Công Nghiệp Bàn luận về giải pháp thông gió trong Building & Factory

tranhuytuong

Thành Viên [LV 5]
Hi các bạn

Theo như mình được biết trong thiết kế thông gió cho các tòa nhà hành chính, chức năng, chung cư hay các nhà máy sản xuất, kho hàng thì cơ bản có 2 cách như sau
- Thông gió tự nhiên - Đa phần áp dùng cho kho hàng, nhà ở dân dụng: Đơn giản chỉ là dựa vào hướng gió thổi tại địa phương, nguyên lý dy chuyển của gió (lạnh đi xuống, nóng đi lên) để bố trí các lỗ mở cho hợp lý.

- Thông gió cơ khí hay cưỡng bức: phần này sẽ chia thành 3 hướng thiết kế chính.
1 Cấp khí bằng tự nhiên, thải bằng quạt: Thường dùng nhiều cho các nhà máy sản xuất thông thường, chung cư, một số tòa nhà hành chính, bếp, toilet, pantry... Phương pháp này là dùng quạt để hút ra tại một bên và cấp khí tại bên đối điện, giúp tạo dòng khí ngang lưu thông qua nhà xưởng làm nhà xưởng trở nên thông thoáng tránh ẩm thấp tù đọng khí.
2 Cấp khí bằng quạt, thải bằng tự nhiên: Thường dùng nhiều cho văn phòng, phòng họp, hội thảo, những phòng cần nhiều khí tươi.... Phương pháp này dùng quạt cấp khí tươi vào phòng nhằm tạo áp dương, sau đó khí thải ra ngoài hoặc khu vực xung quanh bằng cửa đi lại, louver trên tường. Phương pháp này rất hữu ích cho các phòng dùng điều hòa vì khí thải lạnh được tận dụng để làm mát cho các khu vực lân cận.
3 Cấp khí bằng quạt, thải cũng bằng quạt: Thường dùng cho các tòa nhà hành chính, nhà chức năng, phòng yêu cầu khắt khe về thông gió (như phòng sạch).....Phương pháp này có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về thông gió của khách hàng.

* Trên thực tế thì đa phần là thiết kế theo phương pháp 1 hoặc 2, nhiều lúc kết hợp cả 2, bởi vì hai phương pháp này phù hợp với yêu cầu của hầu hết các dạng Building & Factory hiện nay và chi phí đầu tư và vận hành cũng tương đương nhau.

Trên đây là vài ý kiến tổng hợp để các bạn châm cứu cũng như bàn luận sâu hơn
 
bác cho em hỏi, thông gió trong phòng sạch thì người ta thường cấp gió tươi qua OHU,còn cách nào khác không ạ
Và về cân bằng áp, người ta dùng các barometric damper phải không anh,
 
bác cho em hỏi, thông gió trong phòng sạch thì người ta thường cấp gió tươi qua OHU,còn cách nào khác không ạ
Và về cân bằng áp, người ta dùng các barometric damper phải không anh,
- Với Phòng sạch thì ngoài cách của bạn ra (cấp thứ cấp quá OHU, thứ cấp qua AHU) thì còn một cách khác là cấp trực tiếp vào AHU hòa trộn với gió hồi để cấp vào phòng.
- Về cân bằng áp bằng van điều tiết khí theo áp lực là đúng và phù hợp cho phòng sạch. Cái từ barometric damper thì bên mình không dùng, bên mình dùng từ Pressure Control Damper.
 
Hi bạn.

Bạn có thể chia sẻ chút kiến thức về jet fan cũng như thông gió hầm không ?

