Công Nghiệp Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

newmember

Thành Viên [LV 0]
Chào các anh trong diễn đàn.
Em mới được giao công trình về chiller, trong đó có phần sơ đồ nguyên lý em chưa hiểu rõ, nhờ các anh giúp giùm:
+ Nguyên lý điều khiển valve bướm Motorized on-off cho chiller như thế nào, là do tín hiệu nào quyết định? (do áp suất chênh áp hay tín hiệu nhiệt độ nước)
+ Hệ thống này là sự điều tiết cân đối công suất giữa 2 chiller và 3 bơm lạnh (2 bơm chạy và 1 dự phòng) thì gọi bơm do tín hiệu nào hoạt động để phù hợp với 2 van bướm Motorized on-off và van Bypass chính?
Chúc các anh em trong diễn đàn nhiều sức khoẻ.
 

Đính kèm

  • SO DO NGUYEN LY HE THONG CHILLER.rar
    543.8 KB · Xem: 4,334
Ðề: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

Chào các anh trong diễn đàn.
Em mới được giao công trình về chiller, trong đó có phần sơ đồ nguyên lý em chưa hiểu rõ, nhờ các anh giúp giùm:
+ Nguyên lý điều khiển valve bướm Motorized on-off cho chiller như thế nào, là do tín hiệu nào quyết định? (do áp suất chênh áp hay tín hiệu nhiệt độ nước)
+ Hệ thống này là sự điều tiết cân đối công suất giữa 2 chiller và 3 bơm lạnh (2 bơm chạy và 1 dự phòng) thì gọi bơm do tín hiệu nào hoạt động để phù hợp với 2 van bướm Motorized on-off và van Bypass chính?
Chúc các anh em trong diễn đàn nhiều sức khoẻ.

1. Van On/Off này hoạt động theo tải lạnh của hệ thống (cần 2 cảm biến nhiệt độ, bộ đo lưu lượng và bộ điều khiển DDC để điều khiển luân phiên hoạt động)
2. Van Bypass hoạt động theo tính hiệu áp suất hệ thống (phải coi lại van Motorize gắn trên AHU là 3 ngã hay 2 ngã)

Bạn xem lại sơ đồ điều khiển hệ thống hiểu rỏ hơn (nếu có)
 
Ðề: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

Van by-pass ở đây là van giữa đường ống cấp và hồi của chiller ?
Nó hoạt động dựa vào chênh áp giữa hai đường ống cấp và hồi khi chạy giảm tải.
 
Ðề: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

1. Van On/Off này hoạt động theo tải lạnh của hệ thống (cần 2 cảm biến nhiệt độ, bộ đo lưu lượng và bộ điều khiển DDC để điều khiển luân phiên hoạt động)
2. Van Bypass hoạt động theo tính hiệu áp suất hệ thống (phải coi lại van Motorize gắn trên AHU là 3 ngã hay 2 ngã)

Bạn xem lại sơ đồ điều khiển hệ thống hiểu rỏ hơn (nếu có)


Cám ơn anh đã trả lời giúp em câu hỏi trên.
Có phần này em vẫn thắc mắc muốn hỏi thêm anh:

1. Theo em biết, chiller thường được điều khiển theo cách lấy tín hiệu nhiệt độ nước lạnh hồi về để đóng cắt máy nén. Như vậy, Chiller sẽ được điều khiển công suất trên hệ gas mà thôi, vẫn duy trì lưu lượng nước không đổi đi qua nó (ngoại trừ mô hình sử dụng bơm nước biến tần). Điều em thắc mắc ở đây là cách đấu nối van điện từ On-Off (hoặc Modulating) 2 ngã nối tiếp với Chiller khi đóng (closed) sẽ khóa cắt dòng nước đi qua Chiller. Việc này có thể làm rối loạn hoạt động của Chiller hay không? Như vậy, cách điều khiển này có đúng nguyên tắc hay không?

2. Hoặc giả nếu muốn làm theo cách này thì cần phải phối hợp với máy nén của Chiller nghĩa là phải cài đặt cho ngưỡng nhiệt độ tác động của van điện từ này phải thấp hơn ngưỡng nhiệt độ cắt máy nén. Việc này có làm rắc rối thêm hệ thống điều khiển hay không?
Xin anh em trả lời giúp em về 2 câu hỏi trên.

