Chọn bình áp lực như thế nào?

tocnganchandai

Thành Viên [LV 1]
Chào các bác, em mới vào nghề, mới tìm ra hvacr.vn, mong các bác giúp đỡ.
Em muốn hỏi các bác cách tính chọn bình áp lực cho hệ thống cấp nước nhà cao tầng. Việc lựa chọn thể tích hay áp lực cài đặt cho bình áp lực như thế nào?
Cám ơn các bác trước!
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

bác nên nói rõ thêm đi, cái bình áp lực này dùng làm gì, bác vướng v/đ gì mà cần bình này ...
cái bình này cũng dùng kèm theo cái gì, bơm hay không bơm ...
nhà cao tầng là mấy tầng nữa chứ .....
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

bác nên nói rõ thêm đi, cái bình áp lực này dùng làm gì, bác vướng v/đ gì mà cần bình này ...
cái bình này cũng dùng kèm theo cái gì, bơm hay không bơm ...
nhà cao tầng là mấy tầng nữa chứ .....

Cám ơn bác, xin lỗi bác, tôi cứ tưởng là hỏi như thế là đủ, vì thực ra tôi cũng nghĩ là nó có cách tính chung thôi. Đối với nhà công nghiệp, yêu cầu không chặt chẽ như nhà cao tầng thì anh tôi toàn chọn bừa một cái bình 100L sau hệ thống bơm tăng áp. Nhưng đối với nhà cao tầng dân dụng, mọi thiết kế đều phải theo tiêu chuẩn nên tôi không biết là có tiêu chuẩn hay có sách nào hướng dẫn cách tính chọn cho cái bình ấy không,tôi đưa ra thông số chẳng hạn tòa nhà làm việc 10 tầng, bơm tăng áp lưu luợng 20m3/h, H=40m, hệ bơm tăng áp đương nhiên cần một cái bình áp lực đúng không ạ, chọn thế nào? Nhờ các bác giúp tôi!
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Cám ơn bác, xin lỗi bác, tôi cứ tưởng là hỏi như thế là đủ, vì thực ra tôi cũng nghĩ là nó có cách tính chung thôi. Đối với nhà công nghiệp, yêu cầu không chặt chẽ như nhà cao tầng thì anh tôi toàn chọn bừa một cái bình 100L sau hệ thống bơm tăng áp. Nhưng đối với nhà cao tầng dân dụng, mọi thiết kế đều phải theo tiêu chuẩn nên tôi không biết là có tiêu chuẩn hay có sách nào hướng dẫn cách tính chọn cho cái bình ấy không,tôi đưa ra thông số chẳng hạn tòa nhà làm việc 10 tầng, bơm tăng áp lưu luợng 20m3/h, H=40m, hệ bơm tăng áp đương nhiên cần một cái bình áp lực đúng không ạ, chọn thế nào? Nhờ các bác giúp tôi!

