Thảo luận HỆ THÔNG ĐIỀU ÁP CẦU THANG CHO TOÀ NHÀ

Mình có ý kiến cho bạn:
- Theo mình bạn đặt obd để điều chỉnh lưu lượng cho mỗi miệng của mỗi tầng là đúng và rẻ nữa; có thể giảm số lượng miệng - tăng kích thước miệng vs 1-3 tầng/miệng trong buồng thang;
- Với công trình của bạn là 22 tầng, trung bình cao từ 60-70m gì đấy, thì theo mình nên đặt 2 cảm biến chênh áp, mỗi cái check cho 1 khoảng cao <30m - theo BS nhé; cho phép sai khác chênh áp 50 +_ 10%;
- BS & CP: cho phép 1 trục tăng áp cho cả buồng thang vs phòng đệm, nếu là mình thì lấy bội số = 10 cho phòng đệm, buồng thang tính như bt, tách riêng cũng được.
- Vật liệu ống gió: ống gió chống cháy, độ dày tôn min = 1.2mm
- Có 1 van xả áp trên cùng của thang thoát hiểm, hoặc 1 van điện gần đầu quạt cũng được.
Thế qué nào phong đệm lại thông gió theo bội số Quyết ơi. Lưu lượng chọn quạt hầy như chỉ phụ thuộc vào cửa, khối tích của thang và phòng đệm ko hề có liên quan gì đến lưu lượng tăng áp cả
 
Cảm ơn đóng góp của anh. Em có một thắc mắc là em tính toán điều áp theo BS và CP 13, nhưng có một số chỉ dẫn thì lại làm theo ACH ( air change/ hour). Nhưng em chưa tìm hiểu được bội sô tuần hoàn này thì tính toán như thế nào ạ, theo thể tính buồng đệm và lồng thang hay sao ạ. Vì tính theo BS và CP 13 và em so sánh công suất của em với một số công trình mẫu thì chỉ bằng 2/3. Vậy tính theo BS và CP có bị thiếu hay không đảm bảo bằng tính theo bội số tuần hoàn không ạ. Còn số lượng đầu dò chênh áp em xin ghi nhận.

Có nhiều cách tính lưu lượng tăng áp cầu thang theo ASHRAE, BS, CP, ... Phải tùy thuộc cho qui mô công trình ở đâu mà áp dụng theo Local code. Nếu VN thì tính min velocity là 1.3m/s rồi + thêm phần rò rỉ do chênh áp là ra - Phải đảm bảo áp suất lồng thang không lớn hơn 50Pa (Khi cửa đóng) và k dưới 20P (Khi cửa mở). Số cửa mở đồng thời có thể lấy theo 3 cửa. Việc bố trí bộ cảm biến chênh áp tùy thuộc vào ý tưởng người thiết kế. VD: khi đặt quạt trên mái tầng 23, có thể sử dụng 1 bộ ADP (AIR DIFFERENTIAL PRESSURE SENSOR) đặt ở gần tầng 1 để đảm bảo áp khi mở cửa không dưới 20Pa và 1 Air relief damper đặt ở gần tầng 23 (max 50Pa) để đảm bảo áp trong lồng thang không vượt quá 50Pa. Ngoài ra còn 1 số cách khác nữa...Lưu ý để đảm bảo tối ưu an toàn thì có thể đặt thêm cảm biến khói SD gắn trong ống gió ở gần phía đầu vào Louver lấy gió, Việc bố trí Cửa gió cấp PAG kèm OBD chỉ nhằm mục đích căn chỉnh gió sao cho đúng lưu lượng tính toán thôi. Ngoài ra bên PCCC còn yêu cầu có nút bấm manual ở tại phòng điều khiển FCC.
 
Thêm ý của proskill, thì tăng áp hút khói phải có biên bản đo lưu lượng gió đối với hút khói và biên bản đo áp khi tăng áp khi tiến hành nghiệm thu PCCC ( đơn vị thí nghiệm đo và gửi lại cho PCCC). ống gió chịu lửa tối thiểu 0,5 giờ. quạt và ông gió dây diện phải dược đem đi thí nghiệm. Fire damper phải được chôn vào tường, hệ thống phải dược chạy trong 2 trường hợp nguồn điện lưới hoặc chỉ có nguồn máy phát. và phải chạy liên động với hệ thống báo cháy. cùng với tăng áp thang máy.
 
Thế qué nào phong đệm lại thông gió theo bội số Quyết ơi. Lưu lượng chọn quạt hầy như chỉ phụ thuộc vào cửa, khối tích của thang và phòng đệm ko hề có liên quan gì đến lưu lượng tăng áp cả
Cái này theo TC của Sigapo đấy T ơi, riêng cho "smoke stop lobby" - cài phòng đệm nhỏ ngay trước lối ra của cầu thang thoát hiểm, như tầng hầm tối thiểu 10 lần là đủ.
Còn nồng thang chính bên trong vẫn tăng áp bt thôi, vs phòng đệm này chỉ cần áp dương cho nó ko nhỏ hơn 20Pa là được. Set van PRD là ok.
Còn an toàn hơn nữa thì làm theo BS, nhưng mà lưu lượng cho quạt tạo áp thêm cho phòng này và cả thang bộ nữa thì lớn đấy. Theo mình nghĩ thì phòng này ko cần phải tạo áp cao đâu.
 
