Cần giúp Thông gió phòng sơn

ngochau898

Thành Viên [LV 0]
CHo mình hỏi có ai có tài liệu thông gió phòng sơn không giúp mình với ạ. Mình không thấy tài liệu thông gió phòng sơn như thế nào cho hợp lý?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn @ngochau898 .

Mình có một số thông tin muốn chia sẻ với bạn về Thông gió cho phòng sơn như sau:

- Về giải pháp thông gió, thì với tính chất phòng sơn có nhiều hóa chất độc hại tỏa ra vào không khí. Do đó cần thiết phải sử dụng Thông gió cơ khí, cấp gió và hút thải cân bằng, tức là lượng gió hút thải sẽ bằng lượng gió cấp vào phòng.

- Về tính toán lưu lượng thông gió, thì cần căn cứ vào nồng độ chất độc hại cho phép để tính toán ra lưu lượng gió theo công thức sau:

Lưu lượng thông gió được xác định theo công thức sau đây:

xác định luu luong thong gio


trong đó
G – Lượng chất độc hại tỏa ra phòng, g/h
yc – Nồng độ cho phép của chất độc hại (tham khảo bảng 12.1), g/m3
yo – Nồng độ chất độc hại trong không khí thổi vào, g/m3. Nồng độ chất độc thổi vào phòng rất nhỏ có thể bỏ qua.

xác định luu luong thong gio
 
Chào bạn @ngochau898 .

Mình có một số thông tin muốn chia sẻ với bạn về Thông gió cho phòng sơn như sau:

- Về giải pháp thông gió, thì với tính chất phòng sơn có nhiều hóa chất độc hại tỏa ra vào không khí. Do đó cần thiết phải sử dụng Thông gió cơ khí, cấp gió và hút thải cân bằng, tức là lượng gió hút thải sẽ bằng lượng gió cấp vào phòng.

- Về tính toán lưu lượng thông gió, thì cần căn cứ vào nồng độ chất độc hại cho phép để tính toán ra lưu lượng gió theo công thức sau:

Lưu lượng thông gió được xác định theo công thức sau đây:

xác định luu luong thong gio


trong đó
G – Lượng chất độc hại tỏa ra phòng, g/h
yc – Nồng độ cho phép của chất độc hại (tham khảo bảng 12.1), g/m3
yo – Nồng độ chất độc hại trong không khí thổi vào, g/m3. Nồng độ chất độc thổi vào phòng rất nhỏ có thể bỏ qmìn
Em cảm ơn ạ
 
CHo mình hỏi có ai có tài liệu thông gió phòng sơn không giúp mình với ạ. Mình không thấy tài liệu thông gió phòng sơn như thế nào cho hợp lý?
Phần hướng dẫn Tổng quát về Thông gió cho toàn bộ cả Phòng sơn thì Anh bluster đã hướng dẫn cho Bạn rồi. Ở đây mình chỉ muốn lưu ý Bạn là cách tính này là cách tính chung dựa trên Tiêu chí, Mục đích để xử lý khử Khí/mùi độc hại trong cả Không gian Phòng.
Đây là khâu tính Kiểm tra cuối cùng sau khi đã có được Giải pháp Thông gió Công nghệ có nhiệm vụ là hút và xử lý (LỌC và THẢI) Phần bụi sơn phát tán cục bộ tại các Vị trí phun sơn.
Về chi tiết Thiết kế Thông gió Công nghệ này, mình không đi vào chi tiết hết được, vì nó RẤT ĐA DẠNG và còn phụ thuộc vào nhiều đặc điểm của Công nghệ sơn, về loại hình Thông gió áp dụng (hút thải bỏ hay hút có tuần hoàn về Phòng cho Phòng có làm ĐHKK, xử lý bụi cục bộ bằng TB chuyên dùng Dust Collector...)
Ở đây chỉ muốn nói với bạn rằng, việc tính toán Thông gió Công nghệ (như là tính Lưu lượng, và Tổn thất áp cho mỗi Vị trí phun sơn), sẽ khác với Thông gió tiện nghi Gsatisfying (như của anh buster), và sẽ đưa đến các Kết quả riêng. Sau khi Bạn tính xong phần này, mới Tổng hợp lại Kết quả Gtechnology cho cả Phòng mà đối chiếu với Yêu cầu Gsatisfying (cả 2 phần hút thải Exhaust và cấp bù gió Make up Air nhé). Thường thì Lưu lượng Gtechnology sẽ lớn hơn Gsatisfying nhiều rồi, nhưng nếu không đạt thì phải tăng lên.
Một điều nữa khi làm Thông gió Phòng sơn, là Bãn còn phải quan tâm về (các Tiêu chuẩn về Môi trường), nghĩa là phải quan tâm về Thành phần khí thải của Phòng sơn nữa nhé.
Chỉ xin gửi Bạn vài Bài viết tham khảo (sưu tập được và cũng là nhờ ở các Anh Em đi trước hỗ trợ - xin được cảm ơn) để có định hướng và khái niệm cơ bản. Chỉ là tham khảo chung thôi nhé. Còn giải pháp thì phải tùy vào Đặc điểm, Yêu cầu của từng Dự án cụ thể. Bạn nhé
1694660265762.png
 

