Xử lý nước thải tòa nhà chung cư

Minh CCEP

Thành Viên [LV 0]

1. TỔNG QUAN NƯỚC THẢI TÒA NHÀ


- Nước thải của Tòa nhà chủ yếu xuất phát từ sinh hoạt hàng ngày của người dân hoạt động trong tòa nhà, ngoài ra còn có nước thải xuất phát từ các đơn vị hành chính, dịch vụ trong tòa nhà.

- Nước thải được thu gom về bởi hệ thống đường ống dẫn nước thải đã được chủ đầu tư bố trí xây dựng trong kết cấu tòa nhà…

- Thành phần ô nhiễm trong nước thải chung cư thường là ổn định, chủ yếu là COD, BOD, SS, Nitơ, coliform….

- Dưới đây là các lựa chọn thông số nước thải chung của nước thải sinh hoạt tại Việt nam, được áp dụng cho thiết kế HTXLNT tại rất nhiều tòa nhà hoặc khu đô thị như: Ciputra- Hà Nội, Tây Hồ-Trúc Bạch, Khu đô thị mới Bắc Ninh và Hải Dương, Phú Mỹ Hưng…

Bảng 3.1. Đặc tính nước thải sinh hoạt chung cư

2018-08-04.png


Nguồn: Wastewater Treatment (Biological and Chemical Processes), ISBN 3-540-62702-2 Springer Verlag Berlin Heidelberg New York, 1997.


1.1. TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN ĐỂ THIẾT KẾ

Công nghệ xử lý áp dụng cho dự án này ngoài việc đảm bảo quy định xử lý nước thải tòa nhà và tính năng kỹ thuật như yêu cầu của chủ đầu tư nó còn cần được dựa trên các nguyên tắc sau đây:

1. Tuân theo yêu cầu điều kiện của thực tế về công suất, chất ô nhiễm, và xử lý các sự cố.

2. Sử dụng công nghệ phù hợp nhất, đã áp dụng thành công ở nhiều nơi.

3. Sử dụng các thiết bị hiện đại tiên tiến nhất, hoạt động ổn định, tuổi thọ cao trong mọi điều kiện thời tiết, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng trong bảo trì bảo dưỡng.

4. Áp dụng vận hành tự động hóa, ít tốn nhân công và hệ thống làm việc ổn định hiệu quả.

5. Dễ dàng vận hành, sử dụng ít thông số phải kiểm soát.

6. Tiết kiệm đất và chi phí đầu tư xây dựng cũng như vận hành.

7. Chất lượng nước sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn thải cho phép của Việt Nam theo yêu cầu của chủ đầu tư hiện đang là QCVN 14:2008/BTNMT.



Nuoc%20thai%20sinh%20hoat.png




Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tòa nhà Mô tả quy trình công nghệ:

Nước thải từ mạng lưới thoát nước của tòa nhà sau khi đi qua bể tách mỡ chung cư được thu gom và tự chảy trực tiếp trong ống dẫn nước thải dẫn vào bể tự hoại. Bể tự hoại được thiết kế theo công nghệ 3 ngăn, vai trò của bể tự hoại:

- Đầu tiên phải kể đến việc thải loại chất rắn

- Tiếp theo là lưu trữ bọt váng và bùn

- Xử lý về sinh học

Thông thường bể tự hoại có 3 ngăn để xử lý chất thải để đảm bảo chứa đủ 3 quy trình chứa, lắng, lọc. Nước thải từ ngăn chứa sẽ chảy sang ngăn lắng. Tại đây diễn ra các quá trình phân hủy yếm khí nhờ vi sinh vật yếm khí được tự sinh từ trong chất thải, các chất hữu cơ khó phân hủy được phân cắt thành các chất hữu cơ dễ phân hủy hơn, tạo điều kiện cho các quá trình xử lý phía sau.

Sau khi qua bể tự hoại, nước thải được bơm sang bể điều hòa của hệ thống xử lý sinh học hiếu khí AO - MBBR để thực hiện các quá trình xử lý tiếp theo.

Tại bể điều hòa, các nguồn thải được pha trộn với nhau nhằm điều hòa nồng độ và tính chất nước thải. Tại bể điều hòa có sự giao động của mực nước thải, là nơi tiếp nhận và điều hòa lưu lượng – giữ cho các quá trình phía sau được ổn định, không quá tải hệ thống bùn vi sinh.

