Công Nghiệp Một số thắc mắc về thông số trạng thái tren giãn đồ không khí ẩm

xlty121987

Thành Viên [LV 1]
Chào các anh.
Em có một số thắc mắc về các điểm trạng thái trên giãn đồ không khí ẩm, vì có một số ký hiệu nên không viết thẳng lên diễn đàn được, nên em gửi file lên nhờ các anh giúp đỡ giùm.
Trong trường hợp tính toán cho các tòa nhà bình thường thì vấn đề này ít quan tâm, nhưng khi tính toán cho hệ thống phòng sạch thì cần phải hiểu rõ các điểm trạng thái của quá trình thì mới hy vọng làm tiếp được.
Em đã cố gắng trình bày thật rõ ràng để cho các anh dễ hiểu, nhờ các các anh giúp em về vấn đề này.
Đây chỉ là trường hợp tính tải theo trường hợp Full-load, khi nào hiểu rõ vấn đề này thì em nhờ các anh giúp đỡ tiếp về trường hợp tính tải trong trường hợp Dew-Point.
 

Đính kèm

  • MOT SO THAC MAC VE THONG SO TRANG THAI TREN GIAN DO KHONG KHI AM.doc
    41.5 KB · Xem: 235
  • CAC DIEM TREN GIAN DO KHONG KHI AM.jpg
    CAC DIEM TREN GIAN DO KHONG KHI AM.jpg
    113.6 KB · Xem: 1,043
  • CAC DIEM TRANG THAI TREN GIAN DO.doc
    36.5 KB · Xem: 256
Ðề: Một số thắc mắc về thông số trạng thái tren giãn đồ không khí ẩm

Biểu đồ của bác em ko quen lắm. Nếu vẽ trên biểu đồ I-d thì e dễ nhìn hơn.
Ý kiến của em về mấy cấu hỏi của bác như sau:
-Bác chọn máy theo công suất lạnh, không cần quan tâm đến lưu lượng của máy. Do đó không cần xác định lại tia quá trình.
-Chính vì lưu lượng không thể chính xác như lưu lượng yêu cầu do đó vấn đề độ ẩm sẽ không thể đảm bảo như mình thiết kế. Cần phải tính toán thêm xem mình có cần làm ẩm hay làm khô thêm hay không.
 
Ðề: Một số thắc mắc về thông số trạng thái tren giãn đồ không khí ẩm

Hình trên là giản đồ d-t, bây giờ người ta đang có xu thế dùng cái này nhiều hơn. Họ bắt đầu sử dụng nhiều đến phương pháp tính nhiệt ẩn, nhiệt hiện; chứ không dùng nhiệt thừa và ẩm thừa như trước nữa.
 
Ðề: Một số thắc mắc về thông số trạng thái tren giãn đồ không khí ẩm

Đúng như rehmtech đã nói, vì đa số dùng Trace khi tính tải lạnh, mà Trace thì tính theo phương pháp Carrier (liên quan đến nhiệt hiện và nhiệt ẩn) nên xác định các điểm trạng thái trên giãn đồ t-d là chủ yếu.
Khi mình còn đi học thì giáo viên bắt buộc phải tính theo phương pháp truyền thống (liên quan đến nhiệt thừa và ẩm thừa) và đa số dùng đồ thị I-d, theo mình nghĩ thì khi các bạn chuẩn bị làm đồ án ĐHKK thì không nên làm theo phương pháp này vì nó không ứng dụng được trong các phần mềm tính tải lạnh hiện nay.
 
