được hầu hết các công cụ và các phần mềm ứng dụng áp dụng trong công việc để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.
2021_09_14_b01da885a768d8fd55c74f05f023bdd8.png


6, Quyền lợi khi học tại Catiedu

7 điểm nổi bật khi học tại Catiedu


  • CATIEDU là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo AI vào giảng dạy
  • Học viên tham gia đào tạo tại Catiedu được giảm 40% học phí so với học truyền thống
  • Nhận chứng chỉ Sơ cấp tại các trường đào tạo uy tín trong nước
  • Áp dụng việc học lý thuyết online với thực hành thực tế
  • Miễn phí học thử và trải nghiệm khóa học của trường, luyện thi online 100%
  • Miễn phí hơn 1000 khóa học kỹ năng, 500Gb tài liệu, luận văn ... tại Diendan.cati.edu.vn
  • Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong nghề

7, Tổng kết

Khi bạn đã trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức và tố chất ấy trong công việc thì bạn không chỉ tìm được một công việc phù hợp mà cơ hội thăng tiến cũng không còn xa vời đối với bạn. Vì thế bạn không cần lo lắng về vấn đề việc làm của ngành này.

Hy vọng bài viết trên giúp ích phần nào đó cho bạn nào đang phân vân hay muốn tìm hiểu thêm về ngành. Chúc các bạn sớm định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.

Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông:

☎ Mọi thông tin tư vấn tuyển sinh vui lòng bấm nút đăng ký phía dưới để được tư vấn viên hỗ trợ tốt nhất hoặc call trực tiếp hotline của Trường miễn phí 24/7 : 0838.068.068 - 0943.11.33.11 - 0777.255.777
 
Back
Bên trên