Phòng bơm cho hệ thống pccc tiêu chuẩn

anhthoxuan

Thành Viên [LV 0]
so do nguyen ly phong bom.jpg

Các thiết bị yêu cầu :
- Máy bơm: Máy bơm sẽ gồm 1 máy bơm chính, 1 máy bơm bù áp, 1 máy bơm dự phòng, bình tích áp.

- Bộ phận đo, cảm biến và điều khiển: Bao gồm tủ điều khiển máy bơm, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy, đồng hồ đo áp.
- Đường hút yêu cầu gồm: Rọ hút, Lọc y, Khớp nối
- Đường đẩy yêu cầu gồm: Van một chiều, van báo động, khớp nối mềm
Ngoài ra để tiện cho sử dụng và sửa chữa ta nên lắp thêm đường mồi nước
 
View attachment 15143
Các thiết bị yêu cầu :
- Máy bơm: Máy bơm sẽ gồm 1 máy bơm chính, 1 máy bơm bù áp, 1 máy bơm dự phòng, bình tích áp.

- Bộ phận đo, cảm biến và điều khiển: Bao gồm tủ điều khiển máy bơm, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy, đồng hồ đo áp.
- Đường hút yêu cầu gồm: Rọ hút, Lọc y, Khớp nối
- Đường đẩy yêu cầu gồm: Van một chiều, van báo động, khớp nối mềm
Ngoài ra để tiện cho sử dụng và sửa chữa ta nên lắp thêm đường mồi nước
Anh có thể gửi bảng cad cho e tham khảo được không anh. tks anh
 
anh cho em hỏi một chút được không ạ: đường xả về bể để làm gì vậy anh ?
1. Để khi quá áp van an toàn xả => nước chảy vào bể.
2. Sau khi lắp xong bơm để test bơm mở van nhánh qua đồng hồ đo lưu lượng, đối với c trình theo TCVN thì ít khi kiểm tra lưu lượng-cột áp nhưng với FM global thì họ sẽ đo lưu lượng-cột áp để vẽ lại đường đặc tính của bơm.
 
1. Để khi quá áp van an toàn xả => nước chảy vào bể.
2. Sau khi lắp xong bơm để test bơm mở van nhánh qua đồng hồ đo lưu lượng, đối với c trình theo TCVN thì ít khi kiểm tra lưu lượng-cột áp nhưng với FM global thì họ sẽ đo lưu lượng-cột áp để vẽ lại đường đặc tính của bơm.
Bác cho em hỏi chút, cái bình tích áp mà có gắn 3 công tác dòng chảy như sơ đồ trên thì có hãng nào sản xuất không? Hay là mình tự chế. Nếu tự chế thì làm ntn ạ?
 
View attachment 15143
Các thiết bị yêu cầu :
- Máy bơm: Máy bơm sẽ gồm 1 máy bơm chính, 1 máy bơm bù áp, 1 máy bơm dự phòng, bình tích áp.

- Bộ phận đo, cảm biến và điều khiển: Bao gồm tủ điều khiển máy bơm, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy, đồng hồ đo áp.
- Đường hút yêu cầu gồm: Rọ hút, Lọc y, Khớp nối
- Đường đẩy yêu cầu gồm: Van một chiều, van báo động, khớp nối mềm
Ngoài ra để tiện cho sử dụng và sửa chữa ta nên lắp thêm đường mồi nước
Các bác cho em hỏi, thông thường trong phòng bơm PCCC ở cụm van báo động Alarm Valve ta thường bố trí 1 van giám sát OS&Y trước Alarm Valve ( theo chiều nước chảy), nếu chuyển van OS&Y lắp sau Alarm Valve thì có được không ?

Capture.PNG
 
Bản vẽ phía hút của Máy bơm cứu hỏa - bạn anhthoxuan check lại giúp mình với - Đoạn ống từ Van chặn và 1 đoạn ống hút lên cao hơn cả tâm bơm -> ảnh hưởng tới khả năng hút của bơm (có thể bơm ko hút nước được nhé).
Thanks.
 
Bác cho em hỏi chút, cái bình tích áp mà có gắn 3 công tác dòng chảy như sơ đồ trên thì có hãng nào sản xuất không? Hay là mình tự chế. Nếu tự chế thì làm ntn ạ?
3 Cái công tắc áp lực đó bạn ơi, không phải công tắc dòng chảy mô. Phần này mình tự lắp lấy như ống bình thường thôi.
 
Bản vẽ phía hút của Máy bơm cứu hỏa - bạn anhthoxuan check lại giúp mình với - Đoạn ống từ Van chặn và 1 đoạn ống hút lên cao hơn cả tâm bơm -> ảnh hưởng tới khả năng hút của bơm (có thể bơm ko hút nước được nhé).
Thanks.
Không ảnh hưởng khi mà ta đặt bể nước mồi cao hơn đoạn ống này.
 