Đính kèm

  • 2.catalog-BuongPhunSon THÁI DƯƠNG.pdf
    2.7 MB · Xem: 82
  • Giải pháp thu bụi sơn bằng màng nước.docx
    23 KB · Xem: 77
  • Hướng dẫn sử dụng Buồng Phun sơn.docx
    26.5 KB · Xem: 81
  • Model layout guide.pdf
    993.9 KB · Xem: 102
Phần hướng dẫn Tổng quát về Thông gió cho toàn bộ cả Phòng sơn thì Anh bluster đã hướng dẫn cho Bạn rồi. Ở đây mình chỉ muốn lưu ý Bạn là cách tính này là cách tính chung dựa trên Tiêu chí, Mục đích để xử lý khử Khí/mùi độc hại trong cả Không gian Phòng.
Đây là khâu tính Kiểm tra cuối cùng sau khi đã có được Giải pháp Thông gió Công nghệ có nhiệm vụ là hút và xử lý (LỌC và THẢI) Phần bụi sơn phát tán cục bộ tại các Vị trí phun sơn.
Về chi tiết Thiết kế Thông gió Công nghệ này, mình không đi vào chi tiết hết được, vì nó RẤT ĐA DẠNG và còn phụ thuộc vào nhiều đặc điểm của Công nghệ sơn, về loại hình Thông gió áp dụng (hút thải bỏ hay hút có tuần hoàn về Phòng cho Phòng có làm ĐHKK, xử lý bụi cục bộ bằng TB chuyên dùng Dust Collector...)
Ở đây chỉ muốn nói với bạn rằng, việc tính toán Thông gió Công nghệ (như là tính Lưu lượng, và Tổn thất áp cho mỗi Vị trí phun sơn), sẽ khác với Thông gió tiện nghi Gsatisfying (như của anh buster), và sẽ đưa đến các Kết quả riêng. Sau khi Bạn tính xong phần này, mới Tổng hợp lại Kết quả Gtechnology cho cả Phòng mà đối chiếu với Yêu cầu Gsatisfying (cả 2 phần hút thải Exhaust và cấp bù gió Make up Air nhé). Thường thì Lưu lượng Gtechnology sẽ lớn hơn Gsatisfying nhiều rồi, nhưng nếu không đạt thì phải tăng lên.
Một điều nữa khi làm Thông gió Phòng sơn, là Bãn còn phải quan tâm về (các Tiêu chuẩn về Môi trường), nghĩa là phải quan tâm về Thành phần khí thải của Phòng sơn nữa nhé.
Chỉ xin gửi Bạn vài Bài viết tham khảo (sưu tập được và cũng là nhờ ở các Anh Em đi trước hỗ trợ - xin được cảm ơn) để có định hướng và khái niệm cơ bản. Chỉ là tham khảo chung thôi nhé. Còn giải pháp thì phải tùy vào Đặc điểm, Yêu cầu của từng Dự án cụ thể. Bạn nhé
View attachment 45204
Dạ em cảm ơn ạ
 
Chào bạn @ngochau898 .

