Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Manhcuong862015

Thành Viên [LV 2]
Trong các sách hướng dẫn tính trở lực đường ông em thấy ciệc tính toán chỉ đơn thuần cho đường ống còn qua các thiết bị khác như bình bay hơi , ahu ,fcu .Vậy các Bác cho em hỏi câu náy với : trong tính toán trở lực cho đường ống nước lạnh chiller thì trở lực qua dàn trao đổi nhiệt AHU & FCU mình tính như thế nào? Nếu có tài liệu cụ thể UP cho em xin vơi.^:)^
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Hơ. Cái này do nhà sản xuất họ sẽ làm thí nghiệm và đưa ra trong catalogue của họ thôi bạn.
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

e co the lien he voi nha cung cap nhu trane, carier, daikin. hoi ho co the giup em duoc k.
co the sample nao do tu nha cung cap de em co tai lieu tham khao. chuc e thanh cong.
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Các cataloge thương mại thường không nêu trở lực qua coil chiller, nếu muốn xác định trở lực phải xem Cataloge kỹ thuật hoặc nhờ các hãng chạy phần mềm chọn chiller, mới chạy chính xác được trở lực qua dàn coil, vì trở lực qua dàn coil chiller phụ thuộc vào những điều kiện sau:
1. Tổng công suất lạnh thực tế (theo tính tải lạnh) và tổng công suất chọn từng các dàn lạnh đi kèm (AHU, FCU).
2. Từ tổng công suất => lưu lượng nước cần cho hệ thống
(l/s = kw/(4.187*DeltaT), DeltaT=5 hay = 7, phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thiết kế, và điều kiện hoặc động của môi trường.
3. Khi chọn chiller nhà cung cấp chỉ có loại VD: 300 KW, tải lạnh tính toán là 280 KW, như vậy lưu lượng nước qua chiller sẽ ít hơn lưu lượng của máy, như vậy trở lực qua dàn chiller thấp hơn (chỉ có thể xác định trở lực thực bằng phần mềm chọn hoặc trong Cataloge thì tra trên giản đồ trở lực theo lưu lượng.

Một số góp ý cho bạn, mong bạn tính toán tốt hơn.
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

THường cái đó tra catoglo chứ không có công thức tính toán. Sẵn tiện cho em hỏi để tính trở lực đường ống nước thì thực tế dùng phương pháp ma sát đồng đều hay phương pháp thay đổi vận tốc dạ. Nếu chọn vận tốc thì chọn như thế nào cho đúng. Mong mấy bác chỉ dùm.
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Tính toán đường ống nước thì mình dùng phương pháp giảm vạn tốc là dễ hơn. Vận tốc thì trong sách hướng dẫn thiết kế của các thầy đó.Em làm vậy có OK không các bác?Mong được bổ sung!
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Thường các nhà thiết kế thường dùng phương áp ma sát đồng đều để tính toán đường ống nước, ưu điểm của phương áp này là dễ tính trở lực tổng của hệ đường ống (nếu dùng phương pháp thay đổi tốc độ thì khi tính cột áp bơm phải tra ngược lại trở lực từng đường ống từ đó mới tính ra được trở lực của hệ thống ống)
Cột áp bơm= A + B + C + D
A: trở lực đường ống. (theo tiêu chuẩn chọn 600Pa/m), (lưu ý còn trở lực cục bộ qua co, giảm, T - theo kinh nghiêm chọn = 0.5 so với tổng trở lực đường ống)
B: trở lực chiều cao cột nước hở (tính từ mặt thoáng của nước trong tháp đến đầu phun).
C: trở lực qua thiết bị (bao gồm chiller và dàn lạnh có trở lực lớn nhất hoặc lấp xa nhất tiều điều kiện nào cao hơn, trong trường hợp hệ 3 ống dẫn nước thì chọn dàn lạnh có trở lực cao nhất)
D: Trở lực qua van (theo kinh nghiệm chọn = trở lực qua dàn lạnh lớn nhất)

Một số kiến cho bạn.
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Cảm ơn bác đã cho ý kiến! Bác cho em hoi luôn trong thiết kế thì để tránh trường hợp phân phối nước không đều cho các thiết bị thì người ta dùng ống góp .Vậy ống góp mình nên chọn bằng bao nhiêu % các ống nhánh.Hay là mình chọn dựa vào vận tốc là 5 - 12 m/s.
Các bác cho em thêm ý kiến!!!!
b-(
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Hi,

Ống góp (common header) bằng tổng quân phương các ống nhánh.

