Tiêu chuẩn trụ tiếp nước ngoài nhà

yeuvoban

Thành Viên [LV 0]
Mình đang thắc mắc mấy vấn đề sau, mong anh em giải đáp giúp:
vấn đề 1: Trụ tiếp nước ngoài nhà ( dùng cho lực lượng pccc chuyên nghiệp) có phải là bắt buộc đối với các công trình có chữa cháy vách tường không?
vấn đề 2: Mình thấy có các công trình người ta thiết kế trục chữa cháy khô riêng biệt, được nối thẳng từ trụ tiếp nước ngoài nhà. Có công trình thì người ta nối trụ tiếp nước ngoài nhà với hệ thống chữa cháy vách tường thông qua van 1 chiều. Vậy trục chữa cháy khô khi nào thì được sử dụng. Có tiêu chuẩn nào cho nó không?
Vấn đề 3: trụ tiếp nước chữa cháy thông thường dùng ống D100, theo tiêu chuẩn hệ thống ống đi ngoài nhà đường kính tối thiều cũng là D100. Vậy có phải là khi có trụ tiếp nước ngoài nhà thì đường kính đẩy của máy bơm cũng phải ít nhất là D100 không? hay là ta có thể đi ống D65 rồi ra đến trụ tiếp nước dùng thu 100-65 để thu xuống.
anh em giải đáp giúp mình nhé. Thanks!
 
Ðề: Tiêu chuẩn trụ tiếp nước ngoài nhà

Mình đang thắc mắc mấy vấn đề sau, mong anh em giải đáp giúp:
vấn đề 1: Trụ tiếp nước ngoài nhà ( dùng cho lực lượng pccc chuyên nghiệp) có phải là bắt buộc đối với các công trình có chữa cháy vách tường không?
vấn đề 2: Mình thấy có các công trình người ta thiết kế trục chữa cháy khô riêng biệt, được nối thẳng từ trụ tiếp nước ngoài nhà. Có công trình thì người ta nối trụ tiếp nước ngoài nhà với hệ thống chữa cháy vách tường thông qua van 1 chiều. Vậy trục chữa cháy khô khi nào thì được sử dụng. Có tiêu chuẩn nào cho nó không?
Vấn đề 3: trụ tiếp nước chữa cháy thông thường dùng ống D100, theo tiêu chuẩn hệ thống ống đi ngoài nhà đường kính tối thiều cũng là D100. Vậy có phải là khi có trụ tiếp nước ngoài nhà thì đường kính đẩy của máy bơm cũng phải ít nhất là D100 không? hay là ta có thể đi ống D65 rồi ra đến trụ tiếp nước dùng thu 100-65 để thu xuống.
anh em giải đáp giúp mình nhé. Thanks!
Mình hiểu biết về hệ thống FF có hạn nên chỉ có 1 vài lời như thế này:
Vấn đề 1 : Theo TCVN về PCCC không có nói, nhưng công trình nên có vì lượng nước dự trữ nước cho chữa cháy là có giới hạn nên cần thêm đường ống dự phòng từ bên ngoài vào cho hệ thống khi cần thiết.
vấn đề 2 : -Nếu hệ thống chữa cháy là kiểu khô thì nên khi có cháy sẽ dùng bơm di động bơm nước bên ngoài vào hệ thống nên có thể nối từ trụ tiếp nước bên ngoài vào.
-Còn trụ tiếp nước ngoài nhà với hệ thống chữa cháy vách tường thông qua van 1 chiều thì có thể là hệ thống chữa cháy nước có bơm bên trong công trình để tránh nước chảy từ bên ngoài vào.
vấn đề 3 : Đường kính bơm chữa cháy phụ thuộc vào lưu lượng chữa cháy ( bao gồm lưu lượng chữa cháy bên trong và bên ngoài. Nên đường kính ống không phụ thuộc vào đường kính trụ tiếp nước.
 
Các bác cho em hỏi áp lực yêu cầu cho trụ chữa cháy ngoài nhà theo tcvn là bao nhiêu vậy?e đọc nhưng chưa thấy tcvn quy định rõ.thanks all
 
Các bác cho em hỏi áp lực yêu cầu cho trụ chữa cháy ngoài nhà theo tcvn là bao nhiêu vậy?e đọc nhưng chưa thấy tcvn quy định rõ.thanks all
có qui định mà bạn, áp lực tại họng chữa cháy ngoài nhà tối thiểu là 10m cột nước ( nếu ở vị trí cao, xa nhất đạt 10m cột nước thì các vị trí khác sẽ đạt dược). Nhưng thực tế không bao giờ đạt được tối thiểu 10m cột nước. Vì vậy đây là cơ sở để....... :))
 
có qui định mà bạn, áp lực tại họng chữa cháy ngoài nhà tối thiểu là 10m cột nước ( nếu ở vị trí cao, xa nhất đạt 10m cột nước thì các vị trí khác sẽ đạt dược). Nhưng thực tế không bao giờ đạt được tối thiểu 10m cột nước. Vì vậy đây là cơ sở để....... :))
10m là cột nước phun cao thôi bạn, còn áp lực cần thiết bao nhiêu thì phải xem thông số của cái lăng phun.
 
ý mình là khi xe chữa cháy đến, lắp vòi phun từ bơm chữa cháy trên xe chữa cháy cắm đầu hút vào trụ nước cứu hỏa, thì ít nhất nước phải vào được bơm
 
Back
Bên trên