Công Nghiệp Các giải pháp xử lý ẩm cho phòng khống chế nhiệt-ẩm

trung.northstar

Thành Viên [LV 0]
Dear các bác pro!
E hay làm các dự án công nghiệp, hiện e đang thiết kế HVAC cho nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, trong đó có 1 số phòng yêu cầu khống chế nhiệt độ khoảng 25-26, độ ẩm dưới 50 %. Bác nào có kinh nghiệm làm về xử lý ẩm chỉ giáo giúp e với. Thông thường hay áp dụng phương án nào?
 
Thông thường có 2 phương án:
1) Sử dụng hệ thống điều hòa không khí AHU+PAU
2) Sử dụng máy hút ẩm (có thể liên hệ Enco, Harrison để họ hỗ trợ)
 
Thanks bác nmq123!
Phương án sử dụng AHU và PAU là phương án hay rồi nhưng không phải công trình nào cũng có thiết kế hệ chiller để mình dùng , trong trường hợp nhà máy chỉ có 1, 2 phòng nhỏ yêu cầu khống chế độ ẩm mà nhà máy toàn sử dụng VRV hoặc máy cục bộ.
Một phương án e hay thấy các bác Nhật Bổn hay làm là sử dụng máy cục bộ, PAC kết hợp với thanh sấy và máy phun ẩm. Phương án này không hợp lý lắm về mặt năng lượng nhưng lại thường được sử dụng. Nhưng e chưa biết tính công suất thanh sấy và công suất máy phun ẩm sao cho đúng? Nhờ bác chỉ giáo.
 
Phòng gì mà cần cả sưởi và phun ẩm vậy?
Class bao nhiêu? áp suất phòng? Địa điểm xây dựng.
Nếu điều kiện 25-26 độ C và độ ẩm dưới 50%. Thì đâu cần phức tạp thế.
Chỉ cần AHU loại DX là được mà.
 
Thanh sấy dùng trong trường hợp những ngày độ ẩm cao, máy lạnh sẽ làm lạnh sâu xuống để tách ẩm, sau đó lại sấy lên trước khi thổi vào phòng để đạt cả yêu cầu về nhiệt và ẩm.
Còn máy phun ẩm dùng trong những ngày độ ẩm thấp ( thường về mùa đông, cái này dùng cho phòng độ ẩm 50-60% chứ không hẳn là dưới 50%).
E chỉ thắc mắc là tính công suất của thanh sấy và máy phun ẩm thế nào cho đúng thôi, vì khi đó mình thường đã có công suất lạnh của máy điều hòa (theo tải nhiệt phòng yêu cầu), tức là có lưu lượng gió nhưng không xác định được cần phải sấy lên bao nhiêu độ để xác định được độ chênh entanpi và độ chênh lệch ẩm.
Thanks bác.
 
1. Lưu lượng gió phải theo cấp độ sạch.
2. Muốn tính được nhiệt độ gió vào thì có thể tính: Theo Sách hướng dẫn thiết kế (Tính tay) hoặc theo phần mềm Trace 700 or Carrier Hap. Từ đó áp dụng công thức ra được sưởi.
3. Muốn tính được máy phun ẩm thì căn cứ vào dung ẩm (chủ yếu là khí tươi) so với dung ẩm của phòng là tính được.
 
Bác dùng PAC để khống chế độ ẩm thì có 2 vấn đề:
- Chỉ khống chế được độ ẩm từ 50% trở lên
- Tốn điện
- Máy nén dễ ra đi + từ chối bảo hành của nhà sản xuất

Cách tính phun ẩm và thanh sấy:
- Tính phun ẩm và sưởi trong điều kiện mùa đông. Phun ẩm chỉ cần tính cho gió tươi do độ ẩm của phòng lúc này chỉ phụ thuộc vào điều kiện của gió tươi
- Kiểm tra nhiệt hiện trong phòng:
+ Trường hợp dư: chỉ cần tính sưởi cho gió tươi đến nhiệt độ phòng
+ Trường hợp âm: tính thêm nhiệt phải bù

Và chú ý là phải dựng quá trình trên đồ thị không khí ẩm nhé.
 
