Họng chữa cháy vách tường

tukekt

Thành Viên [LV 2]
Em chào cả nhà, cả nhà cho em hỏi cái ạ:
1 - Có tiêu chuẩn nào yêu cầu họng chữa cháy vách tường luôn ướt (có sẵn nước) không ? Có thể để khô được không ?
2 - Trong trường hợp: hệ chữa cháy vách tường kết hợp với hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler (hệ ướt): thì các họng chữa cháy vách tường câu được vào hệ chữa cháy tự động (sau van báo động) ? hay đi 1 mạch vòng riêng cho hệ vách tường.
3 - Hệ vách tường và hệ chữa cháy tự động (hệ khô - khí): 2 hệ kết hợp. Thì hệ vách tường đi riêng là hệ ướt; hệ chữa cháy tự động là hệ khô đi riêng ?
 
trả lời câu hỏi của bạn:
1. Khi nào trang bị hệ thống sprinkler thì bạn tham khảo TCVN 3890, 4513 trong đó có nói rõ khi nào bạn phải trang bị hệ thống sprinkler, hệ thống vách tường,
2. Bạn đang nhầm 2 hệ vách tường là hệ bán tự động và họng khô ( chỉ dành cho lực lượng phòng cháy chữa cháy).
3. O khách sạn cao câp một vài nơi họ vẫn có tiêu chuẩn tách riêng họng vách tường và hệ thống sprinkler, hoặc có thể họng vách tường có thêm vòi nhỏ lulo, tùy vào khả năng đầu tư,ngoài ra khi đấu chung thì có công tắc dòng chảy dùng chung vẫn kiểm soát dược cả 2, nhưng khi tách riêng bạn có thể biết khi nào dùng họng vách tường khi nào thì sprinkler nổ.
 
trả lời câu hỏi của bạn:
1. Khi nào trang bị hệ thống sprinkler thì bạn tham khảo TCVN 3890, 4513 trong đó có nói rõ khi nào bạn phải trang bị hệ thống sprinkler, hệ thống vách tường,
2. Bạn đang nhầm 2 hệ vách tường là hệ bán tự động và họng khô ( chỉ dành cho lực lượng phòng cháy chữa cháy).
3. O khách sạn cao câp một vài nơi họ vẫn có tiêu chuẩn tách riêng họng vách tường và hệ thống sprinkler, hoặc có thể họng vách tường có thêm vòi nhỏ lulo, tùy vào khả năng đầu tư,ngoài ra khi đấu chung thì có công tắc dòng chảy dùng chung vẫn kiểm soát dược cả 2, nhưng khi tách riêng bạn có thể biết khi nào dùng họng vách tường khi nào thì sprinkler nổ.
Cảm ơn bạn đã trả lời.
Trang bị theo 3890--> OK.
Họng khô dành cho lực lượng PCCC (hay dùng cho nhà cao tầng) --> OK.
Ý tớ muốn hỏi như này:
Trường hợp 1: công trình nhà máy, hệ thống chữa cháy là kết hợp vách tường và hệ thống sprinkler đường ống ướt. hệ thống sprinkler (đường ống ướt) sau Van báo động - Alarm van. Các họng chữa cháy vách tường theo bạn nên đấu vào mạch vòng của Sprinkler hay mình làm mạch vòng riêng cho nó, Alam van sẽ trích ra từ mạch vòng vách tường (trước van báo động).
Trường hợp 2: công trình nhà máy, hệ thống chữa cháy là kết hợp vách tường và hệ thống sprinkler đường ống khô (sau van báo động là khí, trước van là nước có áp lực). Các họng chữa cháy vách tường nếu đấu vào mạch vòng sprinkler thì đường ống là khí. Nếu đấu vào mạch vòng trước van báo động thì đường ống là nước có áp lực. Theo bạn mình nên đấu họng chữa cháy vách tường trước hay sau van báo động. Và có tiêu chuẩn nào yêu cầu các họng chữa cháy vách tường này phải luôn có nước có áp hay không, mở ra là có nước chữa cháy, hoặc sủ dụng vào mục đích khác ?
 
