Thảo luận Quạt hai tốc độ (phần I)

Datnguyen

Administrator
HVACR Staff
QUẠT NHIỀU TỐC ĐỘ


I. LÝ THUYẾT CHUNG
a. Đường đặc tính
Như chúng ta biết, mỗi quạt được đặc trưng riêng bởi đường đặc tính (performance curve) của nó.Với cùng một quạt và với số vòng quay cánh quạt cố định, đường đặc tính này không thay đổi.(hình 1)
1.jpg

Với cùng một quạt , khi thay đổi tốc độ vòng quay cánh quạt , ta có đường đặc tính quạt thay đổi như hình 2:
2.jpg

Các điểm 1, 2, 3 là các điểm làm việc của quạt ứng với 3 tốc độ khác nhau.
Các điểm này cho ta biết sự thay đổi của lưu lượng , cột áp,..của quạt khi ta thay đổi số vòng quay cánh quạt. Sự thay đổi này tuân theo một quy luật chung mà ta có thể tính toán thông qua các định luật quạt.

b. Các định luật quạt
Các thông số liên quan đến quạt bao gồm: lưu lượng , cột áp, số vòng quay, kích thước cánh quạt, trọng lượng riêng không khí,…Khi một thông số thay đổi , ta có thể tính toán được các thông số còn lại thông qua định luật quạt.
Trong trường hợp thay đổi tốc độ quạt , ta có quan hệ sau:
N1/N2 = Q1/Q2 (1)
(N1/N2)2 = P1/P2 (2)
(N1/N2)3= A1/A2 (3)
Trong đó:
N: số vòng quay cánh quạt
Q: lưu lượng quạt
P: cột áp quạt.
5.jpg
c. Sự tương đồng giữa định luật quạt và đặc tính đường ống.
Xét về mặt quạt:
Từ phương trình (1) và (2), ta có quan hệ giữa lưu lượng và cột áp quạt khi số vòng quay thay đổi như sau:
P1/P2 = (Q1/Q2)2 (4)
Với phương trình (4) ta thấy giả sử lưu lượng tăng lên 2 lần thì cột áp quạt tạo được tương ứng tăng 4 lần.
Xét về mặt hệ thống đường ống:
Những phương trình trên đã chỉ rõ sự thay đổi của cột áp theo lưu lượng của quạt .Câu hỏi đặt ra là sự liên hệ giữa 2 thông số này trong trường hợp là hệ thống đường ống như thế nào.
Trong hệ thống ống gió, ta quan tâm 2 thông số lưu lượng đi trong ống (Q) và tổn thất áp suất P. Thông thường ta thấy khi Q thay đổi thì P cũng thay đổi theo tỉ lệ thuận.
Một công thức toán học chính xác thể hiện quan hệ giữa 2 thông số này hiện nay chưa có, nhưng về mặt thực nghiệm ta có quan hệ như sau:
Theo ASHRAE 2000, HVAC System and Equipments , S18 , trang 6 - Duct System Characteristics, ta có:
4.jpg


Hoặc theo tài liệu CIBSE – TM 42 – 2006 : Fan Application Guide , mục
System Resistant Law ( trang 16), ta có:
3.jpg


Theo hình 3 , điểm A là điểm hoạt động của quạt, cũng là điểm mà ta có thể xác định được khi tính toán tổn thất áp suất hệ thống . Với điểm A xác định được ta có thể vẽ ngay đường đặc tính hệ thống như trên.
Điều này giải thích vì sao trong thực tế , với các phần mềm chọn quạt , khi nhập thông số lưu lượng ,cột áp ( tức điểm A), phần mềm sẽ vẽ cho ta đường đặc tính hệ thống mà không cần quan tâm hệ thống của chung ta như thế nào.

Kết luận: Có sự tương đồng về mối quan hệ áp suất và lưu lương khi so sánh giữa 2 thông số này ở quạt và ở hệ thông ống gió.
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Có một điểm mình vẫn còn hơi thắc mắc đó là đừơng biểu diễn y=x2 đi qua điểm A. Theo mình nhớ thì đừơng bậc hai có dạng parabol chứ không phải đừơng uốn lựơn. Có lẽ còn cần phải bổ sung thêm một số lý giải về cách hình thành đường đặc tính quạt này. Đúng là chưa thể có đựơc công thức toán học chính xác, chỉ từ thực nghiệm thôi, nhưng mình vẫn mong là ai đó có thể cho thêm thông tin để hiểu hơn về vấn đề này.
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Phiy xem kỹ lại đi , mình thấy đó là nhánh của parabol mà
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Anh thấy bài viết này cũng có chất lượng
Nhưng sao viết nửa chừng lại dừng.
Hết tài liệu rồi ah không dám nói bừa nữa ah.
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

" Anh thấy bài viết này cũng có chất lượng
Nhưng sao viết nửa chừng lại dừng.
Hết tài liệu rồi ah không dám nói bừa nữa ah. "
Sao VOCHICHINH lại nói như vậy? cho dù Đạt có nói bừa nói sai thì cũng hoan nghênh tinh thần chia sẽ kiến thức, nếu có sai sót gì thì ae trao đổi và cùng học hỏi hoàn thiện mà, mai mốt đừng nói vậy nhe
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần II)

Xin lỗi mọi người, giờ mới viết được phần II #:-S
Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp , chỉnh sửa.
1.JPG

2.JPG

3.JPG

4.JPG

5.JPG

6.JPG
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Anh có thể nói rõ hơn về phần đấu dây động lực và mạch điều khiển.
Hình như thấy bài viết có vẻ lý thuyết quá.
Cấp nguồn động cơ và điều khiển như thế nào nữa??
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Anh có thể nói rõ hơn về phần đấu dây động lực và mạch điều khiển.
Hình như thấy bài viết có vẻ lý thuyết quá.
Cấp nguồn động cơ và điều khiển như thế nào nữa??