Cám ơn
- Phần tính toán cho thông gió tầng hầm thì đã có qui định khá rõ, bạn châm cứu TCVN 5687
- Còn cái Jet Fan thì mục đính làm tăng hiệu quả thông gió bằng cách lưu chuyển không khí theo các hướng và vận tốc thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thiết kế. Thường hay sử dụng cho thông gió đường hầm (mấy cái hầm dài đều có cả như hầm dèo Hải Vân thì nhiều lắm), tầng hầm để xe lớn, tầng hầm nhỏ thì không cần thiết.
- Với tầng hầm nó thường đc đặt tại gần vị trí xe lên-xuống và thổi vào khu vực khuất, sâu trong tầng hầm nơi mà cũng được lắp hệ thống hút khói thải. Mục đích tạo một hay nhiều dòng khí tươi vào các khu vực cần thiết để đảm bảo nồng độ Oxi thở cho người làm việc (theo TCVN) giups tầng hầm đc thoáng khí.

* Còn một loại nữa công năng giống như Jet Fan, người ta gọi là Long Fan cũng để lưu chuyển không khí nhưng thường đc dùng cho các nhà xưởng lớn, dài....Bạn tham khảo thêm các hãng nhé
 
- Với Phòng sạch thì ngoài cách của bạn ra (cấp thứ cấp quá OHU, thứ cấp qua AHU) thì còn một cách khác là cấp trực tiếp vào AHU hòa trộn với gió hồi để cấp vào phòng.
- Về cân bằng áp bằng van điều tiết khí theo áp lực là đúng và phù hợp cho phòng sạch. Cái từ barometric damper thì bên mình không dùng, bên mình dùng từ Pressure Control Damper.
Cám ơn anh, thế cho e hỏi, áp trong phòng sạch người ta thường để dương bao nhiêu ạ, và tính toán thông gió như nào để ra được cái áp như thế
 
Áp lực cụ thể cho phòng sạch và các phòng đệm thì bạn chịu khó tham khảo tiêu chuẩn Ashrae 1999 (mục A15) nhé -
Theo tiêu chuẩn WHO-GMP (World Health Organization-Good Manufacturing Practice) thì cấp áp suất lần lượt là +(15Pa), ++(30Pa),+++(45Pa).

Cách tính toán thì theo nguyên tắc : Cấp bằng quạt, thải bằng quạt + thải tự nhiên (qua mở cửa, Relief damper).
Còn tính toán cụ thể toán cụ thể thì mình chưa nắm chắc phần này, chỉ biến rằng gió tươi cấp vào như theo tiêu chuẩn thông gió thông thương, còn để đáp ứng yêu cầu trao đổi không khí cho phòng sạch thì thiết kế tuần hoàn gió qua FCU, TAHU, FCH, AUH và lắp HEPA Filter tại cửa gió cấp. Vẫn đảm bảo Cấp = Thải, còn duy trì áp sẽ do hệ thông pressure control damper phụ trách

Các pro nào rành hơn về cái này thì đóng góp ý kiến nhé
 
Hi bạn.

Bạn có thể chia sẻ chút kiến thức về jet fan cũng như thông gió hầm không ?

Cám ơn
- Phần tính toán cho thông gió tầng hầm thì đã có qui định khá rõ, bạn châm cứu TCVN 5687
- Còn cái Jet Fan thì mục đính làm tăng hiệu quả thông gió bằng cách lưu chuyển không khí theo các hướng và vận tốc thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thiết kế. Thường hay sử dụng cho thông gió đường hầm (mấy cái hầm dài đều có cả như hầm dèo Hải Vân thì nhiều lắm), tầng hầm để xe lớn, tầng hầm nhỏ thì không cần thiết.
- Với tầng hầm nó thường đc đặt tại gần vị trí xe lên-xuống và thổi vào khu vực khuất, sâu trong tầng hầm nơi mà cũng được lắp hệ thống hút khói thải. Mục đích tạo một hay nhiều dòng khí tươi vào các khu vực cần thiết để đảm bảo nồng độ Oxi thở cho người làm việc (theo TCVN) giups tầng hầm đc thoáng khí.