Lâu nay, thuật ngữ "Bơm tăng áp" của Việt Nam hay Booster Pumps tiếng Anh làm nhiều người hiểu sai ý nghĩa của hệ thống này. Thực tế bản chất của hệ thống không phải như thế. Tôi nghĩ là cái gì cũng đi vào bản chất vấn đề thì các bạn sẽ hiểu và áp dụng thông suốt một cách chính xác.
- Đầu tiên xin nói là để tăng áp lức bạn phải dùng bơm. Các bơm nước sẽ giúp tăng áp lên cao và bạn có thể dùng nước mạnh (thế mới xướng tay chứ).
- Khi bơm dừng, áp đường ống sẽ tụt xuống về 0 bar. Khi đó nếu muốn xướng tay, bạn lại phải bật bơm lên để rửa tay (hề hề)
- Vậy thì rõ ràng để có áp nước mạnh thì phải bật bơm lên nhưng chẳng lẽ cứ rửa tay lại phải bật máy bơm??? (Vấn đề về hệ thống bơm tăng áp chính là giải quyết câu hỏi này đây!!!)
Sau ba câu vào đề, tôi xin nói về đặc điểm của 1 hệ bơm tăng áp:
- 1 hệ bơm tắng áp phải là 1 hệ kín áp (áp lực không bị tụt đi theo thời gian). Vì thế khi mở vòi nước, áp lực mạnh làm ta sướng tay chứ!
Bây giờ xin nói tiếp về hệ bơm tăng áp. Rõ ràng muốn có ấp mạnh phải chạy bơm thôi. tính chất tự động cho bơm chạy chính là công tắc áp lực. Công tắc này sẽ chỉnh theo mức áp lực ta muốn. Nếu đạt thì bơm dừng và không đạt khi bơm phải chạy. Do đó, áp chỉnh ở công tắc áp lực sẽ nhỏ hơn cột áp bơm thực tế.
Vấn đề ở đây là 1 bơm sẽ phải chạy liên tục thì bơm sẽ hỏng nhanh thôi. Bình mà ta hay gọi là tăng áp thực tế là một bồn chứa nước áp lực cao!
Cấu tạo của bồn gồm 2 ngăn, một ngăn chứa khí én có áp lực 1 bar, ngăn còn lại dùng chứa nước. Với tầm chỉnh áp lực từ 2.5 bar đến 3.5 bar, rõ ràng thể tích nước cực đại chứa trong bình là bao nhiêu thì cần phải theo dõi bảng đặc tính kỹ thuật của bình. Vấn đề tôi nói với các bạn ở đây là chọn bình thế nào là hợp lý.
Giả sử bạn có 1 bơm dùng cho 10 vòi nước, tất nhiên là bơm có thể bật lên, tuy nhiên số lần khởi động bơm quá nhiều sẽ dẫn đến hỏng bơm. Vì thế lượng nước trữ trong bồn đóng vai trò làm giảm số tần số chạy bơm và đây cũng chính là bản chất dùng bình tăng áp trong các hệ thống bơm.
Điều này có nghĩa là bình tăng áp thực ra là bồn chứa nước áp lực cao nhằm làm giảm tần số hoạt động của bơm (nghe có vẻ lạ nhưng đây là thiết bị được tạo ra để giải quyết vấn đề kỹ thuật duy nhất là giảm tần số hoạt động của bơm - một bài toán kinh tế và kỹ thuật rất đặc biệt)
Như thế việc chọn bồn sẽ phụ thuộc vào tần số hoạt động cho phép của 1 bơm (thông số này xem ra khó tra cứu được vì rất ít tài liệu nói đến). Tuy nhiên 1 cách định tính thì bạn có thể chọn thế này, nếu bơm dừng thì ít nhất phải 7 phút sau mới cho phép hoạt động. Với 10 vòi nước rửa tay, công suất 0.07l/s thì lượng nước tiêu thụ trong 7 phút là: 7*60*10*0.07 = 294 lít.
Với 1 bồn bất kỳ, áp lực tăng từ 2.5bar đến 3.5bar, thể tích thay đổi là: V = G(3.5 - 2.5) = G
Tham số G được cung cấp bởi đặc tính kỹ thuật của bồn. Tuy nhiên điều cơ bản là V > 294 lit cần được thỏa mãn. Đây chính là cách để chọn bình tăng áp.
Viết vấn đề này ra để mọi người nhìn nhận 1 hệ thống rất cơ bản là hệ booster Pump thì bơm đóng vai trò tăng áp, công tắc áp lực đóng vai trò gọi bơm hoạt động. Còn bình tăng áp thực chất đóng vai trò là bồn chứa nước áp lực cao nhằm tránh cho bơm hoạt động nhiều lần (giảm tần số hoạt động của bơm)
Nói chung, khi bạn nói về hệ Booster Pump, bạn phải hiều là chúng có các thiết bị như vậy và mục đích của các thiết bị cũng chỉ là như thế thôi!
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

theo tôi nghĩ đề bài của bác bây giờ khá rõ.
bây giờ nói về khái niẹm bình áp lực. trong hệ thống thủy lực, người ta dùng bình áp lực tạo ra hiệu quả là sinh ra lực nén cao hơn thiết bị nén đang có.
thí dụ cái máy nén thủy lực, chỉ cần một thiết bị nén công suất nhỏ, nén vào 1 ống nhỏ, qua bình tích áp nó sẽ có khả năng tạo ra một lực nén mạnh hơn, khi mà dầu này được đưa vào xi lanh.
vì sao....
vì tại bình áp lực, áp suất trên mọi điểm là như nhau. nhưng ống vào có tiết diện nhỏ, thì lực nén vào không cần lớn. trong khí ống ra có tiết diẹn lớn, thì kết quả nó tạo ra lực đẩy lớn. ví dụ áp suất trong bình là 10 kg/cm2. ống vào tiết diện 1 cm2, thì lực nén vào chỉ cần hơn 10 kg. nhưng ống ra có tiết diện 3 cm2, thì nó sẽ tạo ra lực nén là 3*10=30 kg.
vậy thì bình tích áp là 1 thiết bị để tăng áp cho máy bơm. bình càng to thì tăng áp càng hiệu quả. nếu bác dùng máy bơm để bơm nước sinh hoạt lên tầng cao, có nghĩa là bơm của bác cần tăng lực đẩy lên. vậy thì vận dụng nguyên lý nói trên, bác có thể dùng bình tích áp có kích thước tùy ý, to lên đến mức chi phí cho phép, và mặt bằng lắp đặt cho phép. tuy nhiên chú ý ống nước vào phải bé hơn ống ra.
nếu nhà 10 tầng, thì theo số liệu khảo sát thực tế của tôi, áp suất cần thiết để đẩy nước từ mặt đất lên nóc khoảng 4,5 kg/cm2. nếu máy bơm có lực đẩy nhỏ hơn thì không đẩy lên được. vậy dùng bình tích áp sẽ có khả năng đẩy lên. theo số liệu tôi đã đo được, những bơm nước ghi trên nhãn chiều cao cột bơm là 30 m, thì thực tế chỉ tạo được áp lực bơm nước khoảng 3,5 kg/cm2. đây là số liệu tôi đo thực tế, không tham khảo sách nào hết.
bác có thể tham khảo các số liệu này để tính toán.
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Cách nói của bác doquan là không đúng đâu! Thực tế thì bơm là đóng vai trò tăng áp. Muốn bơm 30 may 40m thì cột áp đẩy của bơm phải đạt đến đó đã. Công tắc áp lực đóng vai trò bật tắt bơm. Còn bồn thì giảm tần số hoạt động của bơm. Dùng bồn nhỏ thì mau thay bơm thôi bác ạ!
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Cách nói của bác doquan là không đúng đâu! Thực tế thì bơm là đóng vai trò tăng áp. Muốn bơm 30 may 40m thì cột áp đẩy của bơm phải đạt đến đó đã. Công tắc áp lực đóng vai trò bật tắt bơm. Còn bồn thì giảm tần số hoạt động của bơm. Dùng bồn nhỏ thì mau thay bơm thôi bác ạ!