Bác hỏi có vẻ rộng nhỉ. Lĩnh vực nào bác cũng tham dự. :). Bác là dân M&E thiết kế hay thi công vậy ?
Riêng về trở lực đường ống có tính cũng không chính xác vì nhà sản xuất sẽ cố gắng tối ưu hóa thông số sao cho kinh tế nhất. Vì các lý do:
- Trở lực quá thấp : giá thành cao và ngược lại.
- Các thiết bị phụ trợ sẽ đồng bộ theo trở lực.

Đừng tính cho mắc công nhé.
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Hi,

Ống góp (common header) bằng tổng quân phương các ống nhánh.

Bác hỏi có vẻ rộng nhỉ. Lĩnh vực nào bác cũng tham dự. :). Bác là dân M&E thiết kế hay thi công vậy ?
Riêng về trở lực đường ống có tính cũng không chính xác vì nhà sản xuất sẽ cố gắng tối ưu hóa thông số sao cho kinh tế nhất. Vì các lý do:
- Trở lực quá thấp : giá thành cao và ngược lại.
- Các thiết bị phụ trợ sẽ đồng bộ theo trở lực.

Đừng tính cho mắc công nhé.

cảm ơn bác.Em mới vào nghề nhiều cái chưa biết nên em hỏi.Chư em thì giờ đáng làm cả 2 mang luôn.B
Bác noi không cần tính thì làm sao mà chọn bơm?
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Cảm ơn bác đã cho ý kiến! Bác cho em hoi luôn trong thiết kế thì để tránh trường hợp phân phối nước không đều cho các thiết bị thì người ta dùng ống góp .Vậy ống góp mình nên chọn bằng bao nhiêu % các ống nhánh.Hay là mình chọn dựa vào vận tốc là 5 - 12 m/s.
Các bác cho em thêm ý kiến!!!!
b-(

Bạn phải tính theo lưu lượng đi qua nhánh đó chứ, làm sao lấy % được, theo tiêu chuẩn thì nước đi trong ống không được vượt quá 4 m/s.
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Bạn phải tính theo lưu lượng đi qua nhánh đó chứ, làm sao lấy % được, theo tiêu chuẩn thì nước đi trong ống không được vượt quá 4 m/s.

Cảm ơn bác rất nhiêu.Em nhớ nhầm qua vận tốc gió.Vân tốc nước tôi đa là 4,5 m/s(theo sách Võ Chí Chính).
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Các bác cho em hỏi : Trong thiết kế ống nước khi tính toán trở lực để chọn bơm thì mình tính trở lực trên tất cả các nhánh, hay chỉ tính trở lực ở nhánh dài nhất có trở lực lớn nhất. Và khi tính trở lực thì mình tính cho hệ chiều dài đường ông kín từ đầu đẩy cho tới đầu hút của bơm. Hay chỉ cần tính trở lực trên đường ống đẩy thôi?
Mong các bác cho ý kiến.
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Phải có đường đi và về luôn chứ. em hỏi có vẽ check mọi người à?
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Phải có đường đi và về luôn chứ. em hỏi có vẽ check mọi người à?

Bác sao nói em vậy. Do thực tế em tính em thấy nó lớn qua, ma lại lần đầu tính toán nữa mà các sách viết cũng không cụ thể lắm nên em hỏi cho chăc chắn mà. Thế bác cho em hỏi luôn là mình tính trở lực trên tất cả các nhanh luôn hay sao? Mà rm đọc nhiều tính toán chỉ thấy họ tính cho mỗi cái ahu ở xa nhất là sao bác nhi?
 