Ðề: Một số thắc mắc về thông số trạng thái tren giãn đồ không khí ẩm

Bạn hãy hiểu đơn giản đi.
Khi dùng máy điều hòa cục bộ thì chỉ điều chỉnh được nhiệt độ.còn độ ẩm thì dao động trong khoảng 50% đến 80% tủy vào lượng gió tươi.
Còn trong phòng sạch, cần dùng đến ẩm đồ để xác định chính xác trạng thái các điểm RA,SA,OA,MA. từ đó tính công suất, lượng ẩm cần khử.Rồi sau đó đặt thiết bị phù hợp để duy trì được nhiệt độ độ ẩm, áp suất.( ví dụ đặt hàng AHU theo các thông số đã tính toán)
 
Ðề: Một số thắc mắc về thông số trạng thái tren giãn đồ không khí ẩm

Để giải thích cho bạn hiểu rõ vấn đề bạn hãy đọc các bài viết sau:

I. Nhiệt độ bay hơi là gì?
Là nhiệt độ mà ở đó gas có thể bay hơi ở áp suất định sẳn, và hấp thu lương nhiệt cần thiết của chất tải lạnh, xin được ví dụ cụ thể cho dễ hiểu:
1. Nếu bạn điêu hoà cho 1 phòng xuống nhiệt độ yêu cầu là 25 độ C, thì phải làm sao -> có phải nhiệt độ gió cấp vào trong phòng phải thấp hơn 25 độ C không, phải thấp hơn vì nhiệt độ này mới hấp thụ được lượng nhiệt sinh ra trong phòng (thường các nhà chế tạo hoặc nhà thiết kế chọn thấp hơn khoảng 10-12 độ C => nhiệt độ gió cấp vào là 25-12 = 13 độ C.
2. Khi gió vào phòng hấp thu lượng nhiệt sinh ra trong phòng làm tăng nhiệt độ không khí lên 25 độ C (bạn phải hiểu về tính tải lạnh của phòng), khi đó đi về dàn lạnh khi đó gió ra khỏi dàn lại giảm xuống 13 độ C và cấp lại vào phòng, tiếp tục thực hiện vòng tuần hoàn gió.
3. Như vậy muốn gió giảm xuống tương đương 13 độ C với lưu lượng định sẳn (do quạt thực hiện), thì có phải nhiệt độ gas trong dàn phải thấp hơn 13 độ C, mới nhận nhiệt do gió truyền vào và làm bay hơi gas ở trạng thái lõng ở áp suất thấp, để biến gas thành trạng thái hơi khi đi vào máy nén, vậy gas có nhiệt độ bay hơi là bao nhiêu để hạ nhiệt được nhiệt độ gió từ 25 xuống 13, thường thì nhà sản xuất chọn nhiệt độ bay thấp hơn khoảng 5 độ so với nhiệt độ gió cấp (hoặc có thể dùng công thức tính hiệu nhiệt độ trung bình của giáo sư Trần Thanh Kỳ), như vậy nhiệt độ bay hơi của gas khoảng 8 độ C, từ đó tra trên giản đồ Logp-i (hoặc các bảng thông số của từng loại gas ở nhiệt độ và áp suất) ta có áp suất bay hơi của gas tại nhiệt độ này. đây là áp suất mà van tiết lưu (hoặc ống mao dẫn) sẽ hạ xuống từ áp suất ngưng tụ. vậy áp suất ngưng tụ là bao nhiêu là phù hợp.
4. Nhiệt độ ngưng tụ xác định như thế nào?
như các bạn biết trên thế giới có nhiều vùng có các điều kiện khí hậu khác nhau (vùng nhiệt đới 'Việt Nam', ôn đới ' Âu Châu..vv.) nhiệt độ trung bình nóng nhất vd VN là 35 độ C, Âu Châu là 27 độ C. Như các bạn đã biết như trên để lượng nhiệt do gas nhận được trong phòng làm việc thải ra thì có phải nhiệt độ gas phải cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài, đây chính là nhiệt độ ngưng tụ của gas, vậy nhiệt độ ngưng tụ của gas là bao nhiêu là phù hợp, như đã biết nhiệt độ gió ngoài trời tại VN là 35 độ C, thì nhiệt độ của gas trong dàn ngưng phải cao hơn 35 độ C và thường nhà chế tạo trọn từ 40 -45 độ C, (hoặc dùng công thức tính hiệu nhiệt độ trung bình), tương tự dùng giản đồ Logp-i ta suy ra được áp suất ngưng tụ của gas. Để nâng được áp suất gas từ thấp lên cao (từ bay hơi lên ngưng tụ) thiết bị thực hiện là máy nén và để hạ được áp suất từ ngưng tụ xuống bay hơi thiết bị dùng là van tiết lưu (trong máy lạnh nhỏ là ống mao dẫn).