bác dung thân mến.
thực tế bơm là thiết bị tạo ra áp lực, vì nếu không có nó thì làm sao nước chảy lên tầng cao, trong trường hợp nước tĩnh ở bể. còn nếu nước trong hệ thống công cộng, thì áp của nó thấp nên bơm sẽ tạo áp lực tăng thêm.
tuy vậy, một cách đơn giản nhất khong dựa lý thuyết, thì cái bơm có bình áp lực và cái không có thì cái có sẽ hoạt động hiệu quả hơn, dù đẩy lên cao hay đẩy đi xa. tôi để ý cái có bình áp lực thì nhà sản xuất còn làm với công suất thấp hơn cái không có bình áp lực, tuy cùng cao độ và lưu lượng, nhưng công suất tiết kiệm khoảng 7-8 %.
đó là lý do giải thích vì sao thiếu bình áp lực thì bơm chóng hư hơn, vì nó phải làm việc nhiều hơn, bác ạ.
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Bác doquan ạ!
Thực tế bình điều áp đóng vai trò là bồn chứa đấy! Rõ ràng khi có bồn chứa lớn thì tần suất hoạt động của bơm sẽ giảm đi và do đó tuổi thọ bơm sẽ cao hơn. Còn khi giảm áp rồi thì bơm phải hoạt động thôi và lúc đó áp giảm đi ở đầu cuối sử dụng cũng là lẽ đương nhiên. Có một thực tế ít ai nghĩ đến là các hệ bơm có bồn thì áp khiển luôn nhỏ hơn 10 bar và thực tế khi tính toán hoạt động thì áp suất hệ thống này chỉ hiệu quả khi ở giá trị từ 2.5 - 5 bar thôi! Với áp lớn hơn 10 bar, gần như không có hãng nào sản xuất bồn áp lực cả!
Cái tôi muốn nói ở đây là lâu nay, anh em chọn hệ booster pumps hầu như không tính toán bồn áp lực cỡ bao nhiêu thì vừa và thực tế khi chọn bồn quá nhỏ thì bơm nước chạy gần như 100%. Với bơm hoạt động gần như 100% thì bình điều áp đâu cần lắp làm gì cho tốn tiền!
Bài toán thực tế này thực ra đều được các hãng sản xuất bồn đề cập rất nhiều rồi. Tham gia bài này, tôi chỉ muốn nói rằng khi bạn dùng thiết bị gì thì phải nắm bản chất và công dụng thực sự của thiết bị khi tính toán và thiết kế thôi! Mọi cái không phải tự nhiên sinh ra và nằm đúng vị trí của nó!
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Cám ơn các bác đã quan tâm và trả lời giúp tôi. Khi tôi hỏi các bác cách tính chọn bình áp lực, tôi không trình bày dài dòng nhưng theo tôi hiểu thì bình áp lực đúng là một bồn chứa nước có áp lực và nhiệm vụ chính của nó chính là để giảm số lần hoạt động của bơm, bảo vệ bơm (áp lực như thế nào thì tùy theo yêu cầu). Tôi nghĩ là bác nguyenledung đã phân tích vấn đề đúng bản chất. Trước đây tôi chỉ gọi hệ thống bơm nước cấp là hệ thống bơm nước cấp, tôi hiểu booster pumps là để tăng áp cho một hệ thống đã có áp rồi, tuy nhiên các tài liệu tiếng Anh cũng như các catalog của các hãng bơm đều gọi hệ bơm nước cấp là hệ booster pumps nên ta cứ dùng cái tên đấy đi.
Rất cám ơn bác nguyenledung đã phân tích rất kĩ và cho tôi cách tính tương đối dung tích bình áp lực. Theo như bác lấy ví dụ với 10 vòi thì chắc khi tôi tính với tòa nhà 10 tầng chẳng hạn, tôi sẽ phải lấy các loại vòi nhân với hệ số đồng thời của từng loại đúng ko và tôi nhớ là bơm nước chỉ làm việc được tối đa 14lần/1h thôi. Tuy nhiên nếu các bác có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể hơn cách chọn bình áp lực tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì cho tôi xin với.
Cám ơn các bác rất nhiều!
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Chào các bạn.
Đối với nhà cao tầng, thông thường người ta dùng bơm bơm nước từ bể ở tầng hầm lên bồn chứa trên mái. Đối với các tòa nhà cao quá người ta phải thiết kế thêm bồn và bơm trung gian để giảm cột áp bơm và hệ thống đường ống (Vì thiết bị áp suất cao giá đắt hơn rất nhiều so với áp suất thấp và nguy cơ sự cố cũng cao hơn). Sau đó dùng trọng lực của nước để dẫn xuống cấp cho các tầng dưới. Càng xuống dưới áp lực nước càng cao. Khi áp lực nước cao hơn mức cho phép thì phải lắp van giảm áp. Riêng 3 tầng trên cùng do chiều cao cột nước không đảm bảo áp suất theo tiêu chuẩn nên người ta phải dùng bơm tăng áp. Như vậy lưu lượng bơm tăng áp chỉ tính cho các tầng trên cùng thôi chứ không phải tính cho toàn bộ tòa nhà.
Việc tính chọn bình áp lực phụ thuộc vào số lượng bơm và cách vận hành của hệ thống như thế nào? Thông thường có 2 cách điều khiển:
1. Điều khiển ON/OFF: Khi áp suất xuống thấp hơn mức thấp (áp suất chạy bơm), bơm chạy. Khi áp suất lên bằng mức cao (áp suất ngừng bơm) thì bơm ngừng. Đối với hệ thống này áp suất hệ thống luôn thay đổi, tăng từ mức thấp đến mức cao khi bơm chạy và giảm ngược lại khi bơm ngừng. Dung tích bình áp lực có thể tính theo công thức sau:
V = Q x Tmin / K
Trong đó:
V: Dung tích bình áp lực (L)
Q: Lưu lượng của 1 bơm (L/ph)
Tmin: Thời gian chạy tối thiểu của bơm (Phút). Đối với công trình thương mại, công nghiệp Tmin=1~2 phút, còn nhà dân dụng thường lấy thấp hơn.
K: hệ số sử dụng của bình phụ thuộc vào áp suất làm việc của hệ thống (tra catalog của nhà sản suất bình hoặc tham khảo trang web dưới đây).
2. Điều khiển bằng biến tần (Inverter): Khi lưu lượng nước sử dụng thay đổi, tốc độ bơm được điều chỉnh bằng biến tần đảm bảo áp suất hệ thống không đổi. Đối với hệ thống này bình áp lực rất nhỏ (chỉ 15~20L). Hệ thống này nhà sản xuất đã lắp ráp thành cụm sẵn, chúng ta chỉ việc mua về rồi lắp ống vào không cần tính toán gì cả.
Các bác có thể tham khảo thêm tại đây:
http://www.flexconind.com/html/sizing.html
http://www.nationaldriller.com/Articles/Column/c04c543281b39010VgnVCM100000f932a8c0____
Mong các bạn góp ý thêm.
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