* Còn một loại nữa công năng giống như Jet Fan, người ta gọi là Long Fan cũng để lưu chuyển không khí nhưng thường đc dùng cho các nhà xưởng lớn, dài....Bạn tham khảo thêm các hãng nhé
Đối với nhà cao tầng thì thường jetfan dược áp dụng để thông gió cho tầng hầm, trước khi sử dụng jetfan sử dụng ống gió, do khối tích hầm lớn nên đường ống gió to, cồng kềnh, làm giảm chiều cao tầng hầm, và sẽ rất khó bố trí trong tầng hầm. Giờ đã có hệ thống Jetfan sử dụng.
Hệ thống thông gió tầng hầm bao gồm quạt cấp, jetfan đẩy luồng không khí,quạt hút. hệ thống Jetfan thi công nhanh hơn, dễ dàng bố trí không gian trong tầng hầm, hoạt động hiệu quả.
Hệ thống hoạt động bởi đàu báo CO ở tầng hầm, kích hoạt bằng hệ thống BMS, Khi nồng độ CO >25ppm( vì với nồng độ này đảm bảo không khí đạt chuẩn) thì hệ thống quạt cấp, jetfan quạt hút dược kích hoạt tốc độ 1, khi nồng độ khí CO >50ppm thì hệ thống quạt cấp, jetfan sẽ dược kích hoạt tốc độ 2.
Ngoài ra hệ thống chạy tốc độ 2 khi được kích hoạt bởi hệ thống báo cháy hoặc 1 đầu phun nổ và 1 đầu báo kích hoạt hoặc 2 đầu báo ở 2 kênh khác nhau kích hoạt ( để tránh báo cháy giả ).
Hiện giờ chưa có tiêu chuẩn thiết kế quạt Jetfan, nhưng hãng quạt Fantech có đưa ra qui định 4N/100m2. ví dụ 2000m2 sẽ là 500N, dựa vào catalouge. ví dụ 1 quạt là 100N thì sẽ là có 5 Quạt, còn TC fire code của Sin có đưa ra cách kiểm tra khi thiết kế Jetfan là chạy bằng CFD thì tối thiểu trong khu vực có cháy có tối thiểu một lối tiếp cận cho lực lượng PCCC thỏa mãn,y nhiệt độ khói tại vị trí này không được vượt quá 250 độ ở chiều cao 1m7 so với sàn và tầm nhìn tối thiểu 5m ở chiều cao 1m7. và cách đám cháy 5m nhiệt độ khói không dược vượt quá 60 độ và tầm nhìn tối thiểu 25m.... bạn có thể tham khảo thêm fire code của Singapore và các tài liệu của hãng về cách điều khiển, cách thức hoạt động, cách dấu dây điều khiển mỗi nhóm quạt Jetfan.
Một vài điều chia sẻ.
 
Áp lực cụ thể cho phòng sạch và các phòng đệm thì bạn chịu khó tham khảo tiêu chuẩn Ashrae 1999 (mục A15) nhé -
Theo tiêu chuẩn WHO-GMP (World Health Organization-Good Manufacturing Practice) thì cấp áp suất lần lượt là +(15Pa), ++(30Pa),+++(45Pa).

Cách tính toán thì theo nguyên tắc : Cấp bằng quạt, thải bằng quạt + thải tự nhiên (qua mở cửa, Relief damper).
Còn tính toán cụ thể toán cụ thể thì mình chưa nắm chắc phần này, chỉ biến rằng gió tươi cấp vào như theo tiêu chuẩn thông gió thông thương, còn để đáp ứng yêu cầu trao đổi không khí cho phòng sạch thì thiết kế tuần hoàn gió qua FCU, TAHU, FCH, AUH và lắp HEPA Filter tại cửa gió cấp. Vẫn đảm bảo Cấp = Thải, còn duy trì áp sẽ do hệ thông pressure control damper phụ trách

Các pro nào rành hơn về cái này thì đóng góp ý kiến nhé

Về việc tạo áp suất dương cho phòng sạch, theo mình thấy thì có 2 cách tính :

- Cách 1: theo kinh nghiệm. Mình thấy có mấy bro tính 1 cấp áp (+15pa) thì V gió tươi = 01 Volume phòng. Cách này thì khi tính chắc chắn dư, mà có dư nhiều thì cũng có thằng relief damper xử lý, nên thấy nó cũng ok, nhanh, gọn.

