Dân Dụng Tinh chon Bom nuoc cho Building

coolingtower

Thành Viên [LV 1]
;)

Chào các Bác.

Em có 1 bài toán chưa cho lời giải, các Bác giúp Em nhé.

Em đang tính chọn Bơm nước giải nhiệt cho Thiết bị. Yêu cầu là đặt Cooling tower trên nóc nhà, vì vậy cột áp của Bơm lên đến 200m. Bình thường thì cột áp của Bơm 120m ( 1 máy) đã là rất cao rồi. Các Bác tư vấn giúp Em xem có giải pháp nào tốt nhé??

Thanks so much!
 
Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Cha mẹ ơi, hồi nhỏ tới lớn chưa thấy bơm nước nào có cột áp cao như vậy trong HTĐHKK.
ngoại trừ trong hệ thống cứu hỏa.

Còn nếu chiller đặt ở tầng hầm, tháp đặt trên mái nhà... trong trường hợp này cột áp bơm chỉ tính theo trở lực của hệ thống thôi, (chứ không phải cột nước=chiều cao của toà nhà)

Lưu ý quan trọng, nếu cột áp quá cao, thiết bị (valve, connector...) sẽ rất đắt tiền vd: PN20 đắt hơn rất nhiều so với PN10 hay PN16...

Thân
 
Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Hi Coolingtower!
Theo mình giải pháp cho việc chọn các bơm cho các đường ống có tổn thất áp quá cao như vậy là dùng phương pháp mắc nối tiếp các bơm. số lượng bơm mắc nối tiếp thì tùy bạn tính toán sao cho kinh tế. Nên dùng phương trình Becnuli để xác định công suất bơm và vị trí đặt bơm.
Chúc bạn thành công!
 
Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

chào chú, đã có chủ đề nói về cái này rùi, nhug sẳn đây nói lại cho chú lun nhé.
ta có 2 loại bơm
- Bơm nước lạnh, cột áp được tính qua đường ống có trở lực lớn nhất ( thường là cao, xa nhât). cụ thể H = delta Z + deltaP/gama + delta v2/g + Hw
Do hệ nước lạnh là hệ kín nên bạn thử viết phươg trình becnuli thì H = Hw, tức là tổn thất trên đường ống xa nhất. gồm tổn thất đường dài và cục bộ.
Còn việc khi mới khởi động thì sao bơm có thể đẩy nưóc lên tâg trên cùng là do bạn đã có bình giản nở điền đầy nước vào đầu hút của bơm rùi nhé.
- bơm nước giải nhiệt, thì ko kín, nó hở ngay chổ tháp. nên cột áp được công thêm độ cao của bể tháp tới miệng phun.
Bên sailing tower có 15 tầng thì cột áp chilled là 34m nước, bạn dựa vào cái này mà so sánh với kết quả của mình nhé
 
Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Thanks các Bác nhé, thỉnh thoảng gặp những bài toán yêu cầu cột áp Bơm cao mà Kinh phi đầu tư của Chủ đầu tư lại thấp, rất khó để chọn thiết bị.
 
Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

có lẽ bác tính không đúng cột áp để chọn bơm, chắc bác tính cộng thêm cả chiều cao của tòa nhà rồi.Đúng như bác TXQN nói đấy, cột áp cao thế chắc bác phải nối tiếp bơm mà chạy.
 
Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

có lẽ bác tính không đúng cột áp để chọn bơm, chắc bác tính cộng thêm cả chiều cao của tòa nhà rồi.Đúng như bác TXQN nói đấy, cột áp cao thế chắc bác phải nối tiếp bơm mà chạy.
 
Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Hệ thống Chiller là hệ thống kín nên khi tính toán trở lực ta không cần phải tính đến trở lực hình học do chênh độ cao.
 
Ðề: Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Bạn coolingtower hỏi về bơm nước giải nhiệt cho tháp. Mà vòng tuần hoàn qua tháp là vòng hở nên chắc chắn phải cộng cả chiều cao toà nhà là đúng rồi còn gì. Có phải bơm nước lạnh đâu mà có hệ kín. Có thể bạn ấy tính nhầm hoặc chiều cao toà nhà quá lớn. Nhưng 200 m chắc phải khoảng hơn 50 tầng??? hic hic
 