@bác exlife86 : cám ơn bác, tôi quên mất ko nói trường hợp của tôi là hệ bơm cấp nước cho nhà cao tầng bơm trực tiếp từ bể nước ngầm chứ không bơm lên mái và cũng không có bể trung gian ở tầng kĩ thuật và hệ bơm là bơm biến tần, hệ thống như thế này tôi thấy hiện đang là xu thế chung (không dùng bể mái để giảm tải trọng lên kết cấu).
Chắc là tôi có thể yêu cầu bên cung cấp bơm hoặc bên cung cấp thiết bị áp lực thiết kế luôn bình áp lực cho hệ thống nhỉ? Tuy nhiên tôi vẫn muốn hiểu tường tận cách tính nên các phân tích và trả lời của các bác cũng làm tôi vỡ ra nhiều cái ngu trong đầu, tôi đang xem 2 link mà bác exlife86 đưa đây.
Tôi lại thắc mắc sang hệ thống cứu hỏa, các bác cho tôi hỏi là nếu hệ thống bơm cứu hỏa cho nhà cao tầng mà cũng không có bể mái hay bể trung gian thì có ổn không, hệ bơm cũng phải là biến tần đúng không - bản thân hệ thống đã có một jokey pump + bình áp lực cho mỗi hệ thống bơm nước cứu hỏa vách tường và hệ thống bơm nước cứu hỏa tự động?
Hiện các thiết kế kiến trúc của bên tôi, các công trình cao tầng 10-40 tầng từ ks đến trung tâm thương mại hay tòa nhà văn phòng đều yêu cầu bên ME hạn chế và không thiết kế bể mái. Vậy giới hạn cho một hệ thống bơm cứu hỏa, cấp nước (bơm biến tần không dùng bể mái) là như thế nào, số tầng hay chiều cao tòa nhà như thế nào (theo kinh nghiệm cũng như hiểu biết của các bác) ??
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Thì cũng như bác NguyenLedung nói, nguyên tắc là như nhau cho mọi trường hợp, Jockey pump chỉ để giữ áp cho hệ thống (do có sự rò rỉ)
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Tôi hiểu ra vấn đề rồi, cám ơn các bác. Nhiều lúc thấy mình ngớ ngẩn thật.
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