Cảm ơn bạn đã trả lời.
Trang bị theo 3890--> OK.
Họng khô dành cho lực lượng PCCC (hay dùng cho nhà cao tầng) --> OK.
Ý tớ muốn hỏi như này:
Trường hợp 1: công trình nhà máy, hệ thống chữa cháy là kết hợp vách tường và hệ thống sprinkler đường ống ướt. hệ thống sprinkler (đường ống ướt) sau Van báo động - Alarm van. Các họng chữa cháy vách tường theo bạn nên đấu vào mạch vòng của Sprinkler hay mình làm mạch vòng riêng cho nó, Alam van sẽ trích ra từ mạch vòng vách tường (trước van báo động).
Trường hợp 2: công trình nhà máy, hệ thống chữa cháy là kết hợp vách tường và hệ thống sprinkler đường ống khô (sau van báo động là khí, trước van là nước có áp lực). Các họng chữa cháy vách tường nếu đấu vào mạch vòng sprinkler thì đường ống là khí. Nếu đấu vào mạch vòng trước van báo động thì đường ống là nước có áp lực. Theo bạn mình nên đấu họng chữa cháy vách tường trước hay sau van báo động. Và có tiêu chuẩn nào yêu cầu các họng chữa cháy vách tường này phải luôn có nước có áp hay không, mở ra là có nước chữa cháy, hoặc sủ dụng vào mục đích khác ?
dĩ nhiên là họng vách tường dấu sau van báo động, nếu không khi sử dụng họng vách tường thì van báo động ko báo gì à.. còn mạch vòng thì để tiết kiệm nên đâu chung sprinkler và họng vách tường chung vào cùng một mạch vòng, tách riêng ra làm gì. bạn đọc 3890 có những trường hợp họng vách tường ko cần có áp chỉ cần có nút bấm khởi động bơm.
 
dĩ nhiên là họng vách tường dấu sau van báo động, nếu không khi sử dụng họng vách tường thì van báo động ko báo gì à.. còn mạch vòng thì để tiết kiệm nên đâu chung sprinkler và họng vách tường chung vào cùng một mạch vòng, tách riêng ra làm gì. bạn đọc 3890 có những trường hợp họng vách tường ko cần có áp chỉ cần có nút bấm khởi động bơm.
cảm ơn bạn.
Nhất trí: mình nên đấu chung cho tiết kiệm.
Nếu họng vách tường đấu với hệ tự động (ướt) thì trong đường ống luôn có nước. mở vòi vách tường có nước luôn.
Nếu họng vách tường đấu với hệ tự động khô (trong ống là khí nén).
Đấu họng vách tường vào hệ khô như vậy có được không nhỉ. Mình không thấy có nói đến vấn đề không cho phép đấu vào hệ khô hoặc là mở vòi vách tường là phải có nước luôn trong tiêu chuẩn.
Bạn có biết thêm điều j về vấn đề này không ?
 
Câu hỏi hay quá! mình cũng chưa từng thử kết hợp hệ khô kiểu này bao giờ
Nhưng về quan điểm của mình dựa trên những gì đã đọc qua các tiêu chuẩn thì là kết hợp đc vì lý do:
- Thứ nhất: Trong tiêu chuẩn chấp nhận có hệ Sprinkler khô
- Thứ 2: Có thể combine Sprinkler wet & fire hydrant sys đươc
- Thứ 3 (đây là điểm mấu chốt): Trong tiêu chuẩn VN mình nhớ là không thấy chỗ nào ghi hệ fire hydrant luôn phải có nước bên trong cả => Nên về lý thuyết thì dùng được hệ khô cho fire hydrant
=> Về lý thuyết là có thể combine sprinkler dry & fire hydrant dry, miển là lượng khí cấp vào đảm bảo áp lực trên 5kg/cm2 và lượng nước điền đầy ống trong khoảng thời gian (ko nhớ nữa) khi có cháy,
 