Ðề: Tính trở lực đường ống nước qua AHU & FCU

Hi,

Thực ra cách tính của bạn đang có vấn đề chút. Về lý thuyết đúng là như vậy, nhưng khi áp dụng thì cách vận dụng lý thuyết phải hợp lý.

Ý mình nói là bạn chỉ cần hiểu nguyên lý tính và các yếu tố ảnh hưởng là được. Còn tính đã có công cụ rồi.

Bạn đang giải bài toán theo kiểu R&D trong khi ứng dụng thì có những nhà sản xuất tối ưu. Người ta cung cấp công cụ trong đó bạn nhập chiều dài, loại ống, kích thước, loại chất lỏng (độ nhớt, nước, ...), số lượng co , tê ... để tính ra được trở lực.

Thường sau đó người ta size bơm theo trở lực ước tính đó + dư phòng ngừa quá độ và hiệu suất bơm.

Còn các kích thước ống, tốc độ là các con số tối ưu theo nhà chiller khuyến cáo. ống nhỏ thì lưu lượng cao, dễ mài mòn ống, tuổi thọ thấp, tăng lực cản nhưng bù lại giá rẻ. ống lớn thì lưu lượng nhỏ, tuổi thọ thiết bị cao nhưng bù lại giá lại cao.

Ngoại trừ : các hệ thống rất lớn và phức tạp đòi hỏi tính toán sơ bộ rồi tối ưu lại các điểm cần cải tiến. Đôi khi phải tính tay lại (nếu không có công cụ simulation).

Bạn có thể thử công cụ tính trở lực ống, trở lực gió bằng công cụ của Mcquay trên web mcquay.com mà. Nếu bạn thích tìm tòi bạn có thể thử các thông số khác nhau và sẽ thấy lý do tại sao nhà sản xuất lại chọn trước các thông số này, khá thú vị đấy.

Góp ý cá nhân : hình như bạn đang cố học hỏi, hoặc muốn thử mọi người nên có những câu hỏi khá rộng có tính học đường, đôi cái là quá cơ bản nên :(.

Nếu đúng là bạn không có kinh nghiệm nhiều thì tốt nhất bạn đừng nên tham gia rộng các vấn đề, bạn cần trải nghiệm thực tế công trình chứ ôm vào tính toán kiểu này lúc nhận công trình bạn có thể mắc các sai sót trầm trọng. Thực tế thiết kế là công sức của tập thể chứ một người muốn tự làm hết phải mất nhiều thời gian đi từng hạng mục, không khéo cái gì cũng biết một chút thì hỏng cả. Nói như quạt đi, có người cả đời nghiên cứu về quạt mà có hết đâu.

Nếu bạn định hướng thi công thì nên học các quy chuẩn thi công, kinh nghiệm cân chỉnh thiết bị. Bạn sẽ học được đâu là quy định CODE bắt buộc, đâu là khuyến cáo kỹ thuật thi công, an toàn, quản lý thi công. Đó cũng là ngành rất thú vị , sờ tận tay mà.

Nếu bạn học thiết kế thì nên học nghiên cứu các thiết kế mẫu mực rồi sử dụng nó mãi thành quen. Sau khi dùng thiết kế trên thực tế và học hỏi thêm bạn có thể điều chỉnh các chi tiết quan trọng tạo riêng các thiết kế. Cũng như kiến trúc, ME cũng có các xu hướng thiết kế rất khác nhau, sau này bạn sẽ nhận ra. VD : có người chỉ tính rất sơ sài định tính trở lực rồi chọn lấy bơm biến tần công suất cao hơn gấp đôi, mục đích là khi triển khai sẽ điều chỉnh bơm hoạt động cho phù hợp, uyển chuyển với thực tiển lắp đặt

Nếu bạn định R&