Hỏi về sự lêch pha

novatoi

Thành Viên [LV 0]
xin chào các ksư.
các ksư cho mình hỏi là tại sao dòng điện chạy trong 3 pha là tương đối bằng nhau (pha A = 385A, pha B = 380A, pha B = 390A) nhưng mình đo ở dây trung tính có dòng lên tới 98A.
Điện ở cty mình chủ yếu là sử dụng cho máy vi tính và điều hòa trung tâm VRV3, thắp sáng và thang máy.
Theo như lý thuyết thì nếu ở 3 pha dòng tương đối bằng nhau như thế thì ở dây trung tính dòng xấp xĩ bằng 0 mới đúng chứ.
Mình sử dụng ampe kìm đo rất nhiều thời điểm nhưng cũng thấy có sự chênh lệch quá lớn, điều này có làm tiêu tốn thêm tiền điện nhiều hơn không? chứ mỗi tháng cty mình phải chi trả tiền điện lên đến hơn 200M đấy. Mong Các ksư cho mình hướng giải quyết.
thanks!
 
Ðề: Hỏi về sự lêch pha

he he hay quá nhỉ.
Nếu bạn nói dòng điện từng pha là 385 A, 380A, 390A (không phải là điện áp hả bạn) vậy thì chắc là thế này:
Tải 3 pha bằng nhau và điện áp dây trung tính bằng 0 xảy ra ở trường hợp là chỉ tải đầu vào 3 pha/máy. Ví dụ như động cơ 3 pha hay cụm máy sử dụng điện vào 3 pha có tải điều bằng nhau và điện áp trung tính bằng 0 so với đất thì không có dòng điện trung tính.

còn cái bạn nói là trường hợp bạn sử dụng 3 pha cho toàn xí nghiệp (trong đó còn có nhiều tải một pha), người ta cố gắng cân bằng các tải một pha làm sao cho dòng điện trên các pha gần bằng nhau nên trên 3 pha cty bạn có dòng gần bằng nhau và có dòng trung tính xài cho một pha 98A là bình thường thôi không lạ đâu. Mặt dù có dòng điện chạy qua trung tính nhưng điện áp chỉ khoảng từ 0->10V so với đất thôi, nên an toàn lắm không giật được đâu.

Đây là bài toán trong truyền tải điện một pha cho dân dụng đó, lâu lâu mấy bác thợ điện leo lên đo và cắt điện đấu chuyển pha cho các đường dây, sao cho dòng điện từ trạm biến áp cho 3 pha gần bằng nhau (và trên dây trung tính có dòng điện lớn, nhiều khi hơn cả dòng trên 3 pha vì đa số dùng điện một pha)
 
Ðề: Hỏi về sự lêch pha

he he hay quá nhỉ.
Nếu bạn nói dòng điện từng pha là 385 A, 380A, 390A (không phải là điện áp hả bạn) vậy thì chắc là thế này:
Tải 3 pha bằng nhau và điện áp dây trung tính bằng 0 xảy ra ở trường hợp là chỉ tải đầu vào 3 pha/máy. Ví dụ như động cơ 3 pha hay cụm máy sử dụng điện vào 3 pha có tải điều bằng nhau và điện áp trung tính bằng 0 so với đất thì không có dòng điện trung tính.

