Xin tài liệu buffer tank!

Manhcuong862015

Thành Viên [LV 2]
Hiện tại, Em đang thiết kế hệ chiller mà hệ thống quan trọng nên em so khi mất điện mà chờ chiller khởi động lại thì không được nên em đang mun sử dụng buffer tank ma chưa biêt thế nào mong các bác chỉ giáo cho.
thank pro!
 
Ðề: Xin tài liệu buffer tank!

Chao ban,

Buffer tank tinh theo Power chiller cua ban.
Ban phai can biet nua power stage cua chiller va Anti-short cycle compressor (thoung thi 6 phut)
Ban tinh theo formule nay :

P = qm.cp.dt
qv = qm/ro
v= qv x time(o day la 6phut

Example :
Power chiller = 700 kw
Water : 7/12°C
power stage chiller : 25% - 50% - 75%-100% = 4 compressor
Anti-short cycle compressor = 6 phut
P = power chiller (25%) = 700 x 25% = 175 kW
qm = 175 /(4.18 x (12-7) = 8,37 kg/s
qv = (8,37 / 1000 (kg/m3)) x 3600 = 30 m3/h
v = 30 x (6/60) = 3 m3 = 3000 litres

Hy vong da tra loi cho ban
 
Ðề: Xin tài liệu buffer tank!

Em cảm ơn bác rất nhiều. nhưng bác hiểu sai ý em rùi cái bác nói có phải loại này không?
http://www.cemline.com/products/steeltank/cwbmenu.asp
Ở đây là em cần tank đệm giống như bình trữ lạnh. Nó dùng để cấp nước cho ahu khi mà mất điện chiller chưa kịp khởi động từ nguồn điện dự phòng cỡ 3 phút. Vì nếu em dùng loại bình trữ lạnh glycon... thì em thấy nó không cần thiết vì chô em ko tính tiền điện 3 giá nên đầu tư tăng chi phí cao quá.Các bác có thể cho em thêm ý kiến!
 
Ðề: Xin tài liệu buffer tank!

Hi,

Cái này có 3 dạng:

1. Dạng kỹ thuật cao : Bình hai lớp , ở giữa rút chân không bằng kỹ thuật Cryogen. Một mạch tích nước, một mạch trao đổi nhiệt bằng khí heli lỏng. Cái này dùng cho nước siêu lạnh với dung lượng lớn. Ứng dụng nó rất đặc biệt

2. Dạng thông thường : chỉnh tích một lượng nước của bản thân chiller = tổng lưu lượng qua các CRAC * 5 phút. Cái này dễ làm nhất, nhưng không lưu dài được mà sử dụng kỹ thuật Delta T của chiller.
- Chi tiết là : nâng lưu tốc của bơm lên 10% (lưu ý hệ thống phải thiết kế trước các van và đường ống) khi mất điện - bơm sử dụng UPS. Nâng gió của CRAC lên tối đa (CRAC cũng cấp bằng UPS). Các tín hiệu cấp đến phải lấy từ relay báo mất điện và CRAC được thiết kế oversize từ trước ít nhất 30% lưu lượng gió. Khi đó nước trong hệ thống sẽ nâng dần lên theo mức 6-12, 10 - 15 ... đến khi toàn bộ nước cấp bị nâng nhiệt độ lên khoảng 13-18 thì khả năng lưu lạnh không còn. Do được oversize trước nên CRAC vẫn có thể phát đủ công suất cần thiết.

Kỹ thuật này cho phép bình tích lạnh 5 phút có thể kéo dài đến 10 phút. Chứ làm bình tích lớn quá không tốt và rối cho thiết kế mạch nước.

3. Dạng economzier

Sử dụng bộ trao đổi nhiệt bổ sung một mạch trao đổi DX trực tiếp vào mạch nước.


Mục đích của hệ thống này được sử dụng khi chiller bị mất điện đột ngột nhưng các thiét bị CNTT, máy chủ còn sinh ra nhiệt nên có thể làm phòng nóng lên. Trên thực tế chỉ khi nào ở mật độ công suất cao mới nhận thây điều này.