- Cách 2: Tính chi tiết. Đầu tiên là giả sử phòng có áp suất dương (15,30 hay 45), sau đó áp dụng các công thức để tính được với áp suất dương đó, lưu lượng gió sẽ tràn qua các phòng khác (thông qua cửa, khe hở panel, grille..) là bao nhiêu. Sau đó suy ra lượng gió tươi cấp vào phải lớn hơn lượng gió tràn qua phòng khác là ok. Cách này thì tính khá là chi tiết, tốn công, tốn sức.

Theo mình hiểu là như vậy, các bro nào rành hơn thì cho ý kiến nha.
 
Về việc tạo áp suất dương cho phòng sạch, theo mình thấy thì có 2 cách tính :

- Cách 1: theo kinh nghiệm. Mình thấy có mấy bro tính 1 cấp áp (+15pa) thì V gió tươi = 01 Volume phòng. Cách này thì khi tính chắc chắn dư, mà có dư nhiều thì cũng có thằng relief damper xử lý, nên thấy nó cũng ok, nhanh, gọn.

- Cách 2: Tính chi tiết. Đầu tiên là giả sử phòng có áp suất dương (15,30 hay 45), sau đó áp dụng các công thức để tính được với áp suất dương đó, lưu lượng gió sẽ tràn qua các phòng khác (thông qua cửa, khe hở panel, grille..) là bao nhiêu. Sau đó suy ra lượng gió tươi cấp vào phải lớn hơn lượng gió tràn qua phòng khác là ok. Cách này thì tính khá là chi tiết, tốn công, tốn sức.

Theo mình hiểu là như vậy, các bro nào rành hơn thì cho ý kiến nha.
Thực ra, áp suất phòng dương hơn hay âm hơn là do cấp gió nhiều hơn hay ít hơn thôi. Vậy áp này thể hiện qua cái gì? Chúng ta có công thức khe hẹp Pitot để tính toán thôi. Như thế, ở bất kỳ 1 phòng, khi Fi - Fo = 0, áp suất phòng cũng là 00 Pa. Chỉ khi có thêm lượng gió khe Pitot thì áp suất phòng mới dương hơn.
Vậy khe Pitot phải hiểu sao cho đúng và diện tích các khe Pitot tính thế nào? Khe Pitot phải có kích thước một cạnh rất nhỏ hơn kích thước miệng gió cấp và cạnh cọn lại là rất dài hơn cạnh hẹp. Như thế, nếu miệng gió cấp vào phòng là 600x300 thì khe phải nhỏ hơn cạnh 300 mm nhiều lần. Cái gọi là nhiều lần cứ quy định là 30 lần thì khe Pitot có kích thước khoảng 10mm. Còn chiều dài khe Pitot sẽ lớn hơn 300mm.
Như vậy, nếu không có tài liệu nào quy định, bạn có thể tự tính toán các khe Pitot bằng cách nhìn kích thước hình học của khe. Với cửa ra vào, khe Pitot ở mối ghép giữa cửa và khung là khá nhỏ (<3mm), khe giữa cửa và sàn thường là <10mm. Với các miệng gió, nếu bạn dùng chất Silicon dán kín giữa miệng và trần, tường thì khe Pitot coi như bằng 0. Nếu sợ thiếu, bạn coi khe đó bằng 1mm. Tương tự với các khe ghép vách Panel.
Thực ra, khi bạn có định hướng rồi, các khe Pitot hoàn toàn có thể xác định chẳng có khó khăn gì. Tính tổng tất cả các diện tích Pitot đó và áp dụng công thức khe là bạn sẽ có lưu lượng dư cần cấp cho phòng.
 