Các bác cho em hỏi, thông thường trong phòng bơm PCCC ở cụm van báo động Alarm Valve ta thường bố trí 1 van giám sát OS&Y trước Alarm Valve ( theo chiều nước chảy), nếu chuyển van OS&Y lắp sau Alarm Valve thì có được không ?

View attachment 16015
Không sao bạn ah! Nhưng phải xét mục đích-công dụng mong muốn của van này (trước cũng có lý-sau cũng có lý mọi người phân tích thêm nhé).
 
Trường hợp này thì phải lắp van bướm (van cổng) trước Alarm Valve (theo chiều dòng chảy), van này có tác dụng đóng ngắt nhánh có chứa Alarm Valve này với hệ thống chung khi muốn maintain Alarm Valve (hoặc nhánh đó) mà không cần dừng tất cả hệ thống chung. Còn cái công tắc giám sát chỉ để biết là van bướm đó đóng hay mở thôi (bình thường thì là luôn mở). Van OS&Y chỉ là 1 loại van cổng (van cầu) ti nổi thôi.
Nếu lắp van OS&Y sau Alarm Valve thì vẫn đóng ngắt nhánh sau đó được mà.
Theo em nghĩ nếu đầy đủ ra thì phải lắp 2 van OS&Y trước và sau Alarm Valve nhằm mục đích Test hệ thống và sửa chữa Alarm Valve khi cần thiết mà không phải xả toàn bộ nước ở nhánh đó.
 
Nếu lắp van OS&Y sau Alarm Valve thì vẫn đóng ngắt nhánh sau đó được mà.
Theo em nghĩ nếu đầy đủ ra thì phải lắp 2 van OS&Y trước và sau Alarm Valve nhằm mục đích Test hệ thống và sửa chữa Alarm Valve khi cần thiết mà không phải xả toàn bộ nước ở nhánh đó.
Thực ra thì khi maintain Alarm Valve (AV) thì không cần van đóng/ngắt ở sau Alarm Valve đâu bạn, vì hệ thống đằng sau AV bình thường là hệ thống ống khô mà, trước Alarm Valve là hệ thống có nước, vì vậy khi maintain Alarm Valve cần có van đóng/ngắt để ngắt nhánh có chứa AV đó khỏi hệ thống, các nhánh khác vẫn hoạt động bình thường. Nếu có điều kiện thì dùng cả trước và sau đều được, tốn kém thôi. :-)
 
Nếu lắp van OS&Y sau Alarm Valve thì vẫn đóng ngắt nhánh sau đó được mà.
Theo em nghĩ nếu đầy đủ ra thì phải lắp 2 van OS&Y trước và sau Alarm Valve nhằm mục đích Test hệ thống và sửa chữa Alarm Valve khi cần thiết mà không phải xả toàn bộ nước ở nhánh đó.
Ý kiến này toàn diện nhất, nhưng phải nói là 2 van chặn (v bướm, van cổng....) còn có công tắc giám sát hay không thì tùy (TCVN y/c qua sát được trạng thái đóng mở của van-vd như van cổng ty chìm không quan sát được), còn van OS&Y là van gì thì bạn tòm trong diễn đàn đã có 1 chủ đề thảo luận vấn đề này.
 
Thực ra thì khi maintain Alarm Valve (AV) thì không cần van đóng/ngắt ở sau Alarm Valve đâu bạn, vì hệ thống đằng sau AV bình thường là hệ thống ống khô mà, trước Alarm Valve là hệ thống có nước, vì vậy khi maintain Alarm Valve cần có van đóng/ngắt để ngắt nhánh có chứa AV đó khỏi hệ thống, các nhánh khác vẫn hoạt động bình thường. Nếu có điều kiện thì dùng cả trước và sau đều được, tốn kém thôi. :-)
"vì hệ thống đằng sau AV bình thường là hệ thống ống khô mà, trước Alarm Valve là hệ thống có nước"
Hic, ý này nghe chưa đúng lắm nè.
 