3. Khi hệ thống nước đã chạy ổn định thì áp lực giữa hai đường ống cái cấp và hồi cũng sẽ có giá trị ổn định phù hợp với phụ tải lạnh của các FCU. Tuy nhiên, với cách mắc các van điện từ On-Off để đóng cắt đường nước cho từng Chiller như thế này cũng sẽ làm biến động các giá trị áp suất - và cả lưu lượng - giữa các nhánh đường ống này. Điều này rõ ràng không hề được mong muốn, chí ít cũng làm rối loạn hoạt động của van By-pass.
Vậy mục đích của việc gắn van điện từ On-Off nối tiếp với Chiller là để làm gì, hay là có lợi điểm gì?

4.Cách phối hợp đồng bộ hoạt động giữa các thành phần: van điện từ On-Off cho mỗi Chiller, van By-pass, số lượng các bơm nước lạnh hoạt động sẽ là như thế nào?
Em muốn được giải đáp được các vấn đề này để c thể lên yêu cầu cho việc thiết kế tủ điện điều khiển hệ thống.
Nhờ các anh em vui lòng giải đáp giúp.
Thanks.
 
Ðề: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

Cám ơn anh đã trả lời giúp em câu hỏi trên.
Có phần này em vẫn thắc mắc muốn hỏi thêm anh:

1. Theo em biết, chiller thường được điều khiển theo cách lấy tín hiệu nhiệt độ nước lạnh hồi về để đóng cắt máy nén. Như vậy, Chiller sẽ được điều khiển công suất trên hệ gas mà thôi, vẫn duy trì lưu lượng nước không đổi đi qua nó (ngoại trừ mô hình sử dụng bơm nước biến tần). Điều em thắc mắc ở đây là cách đấu nối van điện từ On-Off (hoặc Modulating) 2 ngã nối tiếp với Chiller khi đóng (closed) sẽ khóa cắt dòng nước đi qua Chiller. Việc này có thể làm rối loạn hoạt động của Chiller hay không? Như vậy, cách điều khiển này có đúng nguyên tắc hay không?

2. Hoặc giả nếu muốn làm theo cách này thì cần phải phối hợp với máy nén của Chiller nghĩa là phải cài đặt cho ngưỡng nhiệt độ tác động của van điện từ này phải thấp hơn ngưỡng nhiệt độ cắt máy nén. Việc này có làm rắc rối thêm hệ thống điều khiển hay không?
Xin anh em trả lời giúp em về 2 câu hỏi trên.

3. Khi hệ thống nước đã chạy ổn định thì áp lực giữa hai đường ống cái cấp và hồi cũng sẽ có giá trị ổn định phù hợp với phụ tải lạnh của các FCU. Tuy nhiên, với cách mắc các van điện từ On-Off để đóng cắt đường nước cho từng Chiller như thế này cũng sẽ làm biến động các giá trị áp suất - và cả lưu lượng - giữa các nhánh đường ống này. Điều này rõ ràng không hề được mong muốn, chí ít cũng làm rối loạn hoạt động của van By-pass.
Vậy mục đích của việc gắn van điện từ On-Off nối tiếp với Chiller là để làm gì, hay là có lợi điểm gì?

4.Cách phối hợp đồng bộ hoạt động giữa các thành phần: van điện từ On-Off cho mỗi Chiller, van By-pass, số lượng các bơm nước lạnh hoạt động sẽ là như thế nào?
Em muốn được giải đáp được các vấn đề này để c thể lên yêu cầu cho việc thiết kế tủ điện điều khiển hệ thống.
Nhờ các anh em vui lòng giải đáp giúp.
Thanks.

Bạn không phải là dân điều hòa thì phải!! Cách đặt vấn đề này là của dân điện thôi! He he! Bạn nên kiếm sách vận hành chiller mà đọc! Qua đó sẽ hiểu cần vận hành chiller thế nào!!!
 
