Hệ thống khí nén

Mong các bạn giúp đỡ!!! Tôi muốn hỏi làm cách nào tạo ra được độ ẩm từ 50% - 80% để đưa vào phòng lên men. Nếu tạo độ ẩm từ nước sôi 100% phun ra áp suất thì độ ẩm đó là bao nhiêu phần trăm. Cảm ơn các Bạn rất nhiều!
 
Mong các bạn giúp đỡ!!! Tôi muốn hỏi làm cách nào tạo ra được độ ẩm từ 50% - 80% để đưa vào phòng lên men. Nếu tạo độ ẩm từ nước sôi 100% phun ra áp suất thì độ ẩm đó là bao nhiêu phần trăm. Cảm ơn các Bạn rất nhiều!
Muốn tạo ẩm thì phải có nguồn sinh ẩm - nói chính xác là phun hơi nước. Ngoài việc tạo hơi nước từ nước sôi ( tốn kém) thì còn có loại máy dùng nguyên lý siêu âm rẻ hơn. Ngoài ra, như yêu cầu, bạn sẽ còn cần có 1 Bộ đk, kiểm soát độ ẩm nữa.
Và, nếu bạn muốn tự làm, thì phải trang bị thêm kiến thức về giản đồ trắc thấp trong ĐHKK để hiểu rõ các khái niệm về các loại thông số như độ ẩm tương đối, tuyệt đối, độ chứa hơi... của không khí nữa
Điều cuối cùng có thể cũng cần thiết là: bạn post yêu cầu này vào đây là không đúng chỗ rồi. Nên đưa vào hay mở ra đề tài Thiết bị xử lý ( tăng) độ ẩm thì sẽ có cơ hội được trao đổi nhiều hơn
Thân ái
 
ý em là muốn có 1 công thức tính đường kính mà có nguồn ( nguồn tài liệu để đính kèm) rõ ràng ấy ạ. công thức bác đưa cho em thì em khai triển ra từ trước đó rồi. vấn đề nữa là em đang đọc cái thuyết minh của một vài công trình khác thì trong công thức có thêm đại lượng áp suất, em đang muốn thay công thức đó thì mình phải dẫn được nguồn tài liệu tin cậy.
bác hiểu ý em chứ ạ????

- Nếu công thức tính đường kính thì công thức cơ bản mình đưa bạn là đủ rồi.

- Còn độ dày ống thì bỏ qua đi hen. Ống thì người ta sản xuất theo tiêu chuẩn rồi (ASTM hoặc BS hoặc gì gì [google please] đó) nên quan tâm làm gì. Khi thiết kế thì điều quan trọng là chọn size ống, loại ống (thép đen / tráng kẽm/ hàn hay đúc) là ổn rồi. Độ dày thì ảnh hưởng đến áp suất làm việc "tối đa" của ống (cái này thì cứ tìm catalog ống mà xem). Thông thường thì mình hay xài loại trung bình BS1387-Grade M.

Mình thấy có vẻ bạn vẫn chưa biết mình đang tính gì, làm gì nên có ý sau :

Khi thiết kế nó thế này :

Vẽ hệ thống - chọn size ống (Giả sử) --> tính tổn thất áp --> OK --> Duyệt size ống.
Vẽ hệ thống - chọn size ống (Giả sử) --> tính tổn thất áp --> No OK --> Thay đổi size ống --> làm lại...

Và để xác định đường kính ống thì thật ra bước quan trọng là tính tổn thất áp. Ví dụ đơn giản hơn: Bạn đi từ A đến B thì bạn cứ phân vân là nên đi xe máy (ống A) hay xe bus (ống B) nhưng điều quan trọng hơn cả đó chính là trong túi bạn có bao nhiêu tiền, đủ đổ xang đi xe máy hay chỉ đủ tiền đi xe bus (Tổn thất áp).

Còn về công thức tính đường kính (thật ra chủ yếu là kiểm tra coi độ sụt áp có cao quá hay không) thì bạn có thể tham khảo công thức Darcy - Weisback hoặc Hazen William (thường dùng cho chữa cháy).

P/S: Đây chỉ là ý kiến của mình, có thể đúng cũng có thể sai.
 