Ðề: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Mình là dân điện, nhưng thấy vấn đề này hay nên cũng đưa ra một trao đổi để anh em bên cơ khí suy nghĩ xem nhé!
Hệ cooling tower thực tế là hệ hở, bơm phải chịu 2 cột áp cực lớn ở đầu hút và đầu đẩy như nhau là 200 mét nước. Do đó nếu xét về lực đẩy tại van 1 chiều thì coi như cân bằng. Nếu có thêm lực đẩy của bơm thì van 1 chiều sẽ mở ra. Vậy chăng khi tính cột áp cho bơm giải nhiệt, bạn chỉ cần tính cột áp để nước có thể đến được các đầu ria của tháp nước?
Với cách nghĩ như thế thì cột áp chỉ cần tính cho chiều dài đoạn ống từ bơm đến tháp hay là tính ở 200 mét ngang cộng với trở lực của các đầu ria. Với 200 mét ống với độ giảm áp do nhớt ống là 1kPa/1 mét, Ria nước cho khoảng 6 mét nước nữa là bạn có thể chọn bơm là 26 mét nước? Điều tôi nói ra không biết có ổn không?
Trong kỹ thuật, đôi khi suy nghĩ như thế này có thể phù hợp đó chứ. Nhiều bạn hay dùng chiller hệ có bình giãn nở kín. Tuy nhiên nếu bạn dùng bình giãn nở hở đặt ở phía cao nhất của hệ thống thì tôi nghĩ nó cũng giống với trường hợp cooling tower này. Mầy ý kiến góp ý cùng các bạn để suy nghĩ thêm nhé!
 
Ðề: Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Bạn coolingtower hỏi về bơm nước giải nhiệt cho tháp. Mà vòng tuần hoàn qua tháp là vòng hở nên chắc chắn phải cộng cả chiều cao toà nhà là đúng rồi còn gì. Có phải bơm nước lạnh đâu mà có hệ kín. Có thể bạn ấy tính nhầm hoặc chiều cao toà nhà quá lớn. Nhưng 200 m chắc phải khoảng hơn 50 tầng??? hic hic

Vấn đề tính cột áp bơm đã có nhiều thảo luận trên DD rồi, mà bạn không chịu đọc.
Bạn đừng nghĩ, cứ hệ hở là cộng cột áp thêm độ cao tòa nhà, mà phải xem nó hở từ đâu đến đâu.
Cột áp bơm giải nhiệt tính giống như bơm nước lanh, nó chỉ có thêm độ cao hình học của tháp, cột áp cần thiết tại mũi phun.
Hiện nay có rất nhiều kỹ sư tính toán sai hoặc quá dư cột áp bơm, thực tế hỏi mấy anh thi công sẽ biết, do cột áp quá dư như vậy nên van cân bằng phải xiết lại gần như 70%. vừa tốn chi phí cho bơm, van cân bằng, vừa tốn điện khi hoạt động.
Tôi nói vấn đề này các bạn ngẫm ngỉ thử:
nếu bạn thiết kế hệ VPF, lưu lượng hệ thống luôn thay đổi. vậy có cần gắn van cân bằng đầu ra các chiller ko ( nếu cột áp tính tương đối).
Cột áp bơm trong hệ thống chiller với trở lực đường ống tính < 200Pa/m thì chỉ nằm trong khoảng < 40m H20. nếu các bạn tính cao hơn thì chắc chắn sẽ quá dư
 
Ðề: Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Cảm ơn atinh! ok, có lẽ tôi không đọc hết các bài viết. Hì, mà từ xưa đến giờ mình toàn tính dư trên quan điểm bơm nước giải nhiệt thì cộng thêm cột áp toà nhà. Đa tạ...
 
Ðề: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Bài toán thủy lực hở và thuỷ lực kín được nhiều người biết nhưng ... không đến nơi đến chốn.

Trong trường hợp này, rất đơn giản, đây đơn thuần chỉ là tổn thất do ma sát đường ống (bạn nên chọn vận tốc tính toán nhỏ để tổn thất mất vành ống ít đi, bao gồm tổn thất trên đoạn ống thẳng và qua co, cút.... nhưng chỉ la tổn thất ma sat) cộng với tổn thất độ chênh mặt thoáng của cooling tower, hãy check sản phẩm cụ thể, thông thường không quá 10m đâu.

không có gì phải lo lắng với 200m ống hết. Cái bạn nên lo là bạn chọn mối ghép đường ống loại gì kìa để chịu được cột áp >20bar (nếu bơm đạt ở tầng hầm), và tìm biện pháp để tránh hiện tuợng búa nước khủng khiếp kìa, hiện tại có nhiều biện pháp theo nguyên lý giản nở (lên mạng tìm hay đọc thêm sách). Hoặc bạn có thể làm theo bạn nao đó bên trên, là chia đôi hệ thống theo chiều cao, high rise building, người ta có thể làm như vậy vì sự an toàn.
 
