Thắc mắc trong sách hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh của thầy Lợi, em xin nhờ mọi người giải đáp với ạ.

hophicanh

Thành Viên [LV 0]
Trong ví dụ xác định chiều dày cách nhiệt của nền kho lạnh, trang 108, em có thấy công thức tính chiều dày cách nhiệt có khác với công thức 3.1 ( trong ảnh).
Trong đó, công thức đưa ra trong bài ví dụ không có hệ số tỏa nhiệt anpha 1 ( hệ số tỏa nhiệt của môi trường ngoài tới nền). Cho em hỏi là cách áp dụng công thức trong bài mẫu có bị sai không ạ, hay là do em hiểu sai ạ.
Anh chị nếu có bài thiết kế thực tế kho lạnh cho em xin tham khảo được không ạ.
em cảm ơn ạ
 

Đính kèm

  • Annotation 2023-11-10 001351.png
    Annotation 2023-11-10 001351.png
    234.5 KB · Xem: 67
  • Annotation 2023-11-10 001610.png
    Annotation 2023-11-10 001610.png
    211.7 KB · Xem: 64
Lâu qúa không đọc lại sách này. Nên quên
Bạn có thể Post lại Bản vẽ Mặt cắt nền cùng với các Dữ liệu liên quan như Bảng tra 3-6, 3-7...lên được không?
Mình bị mất Cuốn sách Thầy LỢI rồi?
Mà tại sao Bài toán TK Cách nhiệt của Bạn, không biết tầm Nhiệt độ trong kho là bao nhiêu, - hay +, mà Bạn không dùng Vật liệu CN chuyên dùng đi, như PU hay PS chẳng hạn, bây giờ rẻ rồi, mà lại đi dùng Vật liệu sỏi sét có Hệ số dẫn nhiệt = tới 0.2W/moK cao quá vậy (so với loại PU= 0.002W/moK)?!
Vậy thì còn "CÁCH" cái nỗi gì nữa?!
 
Lâu qúa không đọc lại sách này. Nên quên
Bạn có thể Post lại Bản vẽ Mặt cắt nền cùng với các Dữ liệu liên quan như Bảng tra 3-6, 3-7...lên được không?
Mình bị mất Cuốn sách Thầy LỢI rồi?
Mà tại sao Bài toán TK Cách nhiệt của Bạn, không biết tầm Nhiệt độ trong kho là bao nhiêu, - hay +, mà Bạn không dùng Vật liệu CN chuyên dùng đi, như PU hay PS chẳng hạn, bây giờ rẻ rồi, mà lại đi dùng Vật liệu sỏi sét có Hệ số dẫn nhiệt = tới 0.2W/moK cao quá vậy (so với loại PU= 0.002W/moK)?!
Vậy thì còn "CÁCH" cái nỗi gì nữa?!
Dạ bài của em thì nhiệt độ -19 độ C, em tham khảo ví dụ để áp dụng vào bài tính toán. Các số liệu để thay vào công thức 3.2 để tính chiều dày lớp cách nhiệt PU đều biết ( hệ số truyền nhiệt k, hệ số tỏa nhiệt anpha2 từ bề mặt nền tới buồng lạnh, chiều dày các lớp vật liệu khác ngoài PU ta cần tính, hệ số dẫn nhiệt). Chỉ thiếu mỗi anpha1 (hệ số tỏa nhiệt từ môi trường tới lớp dưới cùng của nền).
Cái mà trong sách thầy Lợi không đề cập đó chính là hệ số tỏa nhiệt anpha1 từ môi trường tới lớp dưới cùng của nền. Em nghĩ dù có thay bằng PU hay PS thì để tính chiều dày lớp PU hay PS thì vẫn phải biết hệ số tỏa nhiệt anpha1 chứ ạ.
Trong công thức trong ví dụ 3.4, thầy có bỏ hẳn đi 1/anpha1 như trong công thức 3.2 có đề cập. Em không hiểu tại sao lại bỏ ạ.
Em có tham khảo nguồn gốc để suy ra công thức 3.2, như trong ảnh thứ 3, nếu bỏ đi 1/anpha1, thì hệ số k sẽ thay đổi. Mà trong trong ví dụ lại lấy k=0.21 ( không khác gì khi áp dụng công thức có 1/anpha1)
Cho em hỏi thêm thực tế khi tính toán cách nhiệt cho nền kho lạnh thì hệ số anpha 1 được lấy ở đâu ạ.
em cảm ơn ạ
 