còn cái bạn nói là trường hợp bạn sử dụng 3 pha cho toàn xí nghiệp (trong đó còn có nhiều tải một pha), người ta cố gắng cân bằng các tải một pha làm sao cho dòng điện trên các pha gần bằng nhau nên trên 3 pha cty bạn có dòng gần bằng nhau và có dòng trung tính xài cho một pha 98A là bình thường thôi không lạ đâu. Mặt dù có dòng điện chạy qua trung tính nhưng điện áp chỉ khoảng từ 0->10V so với đất thôi, nên an toàn lắm không giật được đâu.
Đây là bài toán trong truyền tải điện một pha cho dân dụng đó, lâu lâu mấy bác thợ điện leo lên đo và cắt điện đấu chuyển pha cho các đường dây, sao cho dòng điện từ trạm biến áp cho 3 pha gần bằng nhau (và trên dây trung tính có dòng điện lớn, nhiều khi hơn cả dòng trên 3 pha vì đa số dùng điện một pha)
THẬT LÀ HAY THẬT ĐẤY BẠN AH
Đúng là dòng điện đấy bạn. Nhưng mình cũng chưa rõ lắm vần đề này. Vì trước đây các thầy dạy là nếu tải của 3 pha đối xứng thì dòng điện trên dây trung tính sẽ bằng 0 theo phương pháp cộng vectơ. Còn đối với dòng điện 1 pha thì dòng điện vào thiết bị tiêu thụ rồi về lại dây trung tính là bằng nhau, nên phải chọn dây trung tính bằng dây pha.
Về động cơ 3 pha thì dòng trung tính của nó bằng 0 thì mình hiểu rồi, nhưng
vd: nếu mình có 30 cái máy tính có cs như nhau chia đều cho 3 pha, mỗi pha 10 máy thì dòng trên mỗi pha là 10A. Nhưng bạn cho mình hỏi dòng trên dây trung tính là bao nhiêu? Và làm thế nào để biết(trên lý thuyết). Nếu tính bằng pp cộng véc tơ hoặc số phức thì dòng trên dây trung tính vẫn = 0.
đúng là dòng trên dây trung tính của cty mình là 98A nhưng đo áp = 7v, sờ vào không thấy giật. Nhưng mình thắc mắc là vì sao có sự chênh lệch lớn vậy. Từ trước tới giờ cứ nghĩ là nếu dòng trên 3 pha bằng nhau thì dòng trên trung tính sẽ bằng không chứ. Hehe rắc rối quá, chưa hỉu lắm...mong các bạn giải thích vấn đề này rõ hơn tí
 
Ðề: Hỏi về sự lêch pha

ah, chào bạn
Hồi xưa mình học cũng không ai nói với mình về vấn đề này, sau này cũng tự tìm hiểu thôi, không biết đúng không nữa (không chắc ah nghen, tại vì rời trường lâu quá ồi)
Ta có dạng hình sin:
300px-3_phase_AC_waveformsvg.png


Cái bạn nói là trường hợp này đây:
Dạng 3 pha:
Tức là không cần dùng đến dây trung tính (xem như trung tính bằng 0), thì bạn có thể thấy dòng điện chạy qua như mô hình: không chạy qua dây trung tính (không biết còn thắc mắc về vấn đề này không).
3-phase_flowvip.gif


Còn với điện dạng một pha thì dòng điện đi theo kiểu khác 3 pha:
3-phase_flow1.gif

Tại vẽ ra nhiều dây trung tính thôi, thực chất chỉ là 1 dây
Vì dòng điện chạy theo dạng hình sin, nên tại một thời điểm ta thấy dòng và áp trên các pha sẽ khác nhau. Giã sử giây đầu tiên thì dòng và áp trên pha A là cực đại. Thì dòng điện sẻ chạy từ dòng điện dây chạy qua trung tính (nên có dòng điện), nên không chạy qua pha khác như dạng 3 pha. Và giây tiếp theo dòng trên pha B cực đại, và dòng điện tiếp tục chạy từ dây B sang dây trung tính và cứ thế tiếp tục đến pha C.

Và theo mình, thì dòng trung tính trên 3 dàn máy tính bạn sẻ cộng lại, tức khoảng 30 A

Nên cho dù cân bằng tải thì dùng điện 1 pha vẫn có dòng trên dây trung tính.
Dùng điện một pha, nên tải không điều trên các pha, dẫn đến chênh lệch áp giữa các pha và dây trung tính. Nên thật sự trong một xí nghiệp điện áp dây trung tính (so với đất) không bao giờ bằng không. Nên điện áp so với đất của bạn là 7 V.

Hồi xưa mình cầm nguyên sợi cáp trung tính, quẹt vào hàng kẻm gai xẹt lửa như pháo hoa (vì tải bị mất cân bằng rất lớn), Tụi nhân viên xưởng tròn xoe mắt luôn. Để hạn chế và cân bằng lại áp chỉ còn cách ngay tủ chính ta đấu trung tính với đất thôi (hồi xưa tui làm vậy nhưng mấy xếp thấy không đẹp nên bảo gở ra).
 