Ðề: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

1. Van On/Off này hoạt động theo tải lạnh của hệ thống (cần 2 cảm biến nhiệt độ, bộ đo lưu lượng và bộ điều khiển DDC để điều khiển luân phiên hoạt động)
2. Van Bypass hoạt động theo tính hiệu áp suất hệ thống (phải coi lại van Motorize gắn trên AHU là 3 ngã hay 2 ngã)

Bạn xem lại sơ đồ điều khiển hệ thống hiểu rỏ hơn (nếu có)

Thanks anh đã trả lời giúp em phần này, nhưng em vẫn chưa hiểu rõ ý của anh. Sau đây là suy nghĩ của em về câu trả lời đó, không biết đúng hay sai nhờ anh giúp đỡ:

1. Ý anh nói "luân phiên hoạt động" có phải là cho Chiller phải không (1 chạy 1 dự phòng). Trong sơ đồ này thì van 2 ngã Motorized cho mỗi Chiller, mỗi van cần phải có 2 cảm biến nhiệt độ hay sao, và nếu có thì lấy tín hiệu nhiệt độ nào, ở đâu?

2. Nếu van Motorized trên AHU là 3 ngã thì không cần dùng van Bypass ở đầu hệ thống nước phải không?

3. Phối hợp điều tiết hoạt động giữa hệ thống 2 Chiller và 3 bơm nước lạnh như thế nào, có phải chăng ở đây có 2 bơm chạy và 1 bơm dự phòng không? Tín hiệu để lấy điều khiển gọi bơm chạy tự động là tín hiệu gì (nhiệt độ hay áp suất).
Chúc các anh nhiều sức khỏe.
 
Ðề: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

Thanks anh đã trả lời giúp em phần này, nhưng em vẫn chưa hiểu rõ ý của anh. Sau đây là suy nghĩ của em về câu trả lời đó, không biết đúng hay sai nhờ anh giúp đỡ:

1. Ý anh nói "luân phiên hoạt động" có phải là cho Chiller phải không (1 chạy 1 dự phòng). Trong sơ đồ này thì van 2 ngã Motorized cho mỗi Chiller, mỗi van cần phải có 2 cảm biến nhiệt độ hay sao, và nếu có thì lấy tín hiệu nhiệt độ nào, ở đâu?

2. Nếu van Motorized trên AHU là 3 ngã thì không cần dùng van Bypass ở đầu hệ thống nước phải không?

3. Phối hợp điều tiết hoạt động giữa hệ thống 2 Chiller và 3 bơm nước lạnh như thế nào, có phải chăng ở đây có 2 bơm chạy và 1 bơm dự phòng không? Tín hiệu để lấy điều khiển gọi bơm chạy tự động là tín hiệu gì (nhiệt độ hay áp suất).
Chúc các anh nhiều sức khỏe.

Bạn thấy không, nên tìm tài liệu đọc thêm đi! Hệ thống chiller là một hệ thống tương đối phức tạp, nếu hỏi ngây ngô thì sẽ không biết được hết đâu. Và càng hỏi tôi càng thấy bạn đúng là dân điện!
Chiller là một máy làm lạnh nước. Nhiệt độ nước qua chiller sẽ giảm từ 12 xuống 7 độ C là hệ thống thường. Chiller hoạt động độc lập, không liên quan gì đến sensor nhiệt độ gắn thêm bên ngoài. Điều này có được là do bản thân chiller có sensor nhiệt riêng để bảo đảm việc này
Việc dùng sensor nhiệt riêng bên ngoài sẽ giúp cho bạn điều khiển bật tắt chiller tự động như dùng hệ BMS chẳng hạn.
Với sơ đồ nối ống như bản vẽ, rõ ràng chiller chỉ chạy khi bơm nước đã hoạt động. Cần lưu ý là 1 chiller hoạt động phải có 1 bơm nước hoạt động. Nếu 1 chiller và 1 bơm đang chạy, mà lại mở van nước của chiller thứ 2 thì chiller có thể sẽ tự shutdown do thiếu nước. Vì thế, có thể bật bơm chạy trước rồi mở van chiller từ từ.
Van by-pass cần phải hiểu sự xuất hiện của nó là như thế nào ? Đây là vấn đề về kỹ thuật. Tổng lượng nước qua chiller sẽ bằng tổng lượng nước qua các tải lạnh. Nếu các tải lạnh đều dùng van 3 ngã thì tổng lưu lượng nước cấp cho các dàn trao đổi AHU hay FCU đều bằng lượng nước qua chiller và do đó, việc tích áp sẽ không xảy ra, do đó không cần dùng van by-pass làm gì ! Tuy nhiên, nếu dùng van 2 ngã nhiều, khi đó lượng nước qua chiller sẽ lớn hơn lượng nước qua các dàn trao đổi nhiệt. Khi đó áp lực ống cấp nước sẽ tăng lên. Điều này thực ra không đáng sợ lắm vì đường ống thường chịu áp lực rất cao. Cái chính là do tổng lượng nước qua dàn là giảm nên lượng nước qua chiller sẽ giảm theo và khi đó, chiller sẽ tự shutdown do thiếu nước để trao đổi nhiệt !
Mấy ý kiến cùng bạn !
 