Mình gợi ý Cường thế này nhé.
- Chia khu vực : mật độ cao và thấp khác nhau. Khi mất lạnh thì khu vực mật độ thấp không cần phải lo lắng vì lượng khí trong phòng dư sức chịu đựng trong một thời gian khá dài do không khí chưa nóng lên hết. Nếu không chia được thì các tủ thiết bị có mật độ cao nên gắn quạt bổ sung, khi mất lạnh quạt sẽ rút mạnh các không khí trong phòng ưu tiên cho nó.
Nếu có diện tích nên làm rộng rãi và không phải lo lắng về sự tăng nhiệt ngắn hạn khi chiller mất điện (Do mật độ công suất thấp , tương ứng khối không khí trong phòng lớn).

2. Lắp xen kẽ mạch DX vào trong hệ thống nơi có mật độ cao. (Có dạng mạch DX ghép với mạch chiller trong CRAC, hoặc bạn có thể tách rời nếu muốn).

3. Lấy gió bên ngoài DC : mặt dù thiết kế thậm chí có buffer tank nhưng bạn nên có một hệ thống thu gió khẩn và cấp gió khẩn cấp với hai công dụng cơ bản:
- Sử dụng khi việc mất điện hoặc chiller hỏng, van hỏng, đường ống hỏng kéo dài. Với một kịch bản tốt bạn có thể tiến hành xa thải bớt đích danh các khu vực không cần thiết mà không phải suy nghỉ nhiều. Khi cấp khí ngoài trời (Có lọc bụi) và và lấy đi khí nóng cần lưu ý là phải sử dụng khi nhiệt độ phòng đã ở mức trên 30oC, không được cấp liền vì sẽ làm nước ngưng đọng khi thiết bị còn lạnh. Với 30oC thiết bị sẽ còn vận hành bình thường, chỉ có tuổi thọ có thể giảm sút nếu dùng lâu.
- Dùng bảo trì thay gió của khu vực sau sự cố cháy nổ /hoặc có khói lạ gây báo động giả trong hệ thống dò khói siêu nhạy.
 
Ðề: Xin tài liệu buffer tank!

Em cảm ơn bác rất nhiều.Vì trường hợp cửa em được dự phòng cả Chiller và FCU nên em không lo lắng chuyện hỏng chiller hay FCU.Cái chính em cần là việc khắc phục cho DC khi mất điện thôi.Nên em đang chỉ hướng tới phương án 2 của bác.Vì em thiết nghỉ phương án này đơn giản mà tiết kiệm nhất.Vì thực chất việc mất điện không phải là thường xuyên.Nhưng với phương án này em đang phân vân là mình có cần dùng 2 hệ bơm không hay là mình chỉ cần tính 1 hệ bơm và tổn thất áp suất qua bình thôi bác nhỉ?
Mong các bác cho em thêm ý kiến!
 
Ðề: Xin tài liệu buffer tank!

Em cảm ơn bác rất nhiều. nhưng bác hiểu sai ý em rùi cái bác nói có phải loại này không? Ở đây là em cần tank đệm giống như bình trữ lạnh. Nó dùng để cấp nước cho ahu khi mà mất điện chiller chưa kịp khởi động từ nguồn điện dự phòng cỡ 3 phút. Vì nếu em dùng loại bình trữ lạnh glycon... thì em thấy nó không cần thiết vì chô em ko tính tiền điện 3 giá nên đầu tư tăng chi phí cao quá.Các bác có thể cho em thêm ý kiến![/QA


Mình đang lam công trình co dung bình tích trữ năng lượng. bạn nào có tài liệu hướng dẫn thiết kế may cai bình đó mình đọc tai liệu hoài ma không hiểu.
Binh trữ lạnh STL, binh hòa trộn
 
Ðề: Xin tài liệu buffer tank!

Hi bạn chusude123456,

Bạn muốn tìm hiểu về hệ Ice storage với STL thì liên lạc với mình nhé. Thanks

Trương Văn Bảnh.
Email: [email protected]
Cell: 098.628.0204
 
Back
Bên trên