sự việc nhiều khi có những cơ sở rất đơn giản. nhưng khi ta nhìn vào không thấy cơ sở của nó thì sẽ thấy rất rắc rối.
về bình áp lực có 1 ví dụ đơn giản là cái máy nén khí. cùng 1 tổng nén, lên 10 kg/cm2, nếu bình to hơn, thì khi ta dùng khí nén chạy 1 máy nào đó, thì tổng nén lâu phải chạy lại hơn.
tôi nghĩ ví dụ này điển hình cho khí động học, và thủy lực học luôn.
tôi không muốn nêu ra tài liệu nào. vì những điều tôi nêu nó là kiến thực chung của thế giới rồi, khong còn bí hiểm, và của riêng ai.
cũng như việc tạo ra bể nước cho 1 tòa nhà, nó có nguyên nhân cụ thể. một trong các nguyên nhân là người ta dự phòng 1 lượng nước cho sử dụng lúc cấp bách, đề phòng mạng nước công cộg không cung cấp kịp.
bởi vậy, có liên quan giữa tính bơm và tính bể, nhưng nguyên nhân nào là chính lại nằm ngoài kỹ thuật, dường như là tính cả trường hợp mạng công cộng mất nước, có thể vì ai đó đục hỏng ống chẳng hạn.
ngoài ra ví dụ tính bơm cho nhà cao tầng, giả sử nhà cao 50 m, bơm đẩy cao 30 m, thì đương nhiên phải có bể trung gian, hay bơm tăng áp, cái này tôi nghĩ việc gì phải tranh luận, bài toán lớp 1 mà.
một ví dụ khác. trong cuộc chiến tranh đánh pháp, năm 1950, ta mở chiến dịch biên giới. nguyên nhân đơn giản là mở thông đường biên, để nhận được viện trợ của phe ta, vì lúc đó lực lượng ta rất thiếu vũ khí, đạn dược và nhiều thứ. nhưng nếu ai muốn phân tích thêm, có thể lồng thêm nhiều v/đ khác vào và tán lên như tiểu thuyết, và cũng vẫn đúng.
vậy thôi, không phải mọi cái đều phải rối bòng bong mới là đúng. cũng như cái hệ nước cứu hỏa muốn phun được nhiều nước thì cần có áp suất cao ở trong. còn áp bao nhiêu thì là chuyện sau.
các bác vui vẻ tiếp nhé.
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