Ðề: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

Như vậy quy trình hoạt động vận hành của Chiller theo ý em hiểu như sau:
Tín hiệu điều khiển mức độ tải (nhiệt độ nước lạnh của hệ thống hồi về trên đường ống chung đưa về bộ điều khiển DDC của hệ thống, sau đó xuất tín hiệu gọi bơm nước lạnh chạy theo trình tự:
Bơm 1 - Van nước Chiller 1 - Mở công tắc lưu lượng FS 1 - Chiller 1
Bơm 2 - Van nước Chiller 2 - Mở công tắc lưu lượng FS 2 - Chiller 2
(Cho em hỏi thêm ở phần này về sự khác nhau giữa Valve On-Off và Valve Modulating dùng ở Chiller, khi nào nên dùng và khi nào không?)
Nếu sau thời gian cài đặt Delta T nào đó mà nhiệt độ nước hồi về không giảm xuống dưới mức 12-13 độ C thì ra lệnh gọi tiếp phải không?
Cho em xin thêm sơ đồ điều khiển DDC loại đơn giản nhất.
Thanks và chúc các anh nhiều sức khỏe.
 
Ðề: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

Cám ơn anh đã trả lời giúp em câu hỏi trên.
Có phần này em vẫn thắc mắc muốn hỏi thêm anh:

1. Theo em biết, chiller thường được điều khiển theo cách lấy tín hiệu nhiệt độ nước lạnh hồi về để đóng cắt máy nén. Như vậy, Chiller sẽ được điều khiển công suất trên hệ gas mà thôi, vẫn duy trì lưu lượng nước không đổi đi qua nó (ngoại trừ mô hình sử dụng bơm nước biến tần). Điều em thắc mắc ở đây là cách đấu nối van điện từ On-Off (hoặc Modulating) 2 ngã nối tiếp với Chiller khi đóng (closed) sẽ khóa cắt dòng nước đi qua Chiller. Việc này có thể làm rối loạn hoạt động của Chiller hay không? Như vậy, cách điều khiển này có đúng nguyên tắc hay không?

2. Hoặc giả nếu muốn làm theo cách này thì cần phải phối hợp với máy nén của Chiller nghĩa là phải cài đặt cho ngưỡng nhiệt độ tác động của van điện từ này phải thấp hơn ngưỡng nhiệt độ cắt máy nén. Việc này có làm rắc rối thêm hệ thống điều khiển hay không?
Xin anh em trả lời giúp em về 2 câu hỏi trên.

3. Khi hệ thống nước đã chạy ổn định thì áp lực giữa hai đường ống cái cấp và hồi cũng sẽ có giá trị ổn định phù hợp với phụ tải lạnh của các FCU. Tuy nhiên, với cách mắc các van điện từ On-Off để đóng cắt đường nước cho từng Chiller như thế này cũng sẽ làm biến động các giá trị áp suất - và cả lưu lượng - giữa các nhánh đường ống này. Điều này rõ ràng không hề được mong muốn, chí ít cũng làm rối loạn hoạt động của van By-pass.
Vậy mục đích của việc gắn van điện từ On-Off nối tiếp với Chiller là để làm gì, hay là có lợi điểm gì?