Thực ra thì khi maintain Alarm Valve (AV) thì không cần van đóng/ngắt ở sau Alarm Valve đâu bạn, vì hệ thống đằng sau AV bình thường là hệ thống ống khô mà, trước Alarm Valve là hệ thống có nước, vì vậy khi maintain Alarm Valve cần có van đóng/ngắt để ngắt nhánh có chứa AV đó khỏi hệ thống, các nhánh khác vẫn hoạt động bình thường. Nếu có điều kiện thì dùng cả trước và sau đều được, tốn kém thôi. :-)
Hình như Thanhson87 nhầm với hệ thống sử dụng delugevalve hay sao ấy, đúng là sau cụm delugevalve là hệ thống ống khô, được điền đầy khí thôi. :)
 
Ý kiến này toàn diện nhất, nhưng phải nói là 2 van chặn (v bướm, van cổng....) còn có công tắc giám sát hay không thì tùy (TCVN y/c qua sát được trạng thái đóng mở của van-vd như van cổng ty chìm không quan sát được), còn van OS&Y là van gì thì bạn tòm trong diễn đàn đã có 1 chủ đề thảo luận vấn đề này.
Trong trường hợp chỉ có 1 van chặn thì nên lắp trước hay sau Alarm Valve là tối ưu nhất ạ.
Vì theo em hiểu nguyên lý hoạt động của Alarm Valve chỉ hoạt động khi có dòng chảy qua, nhưng nếu lắp sau Alarm Valve có ưu điểm là khi tháo lắp sửa chữa Alarm Valve thì không phải xả toàn bộ nước đằng sau cụm đó, mà trong trường hợp bình thường vẫn ngắt nhánh có chứa AV đó khỏi hệ thống được. Còn trường hợp lắp đằng trước ngoài ưu điểm ngắt nhánh có chứa AV với các nhánh khác thì em chưa thấy ưu điểm nổi trội gì khác
 
Trong trường hợp chỉ có 1 van chặn thì nên lắp trước hay sau Alarm Valve là tối ưu nhất ạ.
Vì theo em hiểu nguyên lý hoạt động của Alarm Valve chỉ hoạt động khi có dòng chảy qua, nhưng nếu lắp sau Alarm Valve có ưu điểm là khi tháo lắp sửa chữa Alarm Valve thì không phải xả toàn bộ nước đằng sau cụm đó, mà trong trường hợp bình thường vẫn ngắt nhánh có chứa AV đó khỏi hệ thống được. Còn trường hợp lắp đằng trước ngoài ưu điểm ngắt nhánh có chứa AV với các nhánh khác thì em chưa thấy ưu điểm nổi trội gì khác
Sorry, em nhầm cho trường hợp dùng Deluge Valve, vì thực tế em cũng chỉ tìm hiểu thôi, chứ cũng chưa làm bao giờ. Trường hợp của bác, nếu để giảm chi phí ban đầu mà chỉ dùng 1 van chặn, thì theo em phải lắp đằng trước AV, trường hợp maintain cho AV thì chấp nhận tháo nước trong hệ thống ống đằng sau AV đi. Nếu bác lắp đằng sau AV thì khi maintain AV (hoặc thay thế) thì làm sao ngắt nhánh này ra khỏi hệ thống chung được. Ví dụ như bác tháo AV ra thì nước trong hệ thống theo chỗ đó chảy ra ngoài còn gì nữa. Anh em nào có ý kiến khác thì xin góp ý. Thanks.
 
Sorry, em nhầm cho trường hợp dùng Deluge Valve, vì thực tế em cũng chỉ tìm hiểu thôi, chứ cũng chưa làm bao giờ. Trường hợp của bác, nếu để giảm chi phí ban đầu mà chỉ dùng 1 van chặn, thì theo em phải lắp đằng trước AV, trường hợp maintain cho AV thì chấp nhận tháo nước trong hệ thống ống đằng sau AV đi. Nếu bác lắp đằng sau AV thì khi maintain AV (hoặc thay thế) thì làm sao ngắt nhánh này ra khỏi hệ thống chung được. Ví dụ như bác tháo AV ra thì nước trong hệ thống theo chỗ đó chảy ra ngoài còn gì nữa. Anh em nào có ý kiến khác thì xin góp ý. Thanks.
Thông thường 1 cụm AV sẽ kiểm soát từ 2,3 tầng trở lên, khi phải tháo hết nước thì bác tưởng tượng lượng nước lớn thế nào
 
Thông thường 1 cụm AV sẽ kiểm soát từ 2,3 tầng trở lên, khi phải tháo hết nước thì bác tưởng tượng lượng nước lớn thế nào
Lượng nước này không nhiều lắm đâu bác ạ, nếu bác không muốn tháo nhiều nước đi thì thiết kế cả 2 van chặn trước và sau AV. Còn nếu mà chỉ dùng 1 van chặn thì nên đặt trước AV, lý do chỉ là để ngắt nhánh chứa AV đó khi cần bảo dưỡng, kiểm tra hay thay thế AV thôi (trường hợp hệ deluge valve thì tác dụng của van chặn cũng như vậy). Lượng nước trong hệ thống sau AV sẽ được xả vào hệ thống drain hoặc nối mềm xả đi đâu đấy. Bác tham khảo hình này em tìm trên google đấy.
 

Đính kèm

  • 2017-02-17.jpg
    2017-02-17.jpg
    93.4 KB · Xem: 143
Back
Bên trên