Câu hỏi hay quá! mình cũng chưa từng thử kết hợp hệ khô kiểu này bao giờ
Nhưng về quan điểm của mình dựa trên những gì đã đọc qua các tiêu chuẩn thì là kết hợp đc vì lý do:
- Thứ nhất: Trong tiêu chuẩn chấp nhận có hệ Sprinkler khô
- Thứ 2: Có thể combine Sprinkler wet & fire hydrant sys đươc
- Thứ 3 (đây là điểm mấu chốt): Trong tiêu chuẩn VN mình nhớ là không thấy chỗ nào ghi hệ fire hydrant luôn phải có nước bên trong cả => Nên về lý thuyết thì dùng được hệ khô cho fire hydrant
=> Về lý thuyết là có thể combine sprinkler dry & fire hydrant dry, miển là lượng khí cấp vào đảm bảo áp lực trên 5kg/cm2 và lượng nước điền đầy ống trong khoảng thời gian (ko nhớ nữa) khi có cháy,
Chào bạn, tớ có vẽ 2 phương án đấu nối kết hợp hệ hydrant và hệ CC tự động tác động trước (Preaction valve).
Theo bạn, mình nên sử dụng phương án nào cho hệ thống này nhé. Nếu dùng PA 1 thì họng hydrant khô, PA 2 thì họng hydrant là ướt.
Bạn có biết về phương pháp Test cho hệ này không ? Có gì chia sẻ nhé. Mình chưa rõ Test hệ này: mình đang hiểu là nếu Test thì nước sẽ đi vào hệ khô, như vậy sau khi Test xong mình phải đưa hệ về như ban đầu (hệ khô, nạp khí nén). Vậy nếu muốn thoát nước hết ra ngoài thì phải tháo cả mấy cái đầu phun quay xuống mới chảy hết nước ra, lãng phí lượng nước Test này, tốn chi phí nhân công tháo lắp đầu phun.....
Bạn tư vấn giúp mình vấn đề này nhé.
 

Đính kèm

  • TH1.jpg
    TH1.jpg
    53.7 KB · Xem: 131
  • TH2.jpg
    TH2.jpg
    54.5 KB · Xem: 133
Câu hỏi hay quá! mình cũng chưa từng thử kết hợp hệ khô kiểu này bao giờ
Nhưng về quan điểm của mình dựa trên những gì đã đọc qua các tiêu chuẩn thì là kết hợp đc vì lý do:
- Thứ nhất: Trong tiêu chuẩn chấp nhận có hệ Sprinkler khô
- Thứ 2: Có thể combine Sprinkler wet & fire hydrant sys đươc
- Thứ 3 (đây là điểm mấu chốt): Trong tiêu chuẩn VN mình nhớ là không thấy chỗ nào ghi hệ fire hydrant luôn phải có nước bên trong cả => Nên về lý thuyết thì dùng được hệ khô cho fire hydrant
=> Về lý thuyết là có thể combine sprinkler dry & fire hydrant dry, miển là lượng khí cấp vào đảm bảo áp lực trên 5kg/cm2 và lượng nước điền đầy ống trong khoảng thời gian (ko nhớ nữa) khi có cháy,
nếu sprinkler khô thì cần gì dung sprinkler nữa, dùng dầu phun hở là dược.
 
nếu sprinkler khô thì cần gì dung sprinkler nữa, dùng dầu phun hở là dược.
Bạn ơi:
- Đầu phun hở: là hệ chữa cháy tự động tràn ngập hoặc hệ chữa cháy bằng Foam.
- Sprinkler khô: hệ khô, hệ preaction (tác động trước): trong hệ thống đường ống được nạp khí nén, duy trì áp lực.--> đầu phun sprinkler kín.
 