4.Cách phối hợp đồng bộ hoạt động giữa các thành phần: van điện từ On-Off cho mỗi Chiller, van By-pass, số lượng các bơm nước lạnh hoạt động sẽ là như thế nào?
Em muốn được giải đáp được các vấn đề này để c thể lên yêu cầu cho việc thiết kế tủ điện điều khiển hệ thống.
Nhờ các anh em vui lòng giải đáp giúp.
Thanks.

Có lẽ bạn là KS. Điện chuyên về điều khiển thì phải, nên về vấn đề HVAC bạn chưa hiểu rỏ đôi khi điều khiển không chính xác, Bee xin được trình bày thêm để bạn dễ hiểu:
1. Việc điều khiển ON/OFF máy nén là nhiệm vụ của đơn vị cung cấp chiller thực hiện. Còn việc lắp thêm van Motorized ON/OFF là nhiệm vụ của người thiết kế hệ thống HVAC (van này chỉ dùng cho hệ thống có 2 cụm chiller trở lên) dùng cho việc tiết kiệm năng lượng và vận hành ổn định hệ thống. Như đã trình bày trên, Chiller có thể chạy ở chế độ tải lạnh vô cấp, do đó khi tải lạnh của hệ thống giảm xuống dưới 50% dẫn đến tình trạng mỗi Chiller chạy 50% công suất hoặc thấp hơn (hệ thống có 2 chiller), điều này dẫn đến vấn đề gì?
- Điện năng tiêu thụ cao hơn.
- Tuổi thọ Chiller giảm xuống do vận hành nhiều.
- Năng suất hệ thống giảm (do không tận dụng hết công suất lạnh).
Để giải quyết vấn đề này người thiết kế Hệ thống Chiller sẽ trang bị thêm cụm van ON/OFF vào đường nước ra của Chiller (chỉ dùng cho hệ thống có ống góp đường nước) có tác dụng như sau:
- Như bạn biết lưu lượng nước qua Chiller là không đổi.
- Lưu lượng của 1 bơm thường bằng lưu lượng qua 1 chiller.
- Khi dừng Chiller ta phải dừng luôn bơm nước cho Chiller đó.
Như vậy khi tải hệ thống giảm xuống dưới 50%, làm thế nào để biết được tải lạnh hệ thống hiện tại là bao nhiêu, hệ thống sẽ trang bị những thiết bị sau:
- Cảm biến đo nhiệt độ nước vào và ra khỏi hệ thống chiller. (delta t)
- Bộ lưu lượng nước (l/s)
- Bộ lập trình điều khiển DDC
- Theo công thức: kW (lạnh) = l/s * 4.187 * delta t
Khi biết được tải lạnh hệ thống giảm xuống dưới 50%, bộ lập trình xuất tín hiệu ra lệnh cắt 1 chiller, 1 bơm và đóng van motorize nước vào chiller đã dừng. Van motorize có tác dụng là không cho nước từ bơm còn lại đi qua chiller đã OFF, để đảm bảo lưu lượng đi qua chiller còn lại là không đổi.
2. Sau khi đọc mục 1 bạn sẽ hiểu mục 2.
3. Như đã trình bày trên, lưu lượng nước qua 1 Chiller bằng lưu lượng nước qua 1 bơm, tổng lưu lượng nước trong hệ thống bằng tổng lưu lượng của các bơm, nhưng áp suất trong hệ thống thì bằng áp suất của 1 bơm (các bơm nối song song) cột áp của bơm giống như điện áp (Vone) trong hệ thống điện, lưu lượng nước tương đương dòng điện (A) trong hệ điện. Do vậy độ sụt áp dùng tác động cho van Bypass không ảnh hưởng gì khi 1 hay 2 bơm chạy.
4. Sau khi đọc mục 1 bạn có thể hiểu vấn đề, nếu có gì thắc mắc bạn gởi mail mình trả lời rỏ hơn hoặc
liên hệ tại: http://bee-hvac.tk
 
Ðề: Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller

Có bác nào đã từng làm qua mạch điện điều khiển cho hệ thống các Chiller ghép với nhiều bơm qua các ống gọp chung như thế này có thể chia sẻ với anh em mạch điện được không ah, hoặc nếu không thì cho biết mã số của bộ điều khiển DDC và 2 sensor nhiệt độ được sử dụng cho mục đích này.
Xin cám ơn.
 
Back
Bên trên