Công Nghiệp Khoảng cách miệng gió, số lượng miệng gió

Trả lời: KHOẢNG CÁCH MIỆNG GIÓ, SỐ LƯỢNG MIỆNG GIÓ

Thông thường sau khi tính tải xong thì sẽ chọn FCU đáp ứng được công suất lạnh phòng ( Bao gồm cả nhiệt hiện và ẩn ).Thường thì lưu lượng chọn sẽ là lưu lượng theo máy cung cấp.
Vân đề ở đây là mình giải quyết tải nhiệt trong phòng chứ không phải là lưu lượng bạn à.
Nhưng trong phòng sạch thì khác nhiều đó, lưu lượng và tải nhiệt cần được quan tâm
 
Ðề: Trả lời: KHOẢNG CÁCH MIỆNG GIÓ, SỐ LƯỢNG MIỆNG GIÓ

Các bạn nói đều có ý đúng cả.Nhưng mình xin bổ xung thêm.Bố trí các miệng gió thổi và hồi sao cho khoảng cách mỹ quan nhất.Miệng gió thổi và hồi không được quá gần nhau.vì như thế gió lạnh thổi ra bị cuốn vào miệng hồi.tốt nhất cách 1,5 đến 2m trở lên.Khoảng cách miệng gió cách tường > 1m.
 
Re: Trả lời: KHOẢNG CÁCH MIỆNG GIÓ, SỐ LƯỢNG MIỆNG GIÓ

Dear all!
Bác nào có tài liệu "Cơ sở kỹ thuật điều hoà không khí" cho mình tham khảo với. Mình đang cần tài liệu này mà không biết tìm ở đâu. Thanks.
 
Mấy bác nói mỗi người mỗi ý khó cho người mới quá. Theo riêng mình khi thiết kế, bố trí miệng gió thì mình thường làm theo các bước sau:
1. Tính lưu lượng và vận tốc gió qua miệng gió để chọn số lượng và loại miệng gió phù hợp
2. Tra catalogue xem tầm hoạt động của miệng gió đó là bao xa
3. Kết hợp kiến trúc và các phần khác trên trần ( như đèn, đầu phun sprinler,...) bố trí miệng gió cho phù hợp ( khoảng cách giữa các miệng gió không xa hơn tầm hoạt động tối đa của miệng gió)
 
Chào các bạn.
Theo mình được biết thì không có tiêu chuẩn nào quy định về khoảng cách giữa miệng gió cấp và hồi.
Khuyến cáo nên ưu tiên bố trí miệng gió cấp đều nhất có thể trong không gian phòng điều hòa ,vị trí miệng gió hồi không nằm trong vùng hoạt động của miệng gió cấp để ngăn chặn hiện tượng vẩn gió có thể xảy ra , đồng thời cho phép luồng gió cấp và không khí trong phòng hòa trộn đều trước khi được hồi về máy qua miệng gió hồi.
Theo riêng mình khi thiết kế, bố trí miệng gió thì thường làm theo các bước sau:
1.Căn cứ vào giá trị độ ồn theo tiêu chuẩn quy định để có được vận tốc gió tối đa cho phép của miệng gió ứng với từng công năng phòng .
2.Căn cứ vào công năng , kích thước phòng, vị trí sinh nhiệt ,công dụng, vị trí lắp đặt miệng gió.... mà chọn loại miệng gió phù hợp nhất.
3.Sau khi chọn được loại miệng gió ta dựa vào lưu lượng gió ( đã có khi chọn máy) để tính toán số lượng miệng gió cấp & hồi , kích thước, vận tốc miệng gió (nằm trong khoảng cho phép bước 1), tổn thất áp của miệng gió.
4.Tra catalogue xem độ xa luồng gió hoạt động được bao nhiêu (m).
5.Kết hợp kiến trúc và các phần khác trên trần ( như đèn, đầu phun sprinler,...) bố trí miệng gió cho phù hợp ( khoảng cách giữa các miệng gió không vượt quá tầm hoạt động tối đa của miệng gió ).
 
Back
Bên trên