Cần giúp Hệ thống nước nóng tuần hoàn heatpump

Vu Kieu Hanh

Thành Viên [LV 0]
Các cao nhân cho em hỏi: Hệ thống nước nóng tuần hoàn làm nóng bằng năng lượng mặt trời và heatpump, tại sao dùng không ổn định nhiệt độ, đôi khi có các hiện tượng:
1. Nước nóng xông sang đường ống nước lạnh.
2. Đồng hồ nước lạnh quay người chiều kim
3. Thời gian xả nước cho nóng dài, xả nước mất 5’-10’ mới nóng.

P/s: SP của hãng Kangaroo ạ
 
1. Do áp suất nước nóng cao hơn nước lạnh. Cộng thêm khi các bộ trộn của thiết bị ( sen tắm, vòi rửa ) bị hỏng zoăng. Khi đó nước nóng và lạnh gặp nhau và đẩy lẫn nhau.
2. Do nước nóng đẩy nước lạnh, làm đồng hồ nước lạnh quay ngược. Đồng hồ nước lạnh không có phần chống quay ngược.
3. Do nước nóng để lâu trong đường ống ( khi ko có người sử dụng ) nước bị nguội đi.
Hoặc như câu hỏi 1 nhưng áp nước lạnh cao hơn áp nước nóng, nên nước lạnh đẩy sang nước nóng.
Trên là những lý do chính. Còn phương án giải quyết thì còn phụ thuộc cơ sở hạ tầng có sẵn.
Hệ thống bạn đang nói ở dự án nào ? Thành phố nào ?

Gửi từ MI 4LTE của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
 
Các cao nhân cho em hỏi: Hệ thống nước nóng tuần hoàn làm nóng bằng năng lượng mặt trời và heatpump, tại sao dùng không ổn định nhiệt độ, đôi khi có các hiện tượng:
1. Nước nóng xông sang đường ống nước lạnh.
2. Đồng hồ nước lạnh quay người chiều kim
3. Thời gian xả nước cho nóng dài, xả nước mất 5’-10’ mới nóng.

P/s: SP của hãng Kangaroo ạ
Thời gian xả nước để nước nóng dài thì phải đặt van điều khiển nhiệt trên đường hồi về, set nhiệt độ khoảng 40 độ trở lên để nước trong đường ống luôn nóng nhé.
 
1. Do áp suất nước nóng cao hơn nước lạnh. Cộng thêm khi các bộ trộn của thiết bị ( sen tắm, vòi rửa ) bị hỏng zoăng. Khi đó nước nóng và lạnh gặp nhau và đẩy lẫn nhau.
2. Do nước nóng đẩy nước lạnh, làm đồng hồ nước lạnh quay ngược. Đồng hồ nước lạnh không có phần chống quay ngược.
3. Do nước nóng để lâu trong đường ống ( khi ko có người sử dụng ) nước bị nguội đi.
Hoặc như câu hỏi 1 nhưng áp nước lạnh cao hơn áp nước nóng, nên nước lạnh đẩy sang nước nóng.
Trên là những lý do chính. Còn phương án giải quyết thì còn phụ thuộc cơ sở hạ tầng có sẵn.
Hệ thống bạn đang nói ở dự án nào ? Thành phố nào ?

Gửi từ MI 4LTE của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
Dạ, DA em ở Hà Nội ạ, quận Cầu Giấy.
Tuy nhiên em thắc mắc tại sao hệ thống lại thiết kế như vậy, hệ luỵ sẽ là:
1. Làm sai lệch đồng hô đo đếm lượng nước căn hộ sử dụng.
2. Khi nước nóng xông sang đường ống nước lạnh thì nguy cơ ảnh hưởng và hỏng các thiết bị van, gioăng... của đường nước lạnh, thậm chí bục, vỡ đường ống nước lạnh do không chịu được nhiệt. Vậy thì sai do thiết kế hay lỗi do quá trình sử dụng ạ?
 
Dự án ở Hà Nội, quận Cầu Giấy thì mình biết là dự án nào rồi. Có thể nói, trước kia, công ty mình và công ty bạn là đối thủ của nhau. Vì cả 2 cùng đấu thầu vận hành dự án đó.
Vậy nên việc chia sẻ thêm thông tin, để bạn nắm được hệ thống, và vận hành tốt có thể coi là tự mình bẻ răng mình rồi.
Với 3 câu trả lời trước đó, bạn tự tìm hiểu thêm, nghiên cứu tài liệu, bản vẽ nhé.
Thân mến !

Gửi từ MI 4LTE của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
 
Dự án ở Hà Nội, quận Cầu Giấy thì mình biết là dự án nào rồi. Có thể nói, trước kia, công ty mình và công ty bạn là đối thủ của nhau. Vì cả 2 cùng đấu thầu vận hành dự án đó.
Vậy nên việc chia sẻ thêm thông tin, để bạn nắm được hệ thống, và vận hành tốt có thể coi là tự mình bẻ răng mình rồi.
Với 3 câu trả lời trước đó, bạn tự tìm hiểu thêm, nghiên cứu tài liệu, bản vẽ nhé.
Thân mến !

Gửi từ MI 4LTE của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
HÀ Nội nhỏ bé quá. Nhưng bác đừng lo, đối thủ hay không điều đó không quan trọng, cái chính là kiến thức bác đã chia sẻ cho mọi người đó là điều quý giá.
“Trong một lớp học chỉ có 1 thầy giảng, nhưng không khải học sinh nào cũng thu nhận kiến thức, hiểu bài như nhau”.
Em không có chuyên môn về vấn đề này, nhưng rất thích học hỏi, mong được chia sẻ từ những cao nhân khác nữa, :-)
 
HÀ Nội nhỏ bé quá. Nhưng bác đừng lo, đối thủ hay không điều đó không quan trọng, cái chính là kiến thức bác đã chia sẻ cho mọi người đó là điều quý giá.
“Trong một lớp học chỉ có 1 thầy giảng, nhưng không khải học sinh nào cũng thu nhận kiến thức, hiểu bài như nhau”.
Em không có chuyên môn về vấn đề này, nhưng rất thích học hỏi, mong được chia sẻ từ những cao nhân khác nữa, :-)
Nước nóng xông sang đường nước lạnh cụ thể ở vị trí nào vậy bạn?
 
Bạn chia sẻ sơ đồ nguyên lý của dự án bạn đang gặp hiện tượng đó lên để cùng bàn thêm nhé.
 
Back
Bên trên