Nên chọn chiller hay VRV

vinhlethe1986

Thành Viên [LV 0]
Xin chào các bạn, mình đang triển khai thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho 1 chung cư gồm 1 tầng hầm, khối đế gồm 3 tầng thương mại và khối căn hộ gồm 13 tầng. Tính toán sơ bộ tải lạnh khối đế thương mại tập trung khoảng 350 tấn lạnh, dự tính sẽ dùng hệ chiller, nhưng bên trên khối đế thương mại có sàn ngoài trời mà khu vực này bên kiến trúc dùng để bố trí cà phê ngoài trời và hồ bơi nên không đặt tháp giải nhiệt được. Vậy mình có nên dời tháp giải nhiệt lên tầng sân thượng không các bạn, mình đang băn khoăn nếu đưa tháp giải nhiệt lên trên tầng sân thượng thì đường ống xa quá sẽ tổn hao áp lực bơm nước như vậy sẽ tiêu hao nhiều năng lượng và bên kiến trúc phải bố trí thêm hộp gen cho ống nước giải nhiệt. Mong được sự giúp đỡ của các bạn, cảm ơn các bạn rất nhiều.
 
Bên mình mới nhập về 1 lô cụm máy dành cho anh em nào có nhu cầu!
Có thể liên hệ qa sdt : 0975627894/ 01634732728 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 12 Khương Đình Thanh Xuân HN để check hàng!
 

Đính kèm

  • 1459474220488_17.jpg
    1459474220488_17.jpg
    138 KB · Xem: 88
  • 1459474221791_18.jpg
    1459474221791_18.jpg
    150.9 KB · Xem: 82
  • 1459474223931_19.jpg
    1459474223931_19.jpg
    125.7 KB · Xem: 78
  • 1459474224293_20.jpg
    1459474224293_20.jpg
    141.3 KB · Xem: 83
Bên mình mới nhập về 1 lô cụm máy dành cho anh em nào có nhu cầu!
Có thể liên hệ qa sdt : 0975627894/ 01634732728 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 12 Khương Đình Thanh Xuân HN để check hàng!
Check máy của em hả? máy của em có hay bị ra dầu không ?
 
Xin hỏi bạn làm nhiệm vụ gì ở công ty? HVAC engineer hay sao? Bạn có thể gửi mặt bằng lên đây hoặc có thể gửi mail cho mình [email protected] để mình sẽ tư vấn giúp bạn.
 
Dear quang, mình tốt nghiệp bên điện, nhưng trước giờ cũng làm nhiều về điều hòa không khí, chủ yếu là các hệ VRV còn hệ chiller mình chưa làm qua nhiều dự án, mình thấy các dàn nóng hệ VRV và chiller giải nhiệt gió dạng module có thể đặt các adaptor ở trên quạt dàn nóng để đổi hướng thoát gió nóng theo phương ngang, còn chiller giải nhiệt gió thì không biết có thể lắp đặt thêm co ống gió để chuyển hướng thoát gió nóng được không, vì công trình của mình không có đủ vị trí ngoài trời để cho chiller thoát gió nóng lên trên. Mình có gửi mail cho bạn rồi đó, bạn tư vấn thêm giúp mình nhé. Cảm ơn bạn.
Xin hỏi bạn làm nhiệm vụ gì ở công ty? HVAC engineer hay sao? Bạn có thể gửi mặt bằng lên đây hoặc có thể gửi mail cho mình [email protected] để mình sẽ tư vấn giúp bạn.
 

Đính kèm

  • XR-MAT BANG CHUNG CU TTTM BIEN HOA.dwg
    3.6 MB · Xem: 114
hitboynoluv_Vì chiller chỉ phục vụ tầng 1 và 2 mà đặt chiller trên tầng thượng thì đường ống nước dài dẫn đến tốn chi phí lắp đặt và cột áp bơm lớn dẫn đến tổn hao điện năng, vì các máy bơm nước lạnh chạy liên tục, nên mình nghỉ phương án đặt trên tầng thượng sẽ không khả thi (ý kiến riêng của mình)
 
Vậy thì đặt ở trục Y3-Y3' đi bạn. Rùi dùng Chiller giải nhiệt gió.