theo tôi nghĩ đề bài của bác bây giờ khá rõ.
bây giờ nói về khái niẹm bình áp lực. trong hệ thống thủy lực, người ta dùng bình áp lực tạo ra hiệu quả là sinh ra lực nén cao hơn thiết bị nén đang có.
thí dụ cái máy nén thủy lực, chỉ cần một thiết bị nén công suất nhỏ, nén vào 1 ống nhỏ, qua bình tích áp nó sẽ có khả năng tạo ra một lực nén mạnh hơn, khi mà dầu này được đưa vào xi lanh.
vì sao....
vì tại bình áp lực, áp suất trên mọi điểm là như nhau. nhưng ống vào có tiết diện nhỏ, thì lực nén vào không cần lớn. trong khí ống ra có tiết diẹn lớn, thì kết quả nó tạo ra lực đẩy lớn. ví dụ áp suất trong bình là 10 kg/cm2. ống vào tiết diện 1 cm2, thì lực nén vào chỉ cần hơn 10 kg. nhưng ống ra có tiết diện 3 cm2, thì nó sẽ tạo ra lực nén là 3*10=30 kg.
vậy thì bình tích áp là 1 thiết bị để tăng áp cho máy bơm. bình càng to thì tăng áp càng hiệu quả. nếu bác dùng máy bơm để bơm nước sinh hoạt lên tầng cao, có nghĩa là bơm của bác cần tăng lực đẩy lên. vậy thì vận dụng nguyên lý nói trên, bác có thể dùng bình tích áp có kích thước tùy ý, to lên đến mức chi phí cho phép, và mặt bằng lắp đặt cho phép. tuy nhiên chú ý ống nước vào phải bé hơn ống ra.
nếu nhà 10 tầng, thì theo số liệu khảo sát thực tế của tôi, áp suất cần thiết để đẩy nước từ mặt đất lên nóc khoảng 4,5 kg/cm2. nếu máy bơm có lực đẩy nhỏ hơn thì không đẩy lên được. vậy dùng bình tích áp sẽ có khả năng đẩy lên. theo số liệu tôi đã đo được, những bơm nước ghi trên nhãn chiều cao cột bơm là 30 m, thì thực tế chỉ tạo được áp lực bơm nước khoảng 3,5 kg/cm2. đây là số liệu tôi đo thực tế, không tham khảo sách nào hết.
bác có thể tham khảo các số liệu này để tính toán.

Theo suy nghĩ của tớ thì nguyenledung đã trả lời đúng và khá đầy đủ.
Về quan điểm của bác cho rằng bình tích áp là thiết bị để tăng áp thì tớ nghĩ là nó sai. Bình tích áp, như tên gọi của nó, chỉ có chức năng tích áp lực thôi, mục đích là để giảm số lần đóng cắt của bơm, và nguyenledung đã nói rồi. Có lẽ bạn hơi nhầm giữa áp suất(N/m2) và lực(N). Mục đích của hệ thống booster pump chỉ là tạo ra và duy trì ổn định áp suất nước trong một giải yêu cầu, chứ không có yêu cầu về lực.
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Theo suy nghĩ của tớ thì nguyenledung đã trả lời đúng và khá đầy đủ.
Về quan điểm của bác cho rằng bình tích áp là thiết bị để tăng áp thì tớ nghĩ là nó sai. Bình tích áp, như tên gọi của nó, chỉ có chức năng tích áp lực thôi, mục đích là để giảm số lần đóng cắt của bơm, và nguyenledung đã nói rồi. Có lẽ bạn hơi nhầm giữa áp suất(N/m2) và lực(N). Mục đích của hệ thống booster pump chỉ là tạo ra và duy trì ổn định áp suất nước trong một giải yêu cầu, chứ không có yêu cầu về lực.

có lẽ bác nên nghiên cứu kỹ về hệ thống nén thủy lực đã, hoặc nghiên cứu một cái máy nén khí cũng được, những thiết bị đó đều có bình áp lực, rồi tranh luận tiếp chưa muộn
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

theo tôi nghĩ đề bài của bác bây giờ khá rõ.
bây giờ nói về khái niẹm bình áp lực. trong hệ thống thủy lực, người ta dùng bình áp lực tạo ra hiệu quả là sinh ra lực nén cao hơn thiết bị nén đang có.
thí dụ cái máy nén thủy lực, chỉ cần một thiết bị nén công suất nhỏ, nén vào 1 ống nhỏ, qua bình tích áp nó sẽ có khả năng tạo ra một lực nén mạnh hơn, khi mà dầu này được đưa vào xi lanh.
vì sao....
vì tại bình áp lực, áp suất trên mọi điểm là như nhau. nhưng ống vào có tiết diện nhỏ, thì lực nén vào không cần lớn. trong khí ống ra có tiết diẹn lớn, thì kết quả nó tạo ra lực đẩy lớn. ví dụ áp suất trong bình là 10 kg/cm2. ống vào tiết diện 1 cm2, thì lực nén vào chỉ cần hơn 10 kg. nhưng ống ra có tiết diện 3 cm2, thì nó sẽ tạo ra lực nén là 3*10=30 kg.
vậy thì bình tích áp là 1 thiết bị để tăng áp cho máy bơm. bình càng to thì tăng áp càng hiệu quả. nếu bác dùng máy bơm để bơm nước sinh hoạt lên tầng cao, có nghĩa là bơm của bác cần tăng lực đẩy lên. vậy thì vận dụng nguyên lý nói trên, bác có thể dùng bình tích áp có kích thước tùy ý, to lên đến mức chi phí cho phép, và mặt bằng lắp đặt cho phép. tuy nhiên chú ý ống nước vào phải bé hơn ống ra.
nếu nhà 10 tầng, thì theo số liệu khảo sát thực tế của tôi, áp suất cần thiết để đẩy nước từ mặt đất lên nóc khoảng 4,5 kg/cm2. nếu máy bơm có lực đẩy nhỏ hơn thì không đẩy lên được. vậy dùng bình tích áp sẽ có khả năng đẩy lên. theo số liệu tôi đã đo được, những bơm nước ghi trên nhãn chiều cao cột bơm là 30 m, thì thực tế chỉ tạo được áp lực bơm nước khoảng 3,5 kg/cm2. đây là số liệu tôi đo thực tế, không tham khảo sách nào hết.
bác có thể tham khảo các số liệu này để tính toán.