Dear các bác pro!
E hay làm các dự án công nghiệp, hiện e đang thiết kế HVAC cho nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, trong đó có 1 số phòng yêu cầu khống chế nhiệt độ khoảng 25-26, độ ẩm dưới 50 %. Bác nào có kinh nghiệm làm về xử lý ẩm chỉ giáo giúp e với. Thông thường hay áp dụng phương án nào?
Mình cũng hay làm cho phòng mổ ,theo mình thì có 2 cách mình hay làm
1.Dùng AHU để kiểm soát độ ẩm ,nhiêt độ tốt hơn +PAU (hoặc nếu dùng bộ DC Heater giải pháp này không dùng thường xuyên)
2.Dùng thêm bộ hỗ trợ xử lý nhiệt ẩm trong không gian phòng ..(phương án này không xử lý triệt để được vấn đề dùng trong không gian phòng rộng)
P/s :Bên mình chuyên cung cấp sàn vinyl,expoxy cho bệnh viện ,nhà máy ,phòng sạch .nếu dự án nào bạn cần sản phẩm trên thì alo mình nhé.
0945981214 mình tên Sơn
Hoặc bạn vào thanhphatcorp.com
Cảm ơn bạn
 
Cần hỗ trợ về xử lý độ ẩm trong phòng sản xuất thì liên hệ theo số 090 1314 886 (Mr. Khải). Bên mình chuyên cung cấp các giải pháp xử lý độ ẩm cho các dự án công nghiệp và thương mại ở Việt Nam.
 
Cần hỗ trợ về xử lý độ ẩm trong phòng sản xuất thì liên hệ theo số 090 1314 886 (Mr. Khải). Bên mình chuyên cung cấp các giải pháp xử lý độ ẩm cho các dự án công nghiệp và thương mại ở Việt Nam.
Chào bạn MuntersVN. Xin bạn cho mình hỏi: khi sử dụng kết hợp Máy xử lý hút ẩm kết hợp với các AHU trong Hệ thống ĐHKK trung tâm thì mô hình gió và phương pháp chung để tính toán nhiệt - ẩm như thế nào a? Xin cảm ơn bạnhttps://hvacr.vn/diendan/members/muntersvn.84635/
 
Vì chỉ yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm dưới 50% (không giới hạn dưới) với không gian bé. thì theo mình bạn sử dụng điều hòa thông thường trong phòng (có thể cassette hoặc floor standing) xử lý nhiệt ẩm trong phòng và 1 PAU sử lý nhiệt ẩm lấy gió tươi từ bên ngoài (set up cooling/ heating theo entanpi ngoài trời)là ổn
 
Ngoài cách tích hợp việc xử lý ẩm và nhiệt độ vào một hệ thống AHU thì còn cách khách là tách ra thành 2 hệ thống: 1 để xử lý nhiệt, 2 để xử lý ẩm
1, Xử lý nhiệt: bạn có thể tùy chọn bất kỳ loại đều hòa nào cũng được (đặt sàn, âm trần, VRV, AHU-FCU...) miễn sao phù hợp với yêu cầu của khách hàng, gió tươi cấp vào dàn lạnh
2, Xử lý ẩm: Bạn dùng máy hút ẩm công nghiệp và bố trí đều cho từng khu vực

Cách này thì tính toán sẽ đỡ phức tạp hơn, chi phí tương đương hoặc rẻ hơn , nhưng độ chuẩn xác thấp hơn với
 
Chào bạn , mô hình gió hiện này chủ yếu là có 03 loại tùy thuộc vào những ứng dụng khác nhau :
1) Hệ thống Closed System : Đây là hệ thống kín 100%, không có gió tươi, chủ yếu sử dụng trong các kho chứa hàng, gió sẽ được tuần hoàn qua máy hút ẩm đến AHU và cấp lại về phòng.
2) Hệ thống Semi-Closed System : Đây là hệ thống sử dụng gió tươi 01 phần, chủ yếu cho các phòng sản xuất có người làm việc, gió tươi cần được xử lý sơ bộ bằng PAU để tách bớt ẩm theo nguyên lý ngưng tụ sau đó kết hợp với gió hồi từ phòng qua máy hút ẩm, sau cùng sẽ qua AHU để kiểm soát về nhiệt độ và cấp về phòng.
3) Hệ thống Open System : Đây là hệ thống tương tự hệ Semi- Closed System nhưng sử dụng 100% gió tươi, chủ yếu sử dụng cho các phòng sản xuất có môi trường độc hại, bụi bẩn cao, chủ đầu tư không muốn tái tuần hoàn gió hồi.

Về cách tính ẩm thì mỗi đơn vị sẽ có các cách tính khác nhau tuy nhiên cũng sẽ chỉ dựa trên nhưng tiêu chí như sau :
1) Điều kiện môi trường
2) Điều kiện phòng
3) Kích thước phòng
4) Số người làm việc
5) Tần suất đóng mở cửa
6) Tải ẩm của sản phẩm phát sinh trong phòng
7) Lưu lượng gió tươi nếu có

Về phần tính toán nhiệt thì chúng ta cứ tính toán theo tải nhiệt trong phòng cộng thêm tải nhiệt do máy hút ẩm phát sinh.
 
Back
Bên trên