Cảm ơn đóng góp của anh. Em có một thắc mắc là em tính toán điều áp theo BS và CP 13, nhưng có một số chỉ dẫn thì lại làm theo ACH ( air change/ hour). Nhưng em chưa tìm hiểu được bội sô tuần hoàn này thì tính toán như thế nào ạ, theo thể tính buồng đệm và lồng thang hay sao ạ. Vì tính theo BS và CP 13 và em so sánh công suất của em với một số công trình mẫu thì chỉ bằng 2/3. Vậy tính theo BS và CP có bị thiếu hay không đảm bảo bằng tính theo bội số tuần hoàn không ạ. Còn số lượng đầu dò chênh áp em xin ghi nhận.
- Tăng áp cho buồng thang (stair case) ý thì em tính toán như bt, theo BS hay Cp cũng được. Tùy theo công năng công trình, cấp nguy hiểm cháy để chọn class cho thích hợp, theo BS ý e, theo CP thì vận tốc gió qua cửa min là 1 m/s, còn vs BS thì cao gấp đôi (rất an toàn nhưng qụat lớn);
- Còn về bội số trao đổi không khí thì chỉ tính toán với phòng đệm - smoke stop lobby (của thang thoát hiểm hoặc fire lift thôi) vs min = 10; theo tc CP or Fire code cũng có đề cập.
 
Cái này theo TC của Sigapo đấy T ơi, riêng cho "smoke stop lobby" - cài phòng đệm nhỏ ngay trước lối ra của cầu thang thoát hiểm, như tầng hầm tối thiểu 10 lần là đủ.
Còn nồng thang chính bên trong vẫn tăng áp bt thôi, vs phòng đệm này chỉ cần áp dương cho nó ko nhỏ hơn 20Pa là được. Set van PRD là ok.
Còn an toàn hơn nữa thì làm theo BS, nhưng mà lưu lượng cho quạt tạo áp thêm cho phòng này và cả thang bộ nữa thì lớn đấy. Theo mình nghĩ thì phòng này ko cần phải tạo áp cao đâu.
Cái phòng đệm đó mình dùng 1 cái miện có gắn NDR để thôi gió từ lồng thang tràn qua đủ để tạo áp dương cho buồng đệm, mình làm theo mẫu của một công trình ở VN.
 
- Tăng áp cho buồng thang (stair case) ý thì em tính toán như bt, theo BS hay Cp cũng được. Tùy theo công năng công trình, cấp nguy hiểm cháy để chọn class cho thích hợp, theo BS ý e, theo CP thì vận tốc gió qua cửa min là 1 m/s, còn vs BS thì cao gấp đôi (rất an toàn nhưng qụat lớn);
- Còn về bội số trao đổi không khí thì chỉ tính toán với phòng đệm - smoke stop lobby (của thang thoát hiểm hoặc fire lift thôi) vs min = 10; theo tc CP or Fire code cũng có đề cập.
Tks anh. Em thông suốt được tí rồi đó ạ ^^,
 
- Cái này hợp lý thôi, và cũng tiết kiệm nữa, valve NRD bạn nhé. M cũng thấy thiết kế của nước ngoài dùng như vậy mà. Để ổn định giá trị áp suất trong buồng đệm thì nên có 1 valve PRD (van cơ thôi) để set giá trị áp suất cho nó, mặc dù không yêu cầu cao :)
- Còn mình chưa rõ, thấy mọi người đang bảo VN chuẩn bị có QC gì đấy mà chỉ cần tăng áp cho buồng đệm thôi, chữa rõ lắm... Các bạn biết rõ thì xin chỉ giúp. Thank!
 
- Cái này hợp lý thôi, và cũng tiết kiệm nữa, valve NRD bạn nhé. M cũng thấy thiết kế của nước ngoài dùng như vậy mà. Để ổn định giá trị áp suất trong buồng đệm thì nên có 1 valve PRD (van cơ thôi) để set giá trị áp suất cho nó, mặc dù không yêu cầu cao :)
- Còn mình chưa rõ, thấy mọi người đang bảo VN chuẩn bị có QC gì đấy mà chỉ cần tăng áp cho buồng đệm thôi, chữa rõ lắm... Các bạn biết rõ thì xin chỉ giúp. Thank!
QC này ra rồi đó bạn, Nó chia loại thang ra làm 3 loại N1, N2, N3, loại mình hay gặp là N3, có buồng đệm và nó bảo chỉ cần điều áp buồng đệm, buồng thang không cần
 

Đính kèm

  • Phân loại cầu thang điều áp L1, l2, l3.PNG
    Phân loại cầu thang điều áp L1, l2, l3.PNG
    101.6 KB · Xem: 148
Nếu mình k bọc, mà nâng độ dày tôn lên cho tất cả ống gió là 1.2mm có được không bạn?
Theo một số tiêu chuẩn về PCCC cả trong nước và nước ngoài. Tôn phải dày 2mm để đảm bảo giữa được nhiệt độ 450 độ trong 90 phút. Vậy tôn 1.2 là không đảm bảo, mà chi phí lại cao.
Nếu sử dụng tấm chống cháy để ốp vào thì sẽ giữ được nhiệt độ đến 600 độ trong 180 phút.
 
Theo một số tiêu chuẩn về PCCC cả trong nước và nước ngoài. Tôn phải dày 2mm để đảm bảo giữa được nhiệt độ 450 độ trong 90 phút. Vậy tôn 1.2 là không đảm bảo, mà chi phí lại cao.
Nếu sử dụng tấm chống cháy để ốp vào thì sẽ giữ được nhiệt độ đến 600 độ trong 180 phút.

oh. Bạn có quy định mà tôn dày 1.2 không đảm bảo k?
Còn tấm chống cháy là sp gì bạn? Promat a ?
 
cho em hỏi nếu tăng áp cho cầu thang kết hợp cho tăng áp phòng đệm nữa thì lưu lượng quạt tính thêm bao nhiêu nữa thì đảm bảo,nếu tăng áp cho mình phòng đệm thôi thì tính lưu lượng quạt như thế nào.thanhks !
 
Back
Bên trên