Theo tôi thấy thì vấn đề mà Daynguyen nói đã có thể làm mạch khiển cho từng loại động cơ chạy 2 tốc độ. Nếu bạn nắm một ít về động cơ và khởi động từ là bạn có thể tự làm mạch điều khiển được rồi. Theo tôi thấy chỉ có loại động cơ đầu tiên là mạch điều khiển hơi phức tạp một chút thôi. Còn các loại động cơ sau mạch điều khiển là rất đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý điểm cấp nguồn và điểm đấu tắt là có thể làm được mạch khiển động cơ một cách rất de84 dàng!
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Hi,
Ở đây mình chỉ trình bày ngắn gọn về chi tiết cách đấu nối dây của động cơ thôi.
Còn về chi tiết mạch động lực thế nào thì tuỳ theo ứng dụng , cách điều khiển mà có mạch động lực riêng.
Nếu các bạn quan tâm, mình sẽ liên hệ để tổ chức buổi thảo luận nhỏ về vấn tủ điện điều khiển để bàn luận thêm.
 
tiêu chuẫn hợp quy sản xuất quạt

chào các bác mình đang quan tâm đến sản phẫn quạt thông gió, mình cũng dự định sản xuất quạt nữa đó nên đang cần TIÊU CHUẪN HỢP QUY SẢN XUẤT QUẠT có bác nào biết chỉ giùm với nếu có file cho thì càng tốt.
cảm ơn nhiều
nếu các bác có file vui lòng gủi về Email của mình nha.
[email protected] hoặc [email protected]
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Mình cũng đang làm bên Quạt thông gió Matthews&Yates, cũng tham gia đóng góp tí về quạt 2 tốc độ:

Thường quạt 2 tốc độ sẽ theo tỷ lệ số cực của động cơ 2&4 , 4&8 or 4&6

* Nếu theo tỷ lệ 2&4 or 4&8 thì

Lưu lượng cao sẽ gấp 2 lần lưu lượng thấp, cột áp thì sẽ gấp đến 4 lần

* Nếu theo tỷ lệ 4&6 thì

Lưu lượng cao sẽ gấp 1,5 lần lưu lượng thấp, nhưng cột áp sẽ chỉ gấp 2.25 lần thôi

Vài kiến thức đóng góp, có gì A.e trao đổi thêm nhé
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Mình cũng đang làm bên Quạt thông gió Matthews&Yates, cũng tham gia đóng góp tí về quạt 2 tốc độ:

Thường quạt 2 tốc độ sẽ theo tỷ lệ số cực của động cơ 2&4 , 4&8 or 4&6

* Nếu theo tỷ lệ 2&4 or 4&8 thì

Lưu lượng cao sẽ gấp 2 lần lưu lượng thấp, cột áp thì sẽ gấp đến 4 lần

* Nếu theo tỷ lệ 4&6 thì

Lưu lượng cao sẽ gấp 1,5 lần lưu lượng thấp, nhưng cột áp sẽ chỉ gấp 2.25 lần thôi

Vài kiến thức đóng góp, có gì A.e trao đổi thêm nhé
Hi Pac
Những con số trên thật sự rất hữu ích, tks bác nhiều. Nhưng có 1 câu này muốn hỏi pác thêm,
Những con số trên là cho riêng quạt của Matthews&Yates hay là quạt nào cũng áp dụng được ? Mong nhận được cao kiến.
Tks
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Hi Pac
Những con số trên thật sự rất hữu ích, tks bác nhiều. Nhưng có 1 câu này muốn hỏi pác thêm,
Những con số trên là cho riêng quạt của Matthews&Yates hay là quạt nào cũng áp dụng được ? Mong nhận được cao kiến.
Tks
Ý họ nói về số cặp cực của motor quạt đó thôi! Giả sử số cặp cực là p thì tốc độ quạt tính bằng: 60*f/p (đơn vị là vòng/phút). f ở đây là tần số điện xoay chiều công nghiệp. Ở Việt nam mình dùng tần số f = 50 Hz.
Vậy 2 cặp cực thì tần số là: 60*50/2 = 1500 vòng/phút. Con số này thường là lý tưởng và hông đúng với động cơ không đồng bộ hay sử dụng cho các loại quạt.
Như thế với 2&4 thì tốc độ tương ứng là 1500 & 750 vòng/phút.
Với 4&6 thì tốc độ tương ứng là 750 & 500 vòng/phút.
Lưu lượng khi đó sẽ tỷ lệ thuận với số vòng quay của motor điện thôi!
 
Ðề: Quạt hai tốc độ (phần I)

Hi Dung
Cảm ơn dung nhiu. Nhưng cái mình đang quan tâm là cột áp chứ ko phải lưu lượng. Dù sao cũng tks vì sự nhiệt tình
;)
 
Back
Bên trên