Ðề: Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Vấn đề tính cột áp bơm đã có nhiều thảo luận trên DD rồi, mà bạn không chịu đọc.
Bạn đừng nghĩ, cứ hệ hở là cộng cột áp thêm độ cao tòa nhà, mà phải xem nó hở từ đâu đến đâu.
Cột áp bơm giải nhiệt tính giống như bơm nước lanh, nó chỉ có thêm độ cao hình học của tháp, cột áp cần thiết tại mũi phun.
Hiện nay có rất nhiều kỹ sư tính toán sai hoặc quá dư cột áp bơm, thực tế hỏi mấy anh thi công sẽ biết, do cột áp quá dư như vậy nên van cân bằng phải xiết lại gần như 70%. vừa tốn chi phí cho bơm, van cân bằng, vừa tốn điện khi hoạt động.
Tôi nói vấn đề này các bạn ngẫm ngỉ thử:
nếu bạn thiết kế hệ VPF, lưu lượng hệ thống luôn thay đổi. vậy có cần gắn van cân bằng đầu ra các chiller ko ( nếu cột áp tính tương đối).
Cột áp bơm trong hệ thống chiller với trở lực đường ống tính < 200Pa/m thì chỉ nằm trong khoảng < 40m H20. nếu các bạn tính cao hơn thì chắc chắn sẽ quá dư



Về van cân bằng, là để cân bằng tổn thất qua các hệ thống lắp song song, điều chỉnh đường đặt tính hệ thống, nhằm đạt luư lượng yêu cầu qua tường thiết bị.

Biến tầng là để đìều chỉnh đường đặt tính bơm, lưu lượng tổng, cột áp tổng.

Không có gì liên quan giữa biến tầng và van cân bằng. Bạn có thể bỏ van cân bằng cach bạn lắp theo hệ 3 đường ống (lưu lương bằng nhau cho các thiết bị) hay cân bằng tổn thất bằng cách lắp đặt (chua thây ai mất thời gian cho việc này).
 
Ðề: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Vậy là mình nghĩ đúng rồi! Cuối cùng cái định luật bảo toàn năng lượng cũng đúng trong trường hợp này rồi! Khi thế năng ở ống thu và ống đẩy bằng nhau thì hệ thống nước được xem là hệ kín.
Mình thấy rằng vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế của các bạn kỹ sư trẻ có vấn đề rồi! Quan trọng là phải có bản lĩnh thôi! Vận dụng một cái gì đó còn nghi ngờ thì phải tìm hiểu nhiều định luật, định lý để bảo vệ mình và thực tế trả lới! Có lẽ thực tế không đợi người vậy!
 
Ðề: Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Về van cân bằng, là để cân bằng tổn thất qua các hệ thống lắp song song, điều chỉnh đường đặt tính hệ thống, nhằm đạt luư lượng yêu cầu qua tường thiết bị.

Biến tầng là để đìều chỉnh đường đặt tính bơm, lưu lượng tổng, cột áp tổng.

Không có gì liên quan giữa biến tầng và van cân bằng. Bạn có thể bỏ van cân bằng cach bạn lắp theo hệ 3 đường ống (lưu lương bằng nhau cho các thiết bị) hay cân bằng tổn thất bằng cách lắp đặt (chua thây ai mất thời gian cho việc này).

atinh nói van cân bằng của chiller đó pac, không nói vcb nhánh tầng
 
Ðề: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Vậy là mình nghĩ đúng rồi! Cuối cùng cái định luật bảo toàn năng lượng cũng đúng trong trường hợp này rồi! Khi thế năng ở ống thu và ống đẩy bằng nhau thì hệ thống nước được xem là hệ kín.
Mình thấy rằng vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế của các bạn kỹ sư trẻ có vấn đề rồi! Quan trọng là phải có bản lĩnh thôi! Vận dụng một cái gì đó còn nghi ngờ thì phải tìm hiểu nhiều định luật, định lý để bảo vệ mình và thực tế trả lới! Có lẽ thực tế không đợi người vậy!