Nước thải từ bể điều hòa được hệ thống bơm cấp (hoạt động luân phiên) đưa vào hệ thống bể thiếu khí, tại bể thiếu khí bố trí bơm khuấy nhằm tạo pha thiếu khí giúp vi sinh vật thiếu khí hoạt động. Nước thải tại bể thiếu khí tham gia quá trình Denitrat hóa, giúp chuyển hóa Nito trong nước thải thành dạng Nito trong không khí.

Sau khi qua bể thiếu khí, nước thải chảy tràn vào bể hiếu khí, tại đây bố trí hệ thống giá thể vi sinh di động là môi trường bám dính của lớp màng vi sinh vật. Vi sinh vật hiếu khí sử dụng Oxy được cấp vào trong bể và các thành phần dinh dưỡng, hữu cơ trong dòng nước thải để phát triển sinh khối àxử lý các thành phần ô nhiễm trong nước thải. (Xem chi tiết về công nghệ AO-MBBR ở phần sau).

Tiếp theo hỗn hợp nước thải và bùn sinh ra được dẫn qua ngăn lắng để tách bùn sinh học. Tại bể lắng do tiết diện lắng lớn mà chiều cao lắng thấp do đó phần vát đáy thu bùn không đạt được góc phù hợp do đó bố trí thêm hệ thống gạt bùn và thu bùn đáy, để đảm bảo tuần hoàn và thu được toàn bộ lượng bùn sinh ra.

Nước thải sau xử lý được khử trùng và đạt tiêu chuẩn xả thải ra hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội. Trong suốt quá trình xử lý, bùn hoạt tính dư sẽ được phát sinh ra. Về cơ bản, bùn hoạt tính dư này không có mùi và không gây nguy hại tới sức khoẻ kỹ thuật viên vận hành và môi trường xung quanh. Trong trường hợp lượng cụ thể ở đây, bùn dư sinh ra rất ít nên được xử lý bằng phương pháp phân hủy yếm khí diễn ra trong bể tự hoại.

Bùn hoạt tính sinh ra từ bể AO-MBBR một phần được hồi lưu về ngăn thiếu khí trong bể AO-MBBR, phần bùn dư sẽ được bơm thải vào bể CHỨA BÙN. Bùn lắng trong bể chứa bùn sẽ được phân hủy nội bào và tiêu dần theo thời gian. Bùn vô cơ còn lại được lưu trữ sẽ đem thải bỏ. Nước trong bể chứa bùn thải được tách khỏi lớp bùn và chảy về bể gom để xử lý.

NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÒA NHÀ CHUNG CƯ:

1. Nước thải tòa nhà chung cư thường chứa nhiều dầu mỡ. Thành phần dầu mỡ trong quá trình hoạt động của tòa nhà nếu không được tách hiệu quả thường dẫn đến tắc hệ thống đường ống thoát nước thải, gây tốn kém trong quá trình vận hành, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của tòa nhà. Lượng mỡ trong dòng thải gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước thải, cụ thể là gây ức chế vi sinh vật, tạo màng bám trên các lớp giá thể --> ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong bể, có thể gây tách hệ thống đường ống, bầu bơm... Việc triển khai lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ tại các nguồn phát sinh dầu mỡ là hết sức cần thiết.

2. Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà chung cư, tập thể thường được đặt trong tầng hầm của tòa nhà, do đó khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải phải chú ý hệ thống xử lý mùi phát sinh từ bể tự hoại cũng như từ hệ thống xử lý. Lượng khí thoát ra từ hệ thống xử lý thường gây khó chịu đến hoạt động của người dân trong tòa nhà.

3. Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà chung cư khi thiết kế thường phải tập trung chú ý nhất đến quá trình thoát nước khỏi hệ thống xử lý.

Thông tin liên hệ: Công ty Môi trường CCEP - Mr. Minh - 0929.540.420 - Email: [email protected]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em chào anh, anh cho em xin ý kiến về dây chuyền xử lý nước thải chung cư, khách sạn như file đính kèm ạ.
Theo anh công nghệ xử lý nước thải này đã đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt cột B QCVN14:2008 BTNMT chưa?
Em xin cảm ơn!
 