Kích thước ống và lưu lượng khí nén nó không đơn giản là vận tốc x tiết diện bác ạ.
Hệ thống khí nén là hệ thống kín, không hoạt động thường xuyên.
Nguyên tắc tính:
- Đảm bảo áp suất ở điểm sử dụng
- Lưu lượng là yếu tố thứ yếu do khí nén sử dụng chủ yếu để xịt rửa và điều khiển tự động nên lưu lượng rất ít
- Hệ số làm việc đồng thời
Thông thường chỉ cần chọn kích thước ống chính, kích thước ống nhánh ra điểm sử dụng mặc định là 20A hoặc 15A.
Để dễ dàng cho việc chọn kích thước ống người ta đã xây dựng nên 1 bảng chọn dựa trên loại vật liệu (ống thép, ống đồng, ống nhựa ...), độ sụt áp, lưu lượng và nhiệt độ làm việc. Cái này bác thử google search, mình không có sẵn để up lên đây.
Nếu tính chi tiết theo công thức thì lâu lắm mà cũng không cần thiết vì mỗi hệ thống khí nén ít nhất cũng hơn 20 điểm ra, tính chi li từng đoạn thì cũng ... hết năm :D.
Một hệ thống thông thường sẽ là máy 75kW (1 máy hoặc 2 máy chạy luân phiên), áp suất trung bình cỡ 7~10Bar, áp suất điểm làm việc cỡ 0.2 ~ 1.5 bar (tùy yêu cầu), ống chính (mạch vòng) là ống thép G.I - 50A, mạch nhánh ống 40A hoặc 32A, ống ra điểm làm việc cỡ 20A.

Một số kinh nghiệm gà què anh em góp ý thêm.
 
Kích thước ống và lưu lượng khí nén nó không đơn giản là vận tốc x tiết diện bác ạ.
Hệ thống khí nén là hệ thống kín, không hoạt động thường xuyên.
Nguyên tắc tính:
- Đảm bảo áp suất ở điểm sử dụng
- Lưu lượng là yếu tố thứ yếu do khí nén sử dụng chủ yếu để xịt rửa và điều khiển tự động nên lưu lượng rất ít
- Hệ số làm việc đồng thời
Thông thường chỉ cần chọn kích thước ống chính, kích thước ống nhánh ra điểm sử dụng mặc định là 20A hoặc 15A.
Để dễ dàng cho việc chọn kích thước ống người ta đã xây dựng nên 1 bảng chọn dựa trên loại vật liệu (ống thép, ống đồng, ống nhựa ...), độ sụt áp, lưu lượng và nhiệt độ làm việc. Cái này bác thử google search, mình không có sẵn để up lên đây.
Nếu tính chi tiết theo công thức thì lâu lắm mà cũng không cần thiết vì mỗi hệ thống khí nén ít nhất cũng hơn 20 điểm ra, tính chi li từng đoạn thì cũng ... hết năm :D.
Một hệ thống thông thường sẽ là máy 75kW (1 máy hoặc 2 máy chạy luân phiên), áp suất trung bình cỡ 7~10Bar, áp suất điểm làm việc cỡ 0.2 ~ 1.5 bar (tùy yêu cầu), ống chính (mạch vòng) là ống thép G.I - 50A, mạch nhánh ống 40A hoặc 32A, ống ra điểm làm việc cỡ 20A.

Một số kinh nghiệm gà què anh em góp ý thêm.

Tôi đồng ý với bạn là về khí nén, không thể tính đường kính ống theo kiểu lưu lượng x diện tích. Công thức này là công thức cơ bản, để triển khai công thức ( D = SQRT ( 4*Q/(3600*3.14*v)) của ban Hạc Vàng đã hỏi.

Cái cần thiết nhất của hê khí nén là đảm bảo áp lực tại điểm sử dụng. Còn về công thức tính thì như mình đã nói ở trên, Darcy-Weisback là ok. Vì nó áp dụng cho mọi lưu chất.

Còn về ví dụ mà bạn tính thì mình thấy size ống hơi nhỏ. Mình thiết kế máy 75 kW thì dùng ống 100A - mạch vòng (Chiều dài nhà máy khoảng 200m, chiều rộng khoảng 90m).
 
Back
Bên trên