Mình có một số thông tin muốn chia sẻ với bạn về Thông gió cho phòng sơn như sau:

- Về giải pháp thông gió, thì với tính chất phòng sơn có nhiều hóa chất độc hại tỏa ra vào không khí. Do đó cần thiết phải sử dụng Thông gió cơ khí, cấp gió và hút thải cân bằng, tức là lượng gió hút thải sẽ bằng lượng gió cấp vào phòng.

- Về tính toán lưu lượng thông gió, thì cần căn cứ vào nồng độ chất độc hại cho phép để tính toán ra lưu lượng gió theo công thức sau:

Lưu lượng thông gió được xác định theo công thức sau đây:

xác định luu luong thong gio


trong đó
G – Lượng chất độc hại tỏa ra phòng, g/h
yc – Nồng độ cho phép của chất độc hại (tham khảo bảng 12.1), g/m3
yo – Nồng độ chất độc hại trong không khí thổi vào, g/m3. Nồng độ chất độc thổi vào phòng rất nhỏ có thể bỏ qua.

xác định luu luong thong gio
Dạ chào a cho em hỏi thêm là trong các tiêu chuẩn chỉ giới hạn nồng độ các chất độc hại (ở dạng là hoá chất cụ thể) và mỗi hoá chất quy định nồng độ khác nhau. Trong catalogue của các hãng sơn họ không để những hoá chất cụ thể và phần trăm của sơn (em chỉ tìm kiếm trên mạng nên không biết là cái này hãng sơn có cung cấp cho mình ko?) vậy làm sao thì có thể áp dụng được công thức này ạ? Em xin cảm ơn ạ
 
Dạ chào a cho em hỏi thêm là trong các tiêu chuẩn chỉ giới hạn nồng độ các chất độc hại (ở dạng là hoá chất cụ thể) và mỗi hoá chất quy định nồng độ khác nhau. Trong catalogue của các hãng sơn họ không để những hoá chất cụ thể và phần trăm của sơn (em chỉ tìm kiếm trên mạng nên không biết là cái này hãng sơn có cung cấp cho mình ko?) vậy làm sao thì có thể áp dụng được công thức này ạ? Em xin cảm ơn ạ
Như mình đã nói, và cũng là nhắc bạn để định hình Công việc:
Trong phần TK Thông gió cho Phòng sơn có 2 loại Tính toán Lưu lượng:
1- Thông gió Công nghệ, ở đây là làm sao hút được hết Bụi sơn phát tán (ở tại mỗi Vị trí Công tác sơn) ra khỏi Môi trường làm việc. Lưu ý là việc tính toán cái này cũng còn phụ thuốc vào Công nghệ lọc khí được sử dụng (như là lọc màng nước hay lọc khô...) nữa nhé
2- Thông gió Vệ sinh, tiện nghi để bảo đảm giữ sạch ở dưới mức Nồng độ cho phép (loại bỏ Khí độc - như là Dung môi sơn - phát tán) ở trong Không gian cả Phòng
Điều mà Bạn quan tâm (về Nồng độ) là thuộc loại thứ hai (Thông gió Vệ sinh), là Tiêu chí tính toán để Kiểm tra lại sau khi đã tính loại thứ nhất.
Thông thường thì Lưu lượng thứ nhất lớn hơn nhiều loại thứ hai. Tuy nhiên vẫn phải tính Kiểm tra.
Theo mình trong Dung dịch pha sơn ngoài Bột sơn thì Thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất chính là Dung môi pha sơn (thường (hình như) là gốc dầu mỏ (như benzen), cũng là chất dễ bay hơi vào Không khí nhất. Cho nên chắc chắn phải quan tâm đến loại Hóa chất này. Còn các Thành phần Hóa chất độc hại khác thì có lẽ Bạn nên hỏi hãng cung cấp loại sơn mà Bạn định/sẽ dùng.
Mình không am hiểu về Hóa chất cho ngành sơn nên không dám Tư vấn thêm cho Bạn
Vậy nhe Bạn.
 