Đính kèm

  • 1699690757006.png
    1699690757006.png
    110.6 KB · Xem: 60
  • 1699690777161.png
    1699690777161.png
    236.5 KB · Xem: 53
  • 1699691980802.png
    1699691980802.png
    243.8 KB · Xem: 60
Dạ bài của em thì nhiệt độ -19 độ C, em tham khảo ví dụ để áp dụng vào bài tính toán. Các số liệu để thay vào công thức 3.2 để tính chiều dày lớp cách nhiệt PU đều biết ( hệ số truyền nhiệt k, hệ số tỏa nhiệt anpha2 từ bề mặt nền tới buồng lạnh, chiều dày các lớp vật liệu khác ngoài PU ta cần tính, hệ số dẫn nhiệt). Chỉ thiếu mỗi anpha1 (hệ số tỏa nhiệt từ môi trường tới lớp dưới cùng của nền).
Cái mà trong sách thầy Lợi không đề cập đó chính là hệ số tỏa nhiệt anpha1 từ môi trường tới lớp dưới cùng của nền. Em nghĩ dù có thay bằng PU hay PS thì để tính chiều dày lớp PU hay PS thì vẫn phải biết hệ số tỏa nhiệt anpha1 chứ ạ.
Trong công thức trong ví dụ 3.4, thầy có bỏ hẳn đi 1/anpha1 như trong công thức 3.2 có đề cập. Em không hiểu tại sao lại bỏ ạ.
Em có tham khảo nguồn gốc để suy ra công thức 3.2, như trong ảnh thứ 3, nếu bỏ đi 1/anpha1, thì hệ số k sẽ thay đổi. Mà trong trong ví dụ lại lấy k=0.21 ( không khác gì khi áp dụng công thức có 1/anpha1)
Cho em hỏi thêm thực tế khi tính toán cách nhiệt cho nền kho lạnh thì hệ số anpha 1 được lấy ở đâu ạ.
em cảm ơn ạ
Mình cũng không nhớ chính xác lắm nhưng anpha1 là hệ số tỏa nhiệt đối lưu ngoài nhà (mặt ngoài) và anpha 2 là hệ số tỏa nhiệt đối lưu trong nhà (mặt trong) phải không?
Trong ví dụ này là đang tính cách nhiệt cho nền kho lạnh, với nền thì mặt ngoài đối lưu với cái gì? Vậy suy ra anpha1 = vô cùng và 1/ anpha1 = 0.
Nói cách khác, tính cho nền thì bỏ qua tỏa nhiệt đối lưu mặt ngoài.
 
Sách thiết kế hệ thống lạnh của Thầy Lợi, mn có thể tải ở đây.


 
Sách thiết kế hệ thống lạnh của Thầy Lợi, mn có thể tải ở đây.