Chào các bạn,
Với hệ chữa cháy tự động ướt (wet sprinkler) tức có đầu phun kín, áp cấp cho đầu phun thường không quá 35psi (2.5kg/cm2) dù khả năng chịu áp của nó đến 200psi/13.7kg/cm2. Trong khi đó, hệ hydrant (chữa cháy vách tường) cần áp từ 3-5kg/cm2. Khi kết hợp cả 2 lại thì áp của van báo động phải bằng với áp hydrant. Khi đó, từ van báo động ra đầu phun thì cần phải có van giảm áp xuống bằng với áp làm việc đầu phun. Rắc rối ở chỗ này.
- Xét về chi phí thì van giảm áp đắt tiền hơn nhiều so với van báo động.
- Đó là chưa kể kích thước van báo động phải to lên để đủ gánh nước cho cả 2 hệ. Nếu nó vượt quá DN200 thì không có hãng nào trên thế giới SX.
Mặt khác, khi cần phải tháo nước của 2 hệ thống kết hợp này vì lý do nào đó (bảo trì, thay đổi công năng sử dụng, sửa chữa...) thì phải có 2 valve cô lập cho từng hệ. Đây cũng là chi phí.
Hệ hydrant thường không có nước bên trong vì nhiều lý do mà không tiện giải thích ở đây. Do đó, bên trong là khí trời và cũng không cần phải tạo áp gì cả. Vì có hơi ẩm nên ống hydrant thường là tráng kẽm.
Một vấn đề nữa là vấn đề bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm như FM không cho kết hợp hệ hydrant với hệ sprinkler. Họ có lý do chính đáng chứ không phải họ muốn làm gì thì làm đâu.
Như vậy, hệ hydrant nên đứng độc lập với hệ sprinkler vì nhiều lý do. Chúng ta thấy chúng kết hợp ở VN mà không "bị gì" thì không phải là hoàn toàn hợp lý. Có thể nó chỉ OK với CA PCCC VN. Nói nghiêm túc, tiêu chuẩn PCCC VN có một số điều đòi hỏi cao hơn NFPA nhưng còn nhiều vấn đề dưới NFPA xa lắm. Mà NFPA thì tổng hợp các vấn đề về PCCC trên thế giới có cập nhật định kỳ nên độ tin cậy của NFPA rất cao. Có thể hệ thống kết hợp được cơ quan PCCC VN duyệt để vận hành nhưng không có nghĩa là nó hợp lý (về kỹ thuật, về chi phí và về an toàn) hoàn toàn.
Khi hệ sprinkler và hydrant độc lập nhau thì người ta lại có nhiều cách khác cho hệ sprinkler và hệ hydrant để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tiêu chí an toàn, mua được bảo hiểm tài sản, chứ không theo cách thức sáng tạo cơ học như đã thấy ở VN.
 
Bạn ơi:
- Đầu phun hở: là hệ chữa cháy tự động tràn ngập hoặc hệ chữa cháy bằng Foam.
- Sprinkler khô: hệ khô, hệ preaction (tác động trước): trong hệ thống đường ống được nạp khí nén, duy trì áp lực.--> đầu phun sprinkler kín.
Mình chuyên làm nhà cao tầng lại ko có hệ này
 
Chào bạn, tớ có vẽ 2 phương án đấu nối kết hợp hệ hydrant và hệ CC tự động tác động trước (Preaction valve).
Theo bạn, mình nên sử dụng phương án nào cho hệ thống này nhé. Nếu dùng PA 1 thì họng hydrant khô, PA 2 thì họng hydrant là ướt.
Bạn có biết về phương pháp Test cho hệ này không ? Có gì chia sẻ nhé. Mình chưa rõ Test hệ này: mình đang hiểu là nếu Test thì nước sẽ đi vào hệ khô, như vậy sau khi Test xong mình phải đưa hệ về như ban đầu (hệ khô, nạp khí nén). Vậy nếu muốn thoát nước hết ra ngoài thì phải tháo cả mấy cái đầu phun quay xuống mới chảy hết nước ra, lãng phí lượng nước Test này, tốn chi phí nhân công tháo lắp đầu phun.....
Bạn tư vấn giúp mình vấn đề này nhé.
Mình nói TH2 hệ ướt trước: Thiết kế của bạn mình nghĩ là ổn và 80% FF police thẩm duyệt cho, muốn được 100% thì ngay tại phòng bơm bạn đã phải tánh thành 2 nhánh luôn thì chắc ăn hơn. Vì trong TCVN có yêu cầu là cần phải có 2 đường cấp nước chữa cháy vào trong nhà (cho cả vách tg và sprinkler)
TH1 hệ khô: Mình thiết kế giống bạn (lưu ý tách thành 2 đường vào ngay từ phòng bơm). Và thiết kế này có đc FF police thẩm duyệt hay ko thì m ko dám chắc. Ai làm rùi thì báo ae biết nhé
Trường hợp test hệ vách tường khô đúng là khoai thật. Mình cũng chưa tính đến, theo TCVN khi test hệ vách tường thì phải có nước áp lực đủ để phun ra cột nước cao 20m mới là ok (nếu m nhớ ko lầm). Vụ này chắc phải nhờ tiền bối @pccc.tranvan giải thích giúp rùi
 