Đính kèm

  • WWTP_Schematic.pdf
    35.1 KB · Xem: 147
Em chào anh, anh cho em xin ý kiến về dây chuyền xử lý nước thải chung cư, khách sạn như file đính kèm ạ.
Theo anh công nghệ xử lý nước thải này đã đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt cột B QCVN14:2008 BTNMT chưa?
Em xin cảm ơn!
Cho mình hỏi chút là trong bể 04 và 05 của bạn có những gì. Theo như mình thấy thì cái tên đó là bên bạn tự đặt, cho nên không thể đánh giá được. Phần Aeroten làm thoáng kéo dài của bạn có kích thước như thế nào? Xử lý cho bao nhiêu M3, quá trình phân phối khí trong đó ra làm sao? Nếu bạn có thể gửi được bản vẽ mặt bằng lên mình mình mới đánh giá chuẩn xác được.
Thông thường bên mình đi làm thì với nước thải sinh hoạt sẽ không sử dụng công nghệ như này, vì tiêu chuẩn bạn chỉ cần ra B thôi.
 
Cảm ơn anh, dây chuyền này là một bên cung cấp tư vấn cho em, tuy nhiên em đã tham khảo nhiều dự án cũng không thấy dự án nào áp dụng công nghệ này.
Trạm xử lý nước thải này công suất chỉ 130m3.ngđ
Qua trình phân phối khí trong thuyết minh không chi tiết
Phần kích thước bể aeroten, và bố trí các bể anh xem file đính kèm giúp ạ.
 

Đính kèm

  • mb1.pdf
    271.6 KB · Xem: 144
  • mb2.pdf
    229.3 KB · Xem: 136
Cảm ơn anh, dây chuyền này là một bên cung cấp tư vấn cho em, tuy nhiên em đã tham khảo nhiều dự án cũng không thấy dự án nào áp dụng công nghệ này.
Trạm xử lý nước thải này công suất chỉ 130m3.ngđ
Qua trình phân phối khí trong thuyết minh không chi tiết
Phần kích thước bể aeroten, và bố trí các bể anh xem file đính kèm giúp ạ.
Như mình nhìn thấy thì trong bể Aeroten đang sử dụng là máy sục khí chìm, nhưng bể hình gần vuông như vậy thì không thể nói là sục khí kéo dài được. Nếu như vậy thì trong công nghệ này bị thiếu khâu xử lý thiếu khí, là công đoạn quan trọng để xử lý thành phần chứa nito trong nước thải. Do đó khả năng là sau xử lý sẽ bị vượt chỉ tiêu Amoni và Nitorat.
Thêm nữa trong hệ thống mình không thấy bể điều hòa, mà đặc tính của tòa nhà thì chỉ tập trung nước vào 2 thời điểm là buổi trưa (nấu ăn) và buổi chiều (nấu ăn và tắm rửa) nên đảm bảo là bể lắng không thể đủ tải. Không thể tuần hoàn bùn thì bể Aeroten vô tác dụng. Có khả năng là nhà thầu kia khó bố trí nên mới làm vậy vì diện tích đặt bể xử lý là không có. Tuy nhiên thiết kế như vậy thì không ổn chút nào.
Cao độ các bể là bao nhiêu bạn nhỉ?
 
chào bạn, thông thường với công trình chung cư khách sạn thì tầm bao lâu phải hút bỏ bùn,phương án hút bùn như nhế nào ( xe bồn trực tiếp đi xuống tầng hầm đặt STP hay có bơm bùn riêng bơm lên tầng 1)
 
File đính kèm là mặt cắt của bể, vậy anh cho em hỏi nếu theo dây chuyền này thì kích thước bể aeroten là bao nhiêu thì đảm bảo cả xử lý thiếu khí và hiếu khí.
Nếu kích thước earoten đảm bảo thì anh có thể so sánh giúp em hiệu suất xử lý, kích thước các bể, và việc quản lý vận hành giữa phương án dùng bể aeroten kéo dài và bể thiếu khí+hiếu khí tách riêng.
Em có đọc một số tài liệu trên mạng viết rằng bể aeroten không phát sinh mùi nên không cần bố trí tháp khử mùi, như vậy có đúng không ạ.
Em cảm ơn anh.
 

Đính kèm

  • mc1.pdf
    214.2 KB · Xem: 163
chào bạn, thông thường với công trình chung cư khách sạn thì tầm bao lâu phải hút bỏ bùn,phương án hút bùn như nhế nào ( xe bồn trực tiếp đi xuống tầng hầm đặt STP hay có bơm bùn riêng bơm lên tầng 1)
Chào bạn, việc thời gian bao lâu hút bỏ bùn là do bên đơn vị thiết kế bể tự hoại thiết kế, thông thường thì rơi vào từ 6 tháng đến 1 năm. Phương án hút là bể tự hoại có nắp thăm hoặc cửa hút, xe bồn hút bể phốt sẽ xuống hút.
 