Bạn nói chưa đúng đâu.
Nếu tính cột áp bơm trong trường hợp này sẽ bằng tổng tổn thất ma sát và cục bộ của hệ thống đường ống(đơn vị làm m H2O) cộng với độ chênh cao độ giữa đầu ra của vòi phun với mặt nước của bồn chứa của cooling tower. Thông thường thì độ chênh này nhỏ thôi, tuỳ thuộc vào cooling tower cao hay thấp, nhưng cũng chỉ vài m H2O là kịch kim thôi.
Một điều nữa là thông thường chọn tổn thất ma sát cho ống là 200 đến 300 Pa/m, lưu tốc khoảng 1 đến 2.5 m/s.
 
Ðề: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Mình là dân điện, nhưng thấy vấn đề này hay nên cũng đưa ra một trao đổi để anh em bên cơ khí suy nghĩ xem nhé!
Hệ cooling tower thực tế là hệ hở, bơm phải chịu 2 cột áp cực lớn ở đầu hút và đầu đẩy như nhau là 200 mét nước. Do đó nếu xét về lực đẩy tại van 1 chiều thì coi như cân bằng. Nếu có thêm lực đẩy của bơm thì van 1 chiều sẽ mở ra. Vậy chăng khi tính cột áp cho bơm giải nhiệt, bạn chỉ cần tính cột áp để nước có thể đến được các đầu ria của tháp nước?
Với cách nghĩ như thế thì cột áp chỉ cần tính cho chiều dài đoạn ống từ bơm đến tháp hay là tính ở 200 mét ngang cộng với trở lực của các đầu ria. Với 200 mét ống với độ giảm áp do nhớt ống là 1kPa/1 mét, Ria nước cho khoảng 6 mét nước nữa là bạn có thể chọn bơm là 26 mét nước? Điều tôi nói ra không biết có ổn không?
Trong kỹ thuật, đôi khi suy nghĩ như thế này có thể phù hợp đó chứ. Nhiều bạn hay dùng chiller hệ có bình giãn nở kín. Tuy nhiên nếu bạn dùng bình giãn nở hở đặt ở phía cao nhất của hệ thống thì tôi nghĩ nó cũng giống với trường hợp cooling tower này. Mầy ý kiến góp ý cùng các bạn để suy nghĩ thêm nhé!
Theo mình thì cung không co gì là khó lắm đâu. bạn dùng phương trình becnulli đi. hệ thống cooling tower là một hệ thống hở thì ở đầu hút và đầu đẩy chỉ chênh nhau độ cao hình học của tháp thôi. bạn atinh nói đúng đó không nhất thiết là độ cao của bơm lớn hơn độ cao của toà nhà. đôi khi bạn gặp trường hợp cột áp bơm nhỏ chiều cao của toà nhà.
 
Ðề: Trả lời: Tinh chon Bom nuoc cho Building

Vấn đề tính cột áp bơm đã có nhiều thảo luận trên DD rồi, mà bạn không chịu đọc.
Bạn đừng nghĩ, cứ hệ hở là cộng cột áp thêm độ cao tòa nhà, mà phải xem nó hở từ đâu đến đâu.
Cột áp bơm giải nhiệt tính giống như bơm nước lanh, nó chỉ có thêm độ cao hình học của tháp, cột áp cần thiết tại mũi phun.
Hiện nay có rất nhiều kỹ sư tính toán sai hoặc quá dư cột áp bơm, thực tế hỏi mấy anh thi công sẽ biết, do cột áp quá dư như vậy nên van cân bằng phải xiết lại gần như 70%. vừa tốn chi phí cho bơm, van cân bằng, vừa tốn điện khi hoạt động.
Tôi nói vấn đề này các bạn ngẫm ngỉ thử:
nếu bạn thiết kế hệ VPF, lưu lượng hệ thống luôn thay đổi. vậy có cần gắn van cân bằng đầu ra các chiller ko ( nếu cột áp tính tương đối).
Cột áp bơm trong hệ thống chiller với trở lực đường ống tính < 200Pa/m thì chỉ nằm trong khoảng < 40m H20. nếu các bạn tính cao hơn thì chắc chắn sẽ quá dư

anh Tình cho em xin số điện thoại cho em hỏi anh một số vấn đề về cột áp bơm với. Em đang chuẩn bị cải tạo hệ thống lạnh ở 1 Tower mà chưa có cao nhân nào trợ giúp

Mail của em là: [email protected] (0904607276
 
Back
Bên trên