II. Giải pháp tách ẩm truyền thống:
Mo%20hinh%20tach%20am%20thong%20thuong.png


Theo yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm trong phòng (điểm 5) là 22 độ C, RH: 45%, Khi trạng thái trong phòng là điểm 1 (22 độ C, RH 60%), nếu điều hòa thông thường thì khi đạt 22 độ C, thì máy lạnh dừng hoạt động (đạt nhiệt độ yêu cầu), nhưng trong một số nhà máy ví dụ Sản xuất dược phẩm, độ ẩm yêu cầu khá thấp (<45%) như vậy quá trình xử lý ẩm này phải làm như thế nào?
1. Cảm biến độ ẩm báo hiện độ ẩm đã tăng, xuất tín hiệu yêu cầu (máy nén phải chạy hoặc phải mở van cấp nước vào lạnh vào dàn)
2. Khi đó gió sẽ được làm lạnh từ điểm 1 chạy đến điểm 2.
3. Nhìn vào giản đồ sẽ thấy nhiệt độ đầu ra 10 độ C, Rh 97%, nếu cấp vào phòng thì nhiệt độ phòng sẽ bị quá lạnh và độ ẩm vẫn rất cao.
4. Gió Lúc này đi qua quạt sẽ được mô tơ quạt làm tăng nhiệt độ (theo đường Sensible Heat) 13 độ C Lúc này độ ẩm tương đối RH 75%. (điểm 3)
5. Gió tiếp tục được điện trở sấy lên (theo đường Sensible Heat) 19 độ C nhưng lúc này độ ẩm tương đối RH 54%. (điểm 4)
6. Gió sau khi qua miệng gió vào phòng (xem quá trình truyền nhiệt trên ống gió là = 0), sẽ chạy theo đường SHF đến điểm 5 ( nhiệt độ 22 độ C, RH 45%)
=> Quá trình 1 - 2 là quá trình làm lạnh có tách ẩm (lượng ẩm tách ra (độ ẩm tuyệt đối) = l/s* (d1 - d2)

Qua mục I bạn đã hiểu quá trình làm lạnh gió trong coil gas máy 2 cục, bạn sẽ thấy gió đầu ra nằm trong khoảng từ 10-13 độ (phụ thuộc nhà SX cài đặt nhiệt độ bay hơi của gas trong dàn lạnh là bao nhiêu.
Qua mục II bạn sẽ hiểu làm như thế nào để duy trì độ ẩm trong phòng theo mong muốn.

Có thắc mắc xin liên hệ tại
 
Chào A bee.hvac. A cho e hỏi là mình tính điểm 4 (heat) như thế nào để duy trì được nhiệt độ trong phòng là 22 độ C, RH: 45%. Bởi vì nếu tính nhiệt độ điểm 4 (heat) thấp quá thì khi cấp khí vào phòng độ ẩm còn cao quá và nếu nhiệt độ sau khi qua heating cao quá thì trong phòng không đủ lạnh yêu cầu
 
Tính thanh sấy mình hay tính để khử hết cái nhiệt hiện thừa mà AHU cấp dư vào phòng: CSL của AHU bằng tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn, để tách ẩm thì chúng ta lấy đủ nhiệt ẩn cần có, như vậy sẽ dư 1 phần nhiệt hiện của AHU, ta chọn thanh sấy bằng số dư của nhiệt hiện AHU cấp vào để khử hết nhiệt hiện này. Đây cũng là bài toán kinh tế giữa chọn thanh sấy và chọn máy tách ẩm công nghiệp, cá nhân mình đã từng gặp bài toán này và đc trao đổi với mấy đại ca chuyên dùng máy tách ẩm nên cũng hiểu đôi chút. Đây là mấy góp ý, các Pro cho ý kiến thêm , đặc biệt là anh bee.hvac cho ý kiến nhé !
 
Back
Bên trên