Thật đúng lúc. Cảm ơn Chief ạ
 
Quay lại những điều Bạn hỏi. Mình thấy mấu chốt có mấy câu này:
1- "Cho em hỏi là cách áp dụng công thức trong bài mẫu có bị sai không ạ, hay là do em hiểu sai ạ."
2-" Cái mà trong sách thầy Lợi không đề cập đó chính là hệ số tỏa nhiệt anpha1 từ môi trường tới lớp dưới cùng của nền...thì vẫn phải biết hệ số tỏa nhiệt anpha1 chứ ạ. Trong công thức trong ví dụ 3.4, thầy có bỏ hẳn đi 1/anpha1 như trong công thức 3.2 có đề cập. Em không hiểu tại sao lại bỏ ạ".
3- "trong ảnh thứ 3, nếu bỏ đi 1/anpha1, thì hệ số k sẽ thay đổi. Mà trong trong ví dụ lại lấy k=0.21 ( không khác gì khi áp dụng công thức có 1/anpha1)"
Xin phép trả lời Bạn, theo ý kiến Cá nhân, nhé:
Mình nhắc lại Cấu hình truyền nhiệt của Bạn: KK Phòng lạnh với Hệ số Tỏa nhiệt đối lưu α2, lớp BT nền dày δ1= 0.04m, lớp BT kết cấu dày δ2= 0.04m, lớp CN dày δ3=?, lớp BT sưởi nền dày δ4= 0.1m, các lớp kết cấu khác và cuối cùng là Môi trường vĩ mô là khối đất cực lớn (có nhiệt độ ổn định không đổi). Vì tính chất quy mô vĩ mô cực lớn của Môi trường Trái đất so với Đối tượng 1 Vi mô là 1 Kho lạnh nên có thể coi nó như là 1 Môi trường đồng nhất có Nhiệt độ không đổi Te và Hệ số trao đổi nhiệt α1 lớn vô cùng.
* Trả lời 1 và 2: Công thức GIÁO KHOA chung (3-2) tính Hệ số truyền nhiệt k cho nhiều lớp nối tiếp (theo chiều Dòng nhiệt), về Nguyên thủy, là để cho Cấu hình nhiều lớp Vật liệu rắn dày δi, với 2 Môi trường 2 bên là KHÍ (đối lưu) với hệ số tỏa nhiệt αi. Với cách xem xét Môi trường Đất vĩ mô như trên, Bạn sẽ hiểu cách mà trong Ví dụ (3-4) thầy LỢI đã rút gọn α1= ∞ (tức 1/α1 =0) trong Công thức tính k. Đây chỉ là cách giải thích lý do tại sao mà chọn Gía trị Hệ số tỏa nhiệt của Môi trường vĩ mô Nền đất α1= ∞
Giải thích thêm: Quay lại mô hình Nền kho có sưởi. Một khi đã có lớp sưởi nền (luôn được duy trì ở 1 mức Nhiệt độ không đổi ỔN ĐỊNH), thì về mặt tính nhiệt, có thể coi gần đúng lớp sưởi nền dày δ4 này tương tự như Nền đất vĩ mô có Nhiệt độ không đổi (nào đó) ổn định. Khi tính nhiệt, ta sẽ chỉ tính tới Dòng nhiệt giữa lớp sưởi 4 này (chứ không phải là nền đất lớn nữa) với KK trong kho (2). Và như thế sẽ chỉ cần Quan tâm tới các lớp Vật liệu đệm trung gian 123 nằm giữa lớp sưởi 4 với KK trong kho (2), chứ không cần coi các lớp Kết cấu khác nằm dưới lớp sưởi nền 4 nữa. Và điều này đã giải thích lại, rõ ràng hơn về cách làm của Thầy LỢI trong Ví dụ 3-4.
* Trả lời 3: Khi rút gọn CT (ảnh 3) thì đương nhiên giá trị Hệ số k (là tính toán theo Mô hình cụ thể) sẽ phải thay đổi theo Mô hình. Còn giá trị k=0.21 trong Bảng 3-6 là Gía trị tối đa cho phép (để tính TK) cho mô hình nền kho lạnh có sưởi chống đóng băng, được CHỈ ĐỊNH (theo kinh nghiệm) theo các Tài liệu TK, để bảo đảm giới hạn Dòng nhiệt tổn thất qua nền không lớn quá mức cho phép. Cho nên k=0.21 là mức Chỉ tiêu TK (để Kiểm tra) chứ không phải là được tính toán theo Công thức (3-2)
Vậy nhe Bạn.
Chúc Bạn tinh tấn học tập.
 
Back
Bên trên