Thực ra, áp suất phòng dương hơn hay âm hơn là do cấp gió nhiều hơn hay ít hơn thôi. Vậy áp này thể hiện qua cái gì? Chúng ta có công thức khe hẹp Pitot để tính toán thôi. Như thế, ở bất kỳ 1 phòng, khi Fi - Fo = 0, áp suất phòng cũng là 00 Pa. Chỉ khi có thêm lượng gió khe Pitot thì áp suất phòng mới dương hơn.
Vậy khe Pitot phải hiểu sao cho đúng và diện tích các khe Pitot tính thế nào? Khe Pitot phải có kích thước một cạnh rất nhỏ hơn kích thước miệng gió cấp và cạnh cọn lại là rất dài hơn cạnh hẹp. Như thế, nếu miệng gió cấp vào phòng là 600x300 thì khe phải nhỏ hơn cạnh 300 mm nhiều lần. Cái gọi là nhiều lần cứ quy định là 30 lần thì khe Pitot có kích thước khoảng 10mm. Còn chiều dài khe Pitot sẽ lớn hơn 300mm.
Như vậy, nếu không có tài liệu nào quy định, bạn có thể tự tính toán các khe Pitot bằng cách nhìn kích thước hình học của khe. Với cửa ra vào, khe Pitot ở mối ghép giữa cửa và khung là khá nhỏ (<3mm), khe giữa cửa và sàn thường là <10mm. Với các miệng gió, nếu bạn dùng chất Silicon dán kín giữa miệng và trần, tường thì khe Pitot coi như bằng 0. Nếu sợ thiếu, bạn coi khe đó bằng 1mm. Tương tự với các khe ghép vách Panel.
Thực ra, khi bạn có định hướng rồi, các khe Pitot hoàn toàn có thể xác định chẳng có khó khăn gì. Tính tổng tất cả các diện tích Pitot đó và áp dụng công thức khe là bạn sẽ có lưu lượng dư cần cấp cho phòng.

Chính vì phải liệt kê chi tiết số lượng cửa, số lượng khe hở giữa các tấm panel nên khi tính toán nó sẽ tốn sức hơn cách 1. Nhưng cách tính này dĩ nhiên là tốt, chi tiết hơn cái công thức dựa kinh nghiệm rồi.
Ngoài ra, cái khe pitot mà bạn nói, có vẻ khó hiểu đấy. Có thể giải thích chi tiết được ko ? Mình đọc comment của bạn mà nói thật (có lẽ do mình ko được thông minh cho lắm) mà chỉ hiểu được 2 đoạn sau ah.
 
Chính vì phải liệt kê chi tiết số lượng cửa, số lượng khe hở giữa các tấm panel nên khi tính toán nó sẽ tốn sức hơn cách 1. Nhưng cách tính này dĩ nhiên là tốt, chi tiết hơn cái công thức dựa kinh nghiệm rồi.
Ngoài ra, cái khe pitot mà bạn nói, có vẻ khó hiểu đấy. Có thể giải thích chi tiết được ko ? Mình đọc comment của bạn mà nói thật (có lẽ do mình ko được thông minh cho lắm) mà chỉ hiểu được 2 đoạn sau ah.
Nói chung, công thức khe Pitot hay công thức rò được tính như sau:
Q = 0.825*A*sqrt(P)
Với Q: lưu lượng rò
A: tổng diện tích rò khí hay tổng diện tích các khe Pitot.
P: áp lực phòng như 15Pa (+), 30Pa (++) hay 45Pa(+++).
Đây là công thức gần đúng để tính lưu lượng rò và cũng là bù thêm để phòng đặt áp.
 