Ðề: Hỏi về sự lêch pha

ah, chào bạn
Hồi xưa mình học cũng không ai nói với mình về vấn đề này, sau này cũng tự tìm hiểu thôi, không biết đúng không nữa (không chắc ah nghen, tại vì rời trường lâu quá ồi)
Ta có dạng hình sin:
300px-3_phase_AC_waveformsvg.png


Cái bạn nói là trường hợp này đây:
Dạng 3 pha:
Tức là không cần dùng đến dây trung tính (xem như trung tính bằng 0), thì bạn có thể thấy dòng điện chạy qua như mô hình: không chạy qua dây trung tính (không biết còn thắc mắc về vấn đề này không).
3-phase_flowvip.gif


Còn với điện dạng một pha thì dòng điện đi theo kiểu khác 3 pha:
3-phase_flow1.gif

Tại vẽ ra nhiều dây trung tính thôi, thực chất chỉ là 1 dây
Vì dòng điện chạy theo dạng hình sin, nên tại một thời điểm ta thấy dòng và áp trên các pha sẽ khác nhau. Giã sử giây đầu tiên thì dòng và áp trên pha A là cực đại. Thì dòng điện sẻ chạy từ dòng điện dây chạy qua trung tính (nên có dòng điện), nên không chạy qua pha khác như dạng 3 pha. Và giây tiếp theo dòng trên pha B cực đại, và dòng điện tiếp tục chạy từ dây B sang dây trung tính và cứ thế tiếp tục đến pha C.

Và theo mình, thì dòng trung tính trên 3 dàn máy tính bạn sẻ cộng lại, tức khoảng 30 A

Nên cho dù cân bằng tải thì dùng điện 1 pha vẫn có dòng trên dây trung tính.
Dùng điện một pha, nên tải không điều trên các pha, dẫn đến chênh lệch áp giữa các pha và dây trung tính. Nên thật sự trong một xí nghiệp điện áp dây trung tính (so với đất) không bao giờ bằng không. Nên điện áp so với đất của bạn là 7 V.

Hồi xưa mình cầm nguyên sợi cáp trung tính, quẹt vào hàng kẻm gai xẹt lửa như pháo hoa (vì tải bị mất cân bằng rất lớn), Tụi nhân viên xưởng tròn xoe mắt luôn. Để hạn chế và cân bằng lại áp chỉ còn cách ngay tủ chính ta đấu trung tính với đất thôi (hồi xưa tui làm vậy nhưng mấy xếp thấy không đẹp nên bảo gở ra).
Về điện 3 pha vào động cơ thì trung tính bằng 0 cái này thì mình rõ rồi.
Nhưng mà cái điện 1 pha í, nó rắc rối quá nên chưa hiểu lắm.
theo như bạn nói nếu cộng 3 pha lại là dòng trên dây trung tính là 30A thì thực tế mình thấy không đúng vì:
Ở cty mình có 2 cái tủ điện, 1 tủ riêng cho điều hòa và máy bơm nước, thang máy(tủ động lực).
một tủ dùng cho chiếu sáng và máy tính.
Về tủ động lực thì mình không thắc mắc, còn ở tủ chiếu sáng và máy tính thì mình thấy là dòng trên pha A = 110A, Pha B =117A, pha C = 115A nhưng dòng điện trên dây trung tính là 89 A, thế mới lạ chứ.
cái ni thật là khó hiểu quá. có bro nào giải thích rõ rõ hơn tí nữa không.
thank All.:-@
 
Ðề: Hỏi về sự lêch pha

Về điện 3 pha vào động cơ thì trung tính bằng 0 cái này thì mình rõ rồi.
Nhưng mà cái điện 1 pha í, nó rắc rối quá nên chưa hiểu lắm.
theo như bạn nói nếu cộng 3 pha lại là dòng trên dây trung tính là 30A thì thực tế mình thấy không đúng vì:
Ở cty mình có 2 cái tủ điện, 1 tủ riêng cho điều hòa và máy bơm nước, thang máy(tủ động lực).
một tủ dùng cho chiếu sáng và máy tính.
Về tủ động lực thì mình không thắc mắc, còn ở tủ chiếu sáng và máy tính thì mình thấy là dòng trên pha A = 110A, Pha B =117A, pha C = 115A nhưng dòng điện trên dây trung tính là 89 A, thế mới lạ chứ.
cái ni thật là khó hiểu quá. có bro nào giải thích rõ rõ hơn tí nữa không.
thank All.:-@

Cho mình hỏi tại tủ chiếu sáng và máy tính của bạn có đấu thiết bị nào dùng điện 3Pha không?
Nếu có thì là đúng
Nếu không thì phải xem lại, dòng trên dây trung tính sẽ bằng dòng trên từng pha theo mỗi thời điểm.
 