Nhưng mình thấy nếu dùng Chiller giải nhiệt nước thì lại thêm hệ thống điều khiển phức tạp, rùi bảo trì bảo dưỡng sau này, vị trí tháp giải nhiệt nước không có. Lại phải có thêm người vận hành. Mình thấy cũng không hợp lý cho lắm.

Ở đây bạn định dùng AHU hay nhiều FCU thui
 
Mình chưa nhận được mail của bạn. Nhưng mình có thể tư vấn cho bạn sơ bộ như sau:
1. VRV hay chiller thì mình luôn nghiêng về ưu tiên sử dụng chiller vì hiệu suất năng lượng của chiller luôn lớn hơn VRV. Nhất là trong tình hình giá điện năng sử dụng lại tăng từng năm theo bậc thang như này.
2. Có thể sử dụng chiller giải nhiệt nước phục vụ cho tầng 1 đến tầng 3. Chiller sẽ dự kiến đặt trong phòng máy tầng hầm. Tháp giải nhiệt nên đặt trên mái. Vì mình thấy dường như kiến trúc họ đã có ý sử dụng toàn bộ tầng 3 cho cà phê, hồ bơi... Nếu đặt tháp giải nhiệt ở đây thì mỹ quan và hiệu quả kinh tế đem lại không tốt. Đặt trên mái thì đường ống sẽ dài thêm khoảng 100m nhưng bơm giải nhiệt thì sẽ không lớn thêm nhiều. Tính lại vẫn đem lại nhiều lợi ích hơn là đặt ở tầng 3.
 
Dear Quang, vì công trình này tải lạnh không lớn, khoảng 400 ton nên nếu dùng chiller giải nhiệt nước thì mình thấy khá tốn kém về chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì, hệ thống điều khiển lại phức tạp. Mình sẽ nhờ bên kiến trúc chỉnh sửa lại để có được vị trí đặt chiller giải nhiệt gió. Nhưng nếu kiến trúc không sửa được thì chắc là phải tính đến phương án của bạn. Cảm ơn bạn nhiều nhé.
À mà sắp tới mình sẽ dựng mô hình revit phòng kỹ thuật chiller, cò gì mong anh em trên diễn đàn tư vấn thêm giúp mình nhé. Cảm ơn các bạn.
 
có thể dùng loại tháp giải nhiệt có quạt dạng ly tâm, loại tháp này có thể đặt dưới tầng hầm hay những khu vực hạn chế về không gian lắp đặt nhé
 