Dạ chào a cho em hỏi thêm là trong các tiêu chuẩn chỉ giới hạn nồng độ các chất độc hại (ở dạng là hoá chất cụ thể) và mỗi hoá chất quy định nồng độ khác nhau. Trong catalogue của các hãng sơn họ không để những hoá chất cụ thể và phần trăm của sơn (em chỉ tìm kiếm trên mạng nên không biết là cái này hãng sơn có cung cấp cho mình ko?) vậy làm sao thì có thể áp dụng được công thức này ạ? Em xin cảm ơn ạ
Bạn hãy đưa dẫn chứng cụ thể ra về % định lượng?
 
Ví dụ như kích thước phòng của e là LxWxH=7.5x5.5x4.5 trong phòng có 4 người phun mỗi súng có Khí tiêu thụ: 280 lít/phút và lưu lượng sơn: 210 ml/phút (loại sơn thì tuỳ ý của bác). Vậy mình sẽ thiết kế thông gió như thế nào để đảm bảo ạ. (mong giải thích kỹ chổ lưu lượng gió ạ)Em xin cảm ơn ạ
 
Như mình đã trình bày: Việc tính toán Thông gió có 2 Phần:
1- Thông gió Công nghệ với nhiệm vụ Hút thải hết tất cả Hỗn hợp phun sơn hòa trộn (nguyên liệu sơn và khí nén) phát tán cục bộ tại từng Vị trí phun sơn.
2- Thông gió Vệ sinh với nhiệm vụ luân chuyển Không khí mới/cũ trong toàn bộ Phòng V=LxWxH=7.5x5.5x4.5m sao cho phải giảm được nồng độ Nguyên liệu sơn (đã phát tán trong phòng) phải thấp dưới mức cho phép về độc hại yc (g/m3) (tùy loại nguyên liệu sơn).
Quy trình Sơ bộ như sau:
1- Lưu lượng Thông gió Công nghệ Gtech (m3/h hay lit/phút)., cùng với Cột áp cần thiết (Pa) cho Quạt hút, được xác định tùy theo Đặc điểm, Kiểu dáng, Kích thước, Cấu trúc Công nghệ của từng Chụp/Khoang hút sơn (Working Chamber). Lưu lượng Gtech này thường là lớn hơn rất nhiều Lượng phát thải hỗn hợp sơn Gejection=(280l/phút + 210 ml/phút).
Để Bạn có thể hình dung, mình Đơn cử 1 Ví dụ minh họa đơn giản nhất cho kiểu Chụp hút hình chữ nhật giống như Chụp hút bếp có Kích thước L.W= (1.0 x 0.8),m.
Muốn hút được hơi sơn ở phía dưới bụng Chụp hút kiểu này thì Chụp hút kiểu này sẽ đòi hỏi Quạt hút phải tạo được 1 Vận tóc gió tối thiểu đi vào Miệng hút ở phía dưới là v= 1.5 m/s, nghĩa là phải có Lưu lượng hút tối thiểu là
Gtech= L.W.v= 1.0 x 0.8 x 1.5= 1.2 m3/s= 4320 m3/h.
Lưu lượng hút Công nghệ tổng cho n=4 súng phun trong Phòng là: 4x4320= 17280m3/h.
Chú ý là với những Chụp/Khoang hút sơn (Working Chamber) với Kiểu dáng Thiết kế và Kích thước cũng như Công nghệ lọc bụi sơn khác nhau (như Lọc khô hay Lọc màng nước) sẽ đòi hỏi những Thông số tính toán (Lưu lượng Gtech và Tổn thất áp deltaP cho Chụp/Khoang hút khác nhau, được cho bởi Nhà chế tạo ra chúng.
2- Lưu lượng Thông gió Vệ sinh Lsanitation (m3/h hay lit/phút) được xác định cho phạm vi Không gian cả phòng sơn (có cả thảy 4 vòi phun với lượng phát tán nguyên liệu là Gsơn=4x210ml/phút (=? g/h tùy loại sơn), xác định theo Công thức tính toán
Lsanitation= Gsơn/(y
c-yo) (12-1) mà Bạn bluster đã giới thiệu ở trên.
3- Phần tính toán cuối cùng chỉ là so sánh 2 Yêu cầu hút n.Gtech với Lsanitation (12-1) để chọn Gía trị lớn nhất cho Lưu lượng hút thải Công nghệ n.Gtech
Quy trình tính toán Lưu lượng hút cho Phòng sơn, vắn tắt, là như vậy Bạn nhé.