Ðề: Hỏi về sự lêch pha

Cho mình hỏi tại tủ chiếu sáng và máy tính của bạn có đấu thiết bị nào dùng điện 3Pha không?
Nếu có thì là đúng
Nếu không thì phải xem lại, dòng trên dây trung tính sẽ bằng dòng trên từng pha theo mỗi thời điểm.
Trên tủ này chỉ có đèn chiếu sáng và điện cho các ổ cắm máy tính thôi bạn. Không có tai 3p, thường dòng trên dây trung tính của tủ này bằng 2/3 dòng trên từng pha.
Nhưng thôi. Dù sao cũng cảm ơn các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ.
 
Ðề: Hỏi về sự lêch pha

xin chào các ksư.
các ksư cho mình hỏi là tại sao dòng điện chạy trong 3 pha là tương đối bằng nhau (pha A = 385A, pha B = 380A, pha B = 390A) nhưng mình đo ở dây trung tính có dòng lên tới 98A.
Điện ở cty mình chủ yếu là sử dụng cho máy vi tính và điều hòa trung tâm VRV3, thắp sáng và thang máy.
Theo như lý thuyết thì nếu ở 3 pha dòng tương đối bằng nhau như thế thì ở dây trung tính dòng xấp xĩ bằng 0 mới đúng chứ.
Mình sử dụng ampe kìm đo rất nhiều thời điểm nhưng cũng thấy có sự chênh lệch quá lớn, điều này có làm tiêu tốn thêm tiền điện nhiều hơn không? chứ mỗi tháng cty mình phải chi trả tiền điện lên đến hơn 200M đấy. Mong Các ksư cho mình hướng giải quyết.
thanks!

Dòng điện pha 300A, công suất tiêu thụ 1 giờ: 178.2 kWh, 1 ngày 8 giờ làm việc vàng ngọc 1425.6kWh, 1 tháng 30 ngày ngáp ngủ: 42768 kWh, giá điện sản xuất 3000VND/kWh, sơ sơ 128304000 VND thức 128M. Bên you mới trả có 200M mà la làng thì không biết bao nhiêu mới là ít! Có tiêu sài thì phải trả tiền thôi!
 
Ðề: Hỏi về sự lêch pha

Mình có cách giải thích như thế này, các bác xem thử có đúng không?
Đối với điện áp, độ lệch pha của 3 pha đều nhau là 120 độ, do đó khi tải lệch nhau ít thì điện áp tại dây trung tính rất nhỏ. Còn đối với dòng điện thì khác, độ lệch pha của dòng điện so với điện áp phụ thuộc vào tính chất của tải bao gồm điện trở thuần, cảm kháng (cuộn dây), dung kháng (tụ điện). Do đó dù dòng điện đo được xấp xỉ nhau nhưng độ lệch pha không đều nhau do hệ số công suất cos phi khác nhau nên khi cộng lại thì vectơ tổng đôi khi là khá lớn. Bạn thử kiểm tra hệ số công suất trên các pha xem có bằng nhau không?
 
Ðề: Hỏi về sự lêch pha

Theo em biết thì có thể như thế này. Dòng điện 3 pha anh dùng ở đây là không đối xứng. Giả thiết day trung tính của anh không có tải nhé thì điện áp giữa các pha lệch pha nhau 120 độ và băng nhau về trị số
Ea=Ua
Eb=Ub
Ec=UC
lưu ý đây là véc tơ nhé
Ia=Sa/Ua, Ib=Sb/Ub,Ic=Sc/Uc
có Ia=Ib=Ic, Ua=Ub=Uc nên ta có
Sa=Sb=Sc......ở đây có nghĩa là khi cường độ dòg điện các pha băng nhau thì chỉ có công suất biểu kiến bằng nhau thôi tức là độ lệch pha của dòng điện pha đó với hiệu điện thế hai đâu pha là khác nhau lên không phải mạch gần với mạch 3 pha đối xứng đâu. Ta có
Ua= U. => Ia= I<phi1
Ub=U. <-120 => Ib=I<(-120+phi2)
Uc=U.<120+phi 3
ta có Io=Ia+Ib+Ic=I<phi1 + I< (-120+phi2)+ I<(120+phi3)
trị số của Io có thể rât lớn tuy theo Phi 1 , Ph2, Ph3
....E nghĩ dòng điện day trung tính của anh lớn thế thì lên xem lại ...các công suất tác dụng , công suất phản kháng của từng pha xem , làm sao cho công suất tác dụng tác dụng của từng pha phải gần bằng nhau và công suất phản kháng của từng pha gần bằng nhau , thì dòng điện dây trung tính sẽ giảm.....và xem lại hệ số cos phi của toàn mach xem nếu nó quá thâp thì tìm cách nâng cao hệ số cos phi lên.
 
Back
Bên trên