Nói chung, công thức khe Pitot hay công thức rò được tính như sau:
Q = 0.825*A*sqrt(P)
Với Q: lưu lượng rò
A: tổng diện tích rò khí hay tổng diện tích các khe Pitot.
P: áp lực phòng như 15Pa (+), 30Pa (++) hay 45Pa(+++).
Đây là công thức gần đúng để tính lưu lượng rò và cũng là bù thêm để phòng đặt áp.
Đơn vị Q là m3/h hả bác, công thức này hay bác có tài liệu hay book về vấn đề tính toán này thì share cho ae xin nhé
 
Về việc tạo áp suất dương cho phòng sạch, theo mình thấy thì có 2 cách tính :

- Cách 1: theo kinh nghiệm. Mình thấy có mấy bro tính 1 cấp áp (+15pa) thì V gió tươi = 01 Volume phòng. Cách này thì khi tính chắc chắn dư, mà có dư nhiều thì cũng có thằng relief damper xử lý, nên thấy nó cũng ok, nhanh, gọn.

- Cách 2: Tính chi tiết. Đầu tiên là giả sử phòng có áp suất dương (15,30 hay 45), sau đó áp dụng các công thức để tính được với áp suất dương đó, lưu lượng gió sẽ tràn qua các phòng khác (thông qua cửa, khe hở panel, grille..) là bao nhiêu. Sau đó suy ra lượng gió tươi cấp vào phải lớn hơn lượng gió tràn qua phòng khác là ok. Cách này thì tính khá là chi tiết, tốn công, tốn sức.

Theo mình hiểu là như vậy, các bro nào rành hơn thì cho ý kiến nha.
Cái cách tính 1 có lẽ sẽ tiện khi chúng ta muốn check nhanh thông số thiết kế cho phòng sạch, nhưng mình cảm giác hơi cao thì phải
 
Theo mình biết công thức này có trong tiêu chuẩn chữa cháy BS-5588-4 (Còn gốc của nó là từ ai thì mình ko rõ).
Tiêu chuẩn BS-5584-4 quy định hẳn diện tích rò! Tiêu chuẩn này cũng lấy lý thuyết ống Pitot để ra công thức quy định luôn. Tuy nhiên, anh em cần nhớ rằng công thức Pitot chỉ áp dụng cho khe hẹp và khe hẹp được nói khá rõ rồi! Về công thức Pitot thì nó phức tạp hơn rất nhiều và công thức nêu trong BS-5584-4 là công thức gần đúng (thực nghiệm) nhưng việc dùng nó để tính gió rò các khe là khá chính xác nên có thể dùng được. Đơn vị của công thức lưu lượng mình nêu tính bằng m3/s.
 
Tiêu chuẩn BS-5584-4 quy định hẳn diện tích rò! Tiêu chuẩn này cũng lấy lý thuyết ống Pitot để ra công thức quy định luôn. Tuy nhiên, anh em cần nhớ rằng công thức Pitot chỉ áp dụng cho khe hẹp và khe hẹp được nói khá rõ rồi! Về công thức Pitot thì nó phức tạp hơn rất nhiều và công thức nêu trong BS-5584-4 là công thức gần đúng (thực nghiệm) nhưng việc dùng nó để tính gió rò các khe là khá chính xác nên có thể dùng được. Đơn vị của công thức lưu lượng mình nêu tính bằng m3/s.
Hi các bác!
em đang kiểm tra lại thiết kế cho một phòng sạch với các thông số sau:
- Diện tích phòng: 183.5 m2 , chiều cao trần H=3m (cả vách và trần làm bằng panel, phun silicon làm kín khe kẽ)
- Kích thước cửa: W4750 x H2000 - Giả sử khe dưới và trên lấy 5mm, khe 2 bên lấy 2mm
- Thống số thiết kế hiện tại (của một nhà thầu Nhật): Cấp 5,500 m3/h = thải 1,500 m3/h + hồi 4,000 m3/h
- Áp lực (+)=15Pa

1, Q = 0.825*(0.005*4.75*2 + 0.002*2*2)*15 = 0.6868 m3/s = 2,472 (m3/h) * 1.5 ( tạm tính hệ số rò rỉ qua các khe kẽ khác) = 3,708 m3/h
2, Q = 183.5 * 3 * 1 = 550 (m3/h)

Thấy các thông số còn khá khác biệt, phiền các bác làm rõ hơn vụ này giúp em cái
 
Back
Bên trên