Vấn đề này hay à! Tuy nhiên, nếu các bạn chưa bao giờ vận hành và ghi chỉ số điện để đánh giá thì mọi nhận xét chỉ là võ đoán. Nhiều bạn nhìn chỉ số COP của chiller ly tâm và đánh giá thì lại càng không ổn.
Tuy nhiên, người đánh giá được điều này lại là chủ đầu tư. Họ xây lắp hai công trình gần giống nhau và 1 chọn chiller, 1 chọn VRF. Kết quả cuối cùng thì hệ VRF tiết kiệm tiền điện hơn.
Đánh giá qua số tiền điện phải trả là dễ thấy nhất đúng không? Thực tế, một hệ thống tiết kiệm năng lượng lại nằm ở chỗ nó giảm tải như thế nào! Chiller bị một vấn đề rất lớn là giảm tải. Nếu bạn để ý sẽ thấy như sau:
- Khi chiller chạy 100% tải thì COP = 6
- Khi chiller chạy 75% tải thì COP = 4
- Khi chiller chạy 50% tải thì COP = 3
- Khi chiller chạy 25% tải thì COP = 2.5
Điều đáng chú ý là các tải giảm đều không được công bố nhiều. Với hệ thống VRV, sau việc phát triển biến tần tốt thì hệ số COP của toàn hệ khi giảm tải lại gần như không đổi với dải tải khá lớn. COP = 4 ở dải từ 25~100%. Như thế, đánh giá về COP hệ thống thì hệ VRF và chiller có thể ngang nhau đấy chứ. Ngoài ra, nếu bạn chọn công suất không cẩn thận, chiller chỉ chạy khoảng 50% tải thì rõ ràng sẽ chẳng hiệu quả gì! Còn nếu tính để chạy khoảng 75% tải thường xuyên thì xem như gần ngang nhau.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của chiller lại nằm ở đường ống nước lạnh. Khi chiller làm ra nước lạnh, vô tình đã tạo ra kho trữ năng lượng nước lạnh và cái kho này sẽ luôn bị thất thoát nhiệt dù có bọc cách nhiệt. Nếu bạn có thể tính toán bài toán nhiệt cơ bản nhất sẽ thấy năng lượng thất thoát khỏi kho lạnh này cũng khá đáng kể nếu đường ống nước dài đáng kể. Với hệ VRF, bản chất của ga lỏng là cần càng nguội càng tốt nên đường dài lại càng tốt. Việc bốc hơi tại dàn lạnh càng tốt khi nhiệt độ Gas đạt nhỏ hơn subcool. Vì thế, năng lượng lạnh tại hệ VRF rõ ràng sẽ bảo quản tốt hơn so với kho nước lạnh.
Một điều mà ít ai để ý là hệ thống hai mô chất như chiller lại tiết kiệm điện hơn hệ một môi chất VRF rõ ràng là không thể.
Hệ chiller đã có tuổi đời ngót gần 100 năm, hệ VRF khoảng 40 năm rồi. Hệ ra sau sẽ có những cải tiến tốt hơn so với hệ cổ điển. Vậy tại sao phải dùng chiller. Như đã nói, chiller có COP tốt nhất là gần 100%. Vậy thì nếu thiết kế chiller lúc nào cũng chạy 100% là tốt nhất và khi đó rủi ro về sửa chữa chiller sẽ đến thôi. Nói vui vậy thôi, chứ chiller vẫn áp dụng cho môi trường đại siêu thị, sân bay, nhà ga lớn là cực tốt. Với các công trình có bề rộng nhỏ hơn 70 mét, hệ VRF sẽ thay thế chiller trong việc làm lạnh.
Mấy ý kiến góp ý cùng các bạn trong mục này!
 