có lẽ bác nên nghiên cứu kỹ về hệ thống nén thủy lực đã, hoặc nghiên cứu một cái máy nén khí cũng được, những thiết bị đó đều có bình áp lực, rồi tranh luận tiếp chưa muộn

Chào doquan,

Có lẽ là hơi loãng chủ đề, nhưng mình tuy làm ngành HVAC, nhưng có tính hơi thích nghịch kỹ thuật, nên cũng có tham khảo thêm 1 chút về lĩnh vực khác. Về hệ thống điều khiển thuỷ lực và khí nén cũng biết chút ít, có làm thực tế hẳn hoi, thậm chí là tiếp xúc với món này trước khi làm ngành hvac.
Nếu về thuỷ lực bạn có thể tham khảo thêm diễn đàn này, mình thấy nó khá hay: http://www.hydraulics.vn/forum/showthread.php?t=32
Đọc ở đây bạn sẽ thấy nguyên lý và công dụng của bình tích áp trong hệ thống thuỷ lực.
Thực ra thì trong hệ thống cấp nước, thiết bị duy nhất có thể tạo áp lực là cái bơm, còn cái bình chỉ là thiết bị "chứa" thôi, và áp lực đuợc "chứa" trong cái bình đó nhờ sự nén của chất khí bên trong.
Không bao giờ có chuyện dùng bình tích áp để tăng áp suất của hệ thống lên quá áp lực mà bơm tạo ra được. Cái này thì chắc là sẽ có rất nhiều người chia sẻ ý kiến với tôi.
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Chào doquan,

Có lẽ là hơi loãng chủ đề, nhưng mình tuy làm ngành HVAC, nhưng có tính hơi thích nghịch kỹ thuật, nên cũng có tham khảo thêm 1 chút về lĩnh vực khác. Về hệ thống điều khiển thuỷ lực và khí nén cũng biết chút ít, có làm thực tế hẳn hoi, thậm chí là tiếp xúc với món này trước khi làm ngành hvac.
Nếu về thuỷ lực bạn có thể tham khảo thêm diễn đàn này, mình thấy nó khá hay: http://www.hydraulics.vn/forum/showthread.php?t=32
Đọc ở đây bạn sẽ thấy nguyên lý và công dụng của bình tích áp trong hệ thống thuỷ lực.
Thực ra thì trong hệ thống cấp nước, thiết bị duy nhất có thể tạo áp lực là cái bơm, còn cái bình chỉ là thiết bị "chứa" thôi, và áp lực đuợc "chứa" trong cái bình đó nhờ sự nén của chất khí bên trong.
Không bao giờ có chuyện dùng bình tích áp để tăng áp suất của hệ thống lên quá áp lực mà bơm tạo ra được. Cái này thì chắc là sẽ có rất nhiều người chia sẻ ý kiến với tôi.


về điều này thì bác lại đi ra ngoài ý của bạn nói ra.
tôi phân biệt rất rõ áp suất và áp lực. do vậy mới nói rằng cái bình tích áp nó có tác dụng gì.
bạn nên đi sâu thực tế thêm sẽ thấy rõ. nói nôm na như tôi đã ví dụ, 2 cái bơm nước con con, 1 cái cs 125 w, không có bình áp, 1 cái có bình áp và công suất chỉ có 115 w, cùng tạo ra cột áp và lưu lượng như nhau. đây là nói trên số liệu cụ thể trên nhãn máy, cùng của nhật, và lưu hành rộng rãi trong dân chúng chứ không phải đồ quý hiếm đặc biệt gì. vì tôi hay va chạm các loại này nên nói chắc với bạn thế. và cái bình áp của con bơm này nó cũng nhỏ thôi, chỉ chừng hơn 1 lit nước, gắn trên thân bơm. còn nói rộng ra, hiện nay có rất nhiều loại bơm gia đình loại hút sâu, đẩy cao, đề gắn bình áp kèm theo. bình có nhiều loại ừ 1 lit nước đến hơn 5 lit. tôi nghĩ chắc hãng chế tạo họ không phải làm thừa ra làm gì đâu.
còn nói về thủy lực, tôi ví dụ bạn thấy cái máy ép cọc bê tông. nếu cái mô tơ ấy nén thì chắc không đủ để chuyển động cái cọc. nhưng thông qua hệ thủy lực, xi lanh, pitton, ben, bình áp .... nó tạo ra một lực rất lớn để ép nhưng cây cọc dài có đến chục m. vì sao vậy ? vì áp suất do mô tơ tạo ra và áp suất trong bình áp thì nói chung là tương đương trong hoạt động, tất nhiên mô tơ phải thắng áp trong bình thì mới đẩy dầu đi được. nhưng với áp suất đấy, qua hệ thống ben nó tạo ra một lực khác lớn hơn nhiều, mới đạt được việc ta muốn. một ví dụ nữa với bạn : cái kích thủy lực. người ta dùng cái kích bé bằng cổ tay, ấn nhẹ nhẹ, nhưng nâng được ô tô lên thay lốp. cái này chắc là dễ hiểu chứ không cần phải phân tích nhiều hả bạn. còn máy nén khí, nó tương tự khi ta nghiên cứu các thiết bị sử dụng khí nén, ví dụ cái phanh hơi của ô tô, hay cái máy nén dùng cho nghề khoan đục bê ton ...
tôi chỉ nói thế, còn tùy bạn hiểu. còn việc tranh luận nhiều khi không hay lắm. nếu muốn, bạn cứ tự chứng minh, thông qua việc thiết kế và chế tạo 1 thiết bị dùng thủy lực hay nén khí, lúc đó chắc khỏi cần tranh luận.
còn bọn tôi hay phải sử dụng những thứ đó, nên đã tự chứng minh rồi.
 