File đính kèm là mặt cắt của bể, vậy anh cho em hỏi nếu theo dây chuyền này thì kích thước bể aeroten là bao nhiêu thì đảm bảo cả xử lý thiếu khí và hiếu khí.
Nếu kích thước earoten đảm bảo thì anh có thể so sánh giúp em hiệu suất xử lý, kích thước các bể, và việc quản lý vận hành giữa phương án dùng bể aeroten kéo dài và bể thiếu khí+hiếu khí tách riêng.
Em có đọc một số tài liệu trên mạng viết rằng bể aeroten không phát sinh mùi nên không cần bố trí tháp khử mùi, như vậy có đúng không ạ.
Em cảm ơn anh.
1. Với dây chuyền xử lý nước thải thông thường thì thời gian lưu bể Hiếu khí rơi vào khoảng từ 8 - 10h là đảm bảo, thời gian lưu bể hiếu khí vào khoảng 4h và phải có tuần hoàn từ bể hiếu khí về bể thiếu khí để hoàn thiện chu trình Nitorat và Denitorat hóa.
2. Bể Aeroten của bạn ở đây không phải là Aeroten làm thoáng kéo dài, Aeroten làm thoáng kéo dài là bể được kéo theo chiều dài và sục khí gián đoạn theo chiều dài bể để, nhằm kết hợp 2 loại bể thiếu khí và hiếu khí vào một bể - tiết kiệm được bơm tuần hoàn nước về. Nguyên lý của nó kiểu: hiếu khí --> thiếu khí --> hiếu khí --> thiếu khí.
3. Về lý thuyết thì bể hiếu khí sẽ được sục khí nên không phát sinh mùi, tuy nhiên thực tế mình đi vận hành và thấy mùi phát sinh từ bể Aeroten sẽ ngái ngái kiểu mùi đặc trưng. Mùi chủ yếu phát sinh trong này là từ quá trình thiếu khí, yếm khí, và bể lắng. Rất nhiều trường hợp tòa nhà chung cư bị mùi phát ra cả tầng hầm do khi đầu tư cắt giảm khâu xử lý mùi, và lãnh hậu quả tương đối lớn, vì hệ thống thông gió sẽ kết nối từ tầng hầm lên các phòng trên
 
1. Với dây chuyền xử lý nước thải thông thường thì thời gian lưu bể Hiếu khí rơi vào khoảng từ 8 - 10h là đảm bảo, thời gian lưu bể hiếu khí vào khoảng 4h và phải có tuần hoàn từ bể hiếu khí về bể thiếu khí để hoàn thiện chu trình Nitorat và Denitorat hóa.
2. Bể Aeroten của bạn ở đây không phải là Aeroten làm thoáng kéo dài, Aeroten làm thoáng kéo dài là bể được kéo theo chiều dài và sục khí gián đoạn theo chiều dài bể để, nhằm kết hợp 2 loại bể thiếu khí và hiếu khí vào một bể - tiết kiệm được bơm tuần hoàn nước về. Nguyên lý của nó kiểu: hiếu khí --> thiếu khí --> hiếu khí --> thiếu khí.
3. Về lý thuyết thì bể hiếu khí sẽ được sục khí nên không phát sinh mùi, tuy nhiên thực tế mình đi vận hành và thấy mùi phát sinh từ bể Aeroten sẽ ngái ngái kiểu mùi đặc trưng. Mùi chủ yếu phát sinh trong này là từ quá trình thiếu khí, yếm khí, và bể lắng. Rất nhiều trường hợp tòa nhà chung cư bị mùi phát ra cả tầng hầm do khi đầu tư cắt giảm khâu xử lý mùi, và lãnh hậu quả tương đối lớn, vì hệ thống thông gió sẽ kết nối từ tầng hầm lên các phòng trên
Em cảm ơn anh nhiều ạ!!
 
Anh cho em hỏi thêm, hiện nay có văn bản nào quy định về việc nước thải cần phải được xử lý trước khi xả vào hệ thống thoát nước không ạ?
 
Back
Bên trên