Mình nói TH2 hệ ướt trước: Thiết kế của bạn mình nghĩ là ổn và 80% FF police thẩm duyệt cho, muốn được 100% thì ngay tại phòng bơm bạn đã phải tánh thành 2 nhánh luôn thì chắc ăn hơn. Vì trong TCVN có yêu cầu là cần phải có 2 đường cấp nước chữa cháy vào trong nhà (cho cả vách tg và sprinkler)
TH1 hệ khô: Mình thiết kế giống bạn (lưu ý tách thành 2 đường vào ngay từ phòng bơm). Và thiết kế này có đc FF police thẩm duyệt hay ko thì m ko dám chắc. Ai làm rùi thì báo ae biết nhé
Trường hợp test hệ vách tường khô đúng là khoai thật. Mình cũng chưa tính đến, theo TCVN khi test hệ vách tường thì phải có nước áp lực đủ để phun ra cột nước cao 20m mới là ok (nếu m nhớ ko lầm). Vụ này chắc phải nhờ tiền bối @pccc.tranvan giải thích giúp rùi
Cảm ơn bạn,
1 - Ok đường từ bơm vào công trình: 2 ống dẫn với hệ tự động --> OK. (mình vẽ vội quá nên sót).
2 - Theo tiêu chuẩn 2622:1995 mục 10.16 nói là hệ vách tường có trên 12 họng chữa cháy hoặc hệ chữa cháy tự động thì mới phải bố trí 2 đường ống vào nhà (2 đường ống đẩy bơm dẫn vào công trình). như vậy hệ vách tường độc lập mà chưa có đủ 12 họng chữa cháy thì mình chỉ cần 1 đường ống đẩy bơm vào công trình phải không bạn ? --> Câu chữ trong tiêu chuẩn nhiều khi hơi mông lung khó hiểu, ko rõ ràng nên mình rất muốn nhận được các ý kiến xác nhận lại của các bạn --> tự tin thiết kế hơn.
3 - Về TH1: hiện bên mình ko làm --> đang thiết kế theo TH2. --> có kết quả như nào tớ sẽ báo lại cho mọi người.
 
Cảm ơn bạn,
1 - Ok đường từ bơm vào công trình: 2 ống dẫn với hệ tự động --> OK. (mình vẽ vội quá nên sót).
2 - Theo tiêu chuẩn 2622:1995 mục 10.16 nói là hệ vách tường có trên 12 họng chữa cháy hoặc hệ chữa cháy tự động thì mới phải bố trí 2 đường ống vào nhà (2 đường ống đẩy bơm dẫn vào công trình). như vậy hệ vách tường độc lập mà chưa có đủ 12 họng chữa cháy thì mình chỉ cần 1 đường ống đẩy bơm vào công trình phải không bạn ? --> Câu chữ trong tiêu chuẩn nhiều khi hơi mông lung khó hiểu, ko rõ ràng nên mình rất muốn nhận được các ý kiến xác nhận lại của các bạn --> tự tin thiết kế hơn. Cứ theo Tiêu chuẩn thui pro, nhìn bạn show chi tiết thế này có khi thuộc tiêu chuẩn rùi nên thừa tự tin để thiết kế rùi, ko dám múa rìu qua mắt thợ
3 - Về TH1: hiện bên mình ko làm --> đang thiết kế theo TH2. --> có kết quả như nào tớ sẽ báo lại cho mọi người.
Ok! có gì phản hồi lại nhé để ae diễn đàn biết mà chiến
 
Back
Bên trên