Ðề: Chọn bình áp lực như thế nào?

Tranh luận luôn luôn là một điều tốt, vì nó sẽ làm sáng tỏ vấn đề. Cái quan trọng trong tranh luận là tôn trọng nhau và, các bên có cùng mục tiêu tranh luận là tìm ra cái đúng. Đôi khi chúng ta không có thói quen tranh luận và cứ nghĩ rằng tranh luận là cãi nhau. Nếu quan niệm như thế thì thật là khó để mỗi người bầy tỏ quan điểm của mình, cái đó có thể kéo theo nhiều hệ lụy không tốt, chẳng hạn 1 điều gì đó sai nhưng ai cũng ngại nói ra điều đó, thì sẽ có nhiều người nghĩ là nó đúng. Tôi nghĩ là nếu thành tâm trong tranh luận và có thiện ý thì dù có sai cũng được mọi người tôn trọng. Thực ra thì chúng ta lên đây post bài có ai biết chúng ta là ai đâu(ít ra là với tôi), và chúng ta cũng không có nghĩa vụ phải post bài, cũng chả được lợi lộc gì, mà nó chỉ thuần túy xuất phát từ việc muốn tìm hiểu và chia sẻ kiến thức.
Về cái bơm thì, nếu 2 bơm có cùng lưu lượng và cột áp (thực tế khi chạy, chứ giá trị ghi trên thân bơm là ở 1 điểm cụ thể trên đường đặc tính và nó thường ghi là Hmax và Qmax, tức là nếu Hmax thì Q=0), mà công suất điện khác nhau chỉ chứng tỏ là hiệu suất bơm của cái bơm có công suất điện lớn hơn là kém hơn hay eta bơm nhỏ hơn. Việc một bơm công suất nhỏ có cột áp (hay đẩy cao) hơn một bơm là chuyện bình thường, vấn đề là nếu nó đẩy cao hơn thì lưu lượng của nó sẽ thấp. Còn nguyên nhân đẩy cao hay đẩy thấp thì là do cấu tạo của bơm quyết định. Nếu bạn muốn thí nghiệm thì sao không tháo cái bình tích áp của cái bơm công suất nhỏ lắp vào cái bơm công suất 125w xem nó có cải thiện cột áp được không.
Về phần thủy lực thì dù có hay không có bình tích năng thì áp suất hệ thống vẫn không đổi (thực ra là giao động trong một giải nào đó), phụ thuộc vào bơm dầu và do điều chỉnh valve điều áp. Việc tạo ra một lực lớn (như ép cọc), hay chỉ cần tạo ra một lực giữ rất nhỏ(như kẹp chặt 1 chi tiết cơ khí cần gia công) thì vẫn là từ một nguồn đó mà ra, tức là áp suất dầu như nhau, chỉ có điều là đường kính của Piston lớn hơn hay nhỏ hơn mà thôi.
Trong cái kích thì là 2 cái Cylinder nối với nhau, áp lực tạo ra bên trong là như nhau, tuy nhiên lực tác dụng lên 2 piston là khác nhau. Cái phần to (thường dùng nâng ô tô) để mà nâng lên 1cm thì chúng ta phải nhấn cái cần kia lên xuống cả 100cm, tức là tốn về công ngang nhau, chỉ có điều là cái kích nó cho phép chúng ta chia nhỏ phần việc ra mà làm từ từ thôi.
 
Back
Bên trên