Vấn đề này hay à! Tuy nhiên, nếu các bạn chưa bao giờ vận hành và ghi chỉ số điện để đánh giá thì mọi nhận xét chỉ là võ đoán. Nhiều bạn nhìn chỉ số COP của chiller ly tâm và đánh giá thì lại càng không ổn.
Tuy nhiên, người đánh giá được điều này lại là chủ đầu tư. Họ xây lắp hai công trình gần giống nhau và 1 chọn chiller, 1 chọn VRF. Kết quả cuối cùng thì hệ VRF tiết kiệm tiền điện hơn.
Đánh giá qua số tiền điện phải trả là dễ thấy nhất đúng không? Thực tế, một hệ thống tiết kiệm năng lượng lại nằm ở chỗ nó giảm tải như thế nào! Chiller bị một vấn đề rất lớn là giảm tải. Nếu bạn để ý sẽ thấy như sau:
- Khi chiller chạy 100% tải thì COP = 6
- Khi chiller chạy 75% tải thì COP = 4
- Khi chiller chạy 50% tải thì COP = 3
- Khi chiller chạy 25% tải thì COP = 2.5
Điều đáng chú ý là các tải giảm đều không được công bố nhiều. Với hệ thống VRV, sau việc phát triển biến tần tốt thì hệ số COP của toàn hệ khi giảm tải lại gần như không đổi với dải tải khá lớn. COP = 4 ở dải từ 25~100%. Như thế, đánh giá về COP hệ thống thì hệ VRF và chiller có thể ngang nhau đấy chứ. Ngoài ra, nếu bạn chọn công suất không cẩn thận, chiller chỉ chạy khoảng 50% tải thì rõ ràng sẽ chẳng hiệu quả gì! Còn nếu tính để chạy khoảng 75% tải thường xuyên thì xem như gần ngang nhau.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của chiller lại nằm ở đường ống nước lạnh. Khi chiller làm ra nước lạnh, vô tình đã tạo ra kho trữ năng lượng nước lạnh và cái kho này sẽ luôn bị thất thoát nhiệt dù có bọc cách nhiệt. Nếu bạn có thể tính toán bài toán nhiệt cơ bản nhất sẽ thấy năng lượng thất thoát khỏi kho lạnh này cũng khá đáng kể nếu đường ống nước dài đáng kể. Với hệ VRF, bản chất của ga lỏng là cần càng nguội càng tốt nên đường dài lại càng tốt. Việc bốc hơi tại dàn lạnh càng tốt khi nhiệt độ Gas đạt nhỏ hơn subcool. Vì thế, năng lượng lạnh tại hệ VRF rõ ràng sẽ bảo quản tốt hơn so với kho nước lạnh.
Một điều mà ít ai để ý là hệ thống hai mô chất như chiller lại tiết kiệm điện hơn hệ một môi chất VRF rõ ràng là không thể.
Hệ chiller đã có tuổi đời ngót gần 100 năm, hệ VRF khoảng 40 năm rồi. Hệ ra sau sẽ có những cải tiến tốt hơn so với hệ cổ điển. Vậy tại sao phải dùng chiller. Như đã nói, chiller có COP tốt nhất là gần 100%. Vậy thì nếu thiết kế chiller lúc nào cũng chạy 100% là tốt nhất và khi đó rủi ro về sửa chữa chiller sẽ đến thôi. Nói vui vậy thôi, chứ chiller vẫn áp dụng cho môi trường đại siêu thị, sân bay, nhà ga lớn là cực tốt. Với các công trình có bề rộng nhỏ hơn 70 mét, hệ VRF sẽ thay thế chiller trong việc làm lạnh.
Mấy ý kiến góp ý cùng các bạn trong mục này!
Rất ủng hộ góp ý của bác nguyenledung
EM cũng xin mạn phép đóng góp mấy ý sau vì em mới vừa thiết kế hệ chiller cho phòng sạch, máy của Trane nhé:
- Bây giờ việc so sánh thiệt hơn giữa Chiller và VRV thì trên mạng có nhiều lắm, nhưng đấy là tổng thể nhưng về chi tiết thì
+ Với hệ VRV đã tích hợp gần như hoàn hảo cho hệ thống điều khiển In-Outdoor rồi nên mọi thông số điều tiệm cận đến tối ưu.
+ Còn Chiller thì phụ thuộc rất lớn vào năng lực của nhà thiết kế, vì tất cả tiết bị (chiller, cooling tower, pump...) đều do nhà thầu tự thiết kế vị trí, ống, hệ điều khiển.... Dẫn đến cùng 1 hệ thống với cùng công suất nhưng do 2 nhà thầu thiết kế sẽ cho ra 2 hệ số COP khác nhau. Theo em đc biết thì hiện bên Trane đã thiết kế đc hệ thống điều khiển tích hợp đc với BMS cho hệ chiller nhằm control tải của máy nén theo tải sử dụng một cách tối ưu nhất, việc này làm giảm khá lớn điện năng tiêu thụ cũng như kiểm soát hệ thống. Bác nào quan tâm có thể liên hệ với bên Trane nhé
Lưu ý: Nếu dùng điều khiển cua azbil thì sẽ không có đc sự tối ưu hóa vì dù sao họ cũng không thể hiểu đc bằng chính hãng
 
Back
Bên trên