 
Như mình đã trình bày: Việc tính toán Thông gió có 2 Phần:
1- Thông gió Công nghệ với nhiệm vụ Hút thải hết tất cả Hỗn hợp phun sơn hòa trộn (nguyên liệu sơn và khí nén) phát tán cục bộ tại từng Vị trí phun sơn.
2- Thông gió Vệ sinh với nhiệm vụ luân chuyển Không khí mới/cũ trong toàn bộ Phòng V=LxWxH=7.5x5.5x4.5m sao cho phải giảm được nồng độ Nguyên liệu sơn (đã phát tán trong phòng) phải thấp dưới mức cho phép về độc hại yc (g/m3) (tùy loại nguyên liệu sơn).
Quy trình Sơ bộ như sau:
1- Lưu lượng Thông gió Công nghệ Gtech (m3/h hay lit/phút)., cùng với Cột áp cần thiết (Pa) cho Quạt hút, được xác định tùy theo Đặc điểm, Kiểu dáng, Kích thước, Cấu trúc Công nghệ của từng Chụp/Khoang hút sơn (Working Chamber). Lưu lượng Gtech này thường là lớn hơn rất nhiều Lượng phát thải hỗn hợp sơn Gejection=(280l/phút + 210 ml/phút).
Để Bạn có thể hình dung, mình Đơn cử 1 Ví dụ minh họa đơn giản nhất cho kiểu Chụp hút hình chữ nhật giống như Chụp hút bếp có Kích thước L.W= (1.0 x 0.8),m.
Muốn hút được hơi sơn ở phía dưới bụng Chụp hút kiểu này thì Chụp hút kiểu này sẽ đòi hỏi Quạt hút phải tạo được 1 Vận tóc gió tối thiểu đi vào Miệng hút ở phía dưới là v= 1.5 m/s, nghĩa là phải có Lưu lượng hút tối thiểu là
Gtech= L.W.v= 1.0 x 0.8 x 1.5= 1.2 m3/s= 4320 m3/h.
Lưu lượng hút Công nghệ tổng cho n=4 súng phun trong Phòng là: 4x4320= 17280m3/h.
Chú ý là với những Chụp/Khoang hút sơn (Working Chamber) với Kiểu dáng Thiết kế và Kích thước cũng như Công nghệ lọc bụi sơn khác nhau (như Lọc khô hay Lọc màng nước) sẽ đòi hỏi những Thông số tính toán (Lưu lượng Gtech và Tổn thất áp deltaP cho Chụp/Khoang hút khác nhau, được cho bởi Nhà chế tạo ra chúng.
2- Lưu lượng Thông gió Vệ sinh Lsanitation (m3/h hay lit/phút) được xác định cho phạm vi Không gian cả phòng sơn (có cả thảy 4 vòi phun với lượng phát tán nguyên liệu là Gsơn=4x210ml/phút (=? g/h tùy loại sơn), xác định theo Công thức tính toán
Lsanitation= Gsơn/(y
c-yo) (12-1) mà Bạn bluster đã giới thiệu ở trên.
3- Phần tính toán cuối cùng chỉ là so sánh 2 Yêu cầu hút n.Gtech với Lsanitation (12-1) để chọn Gía trị lớn nhất cho Lưu lượng hút thải Công nghệ n.Gtech
Quy trình tính toán Lưu lượng hút cho Phòng sơn, vắn tắt, là như vậy Bạn nhé.
Dạ cảm ơn bác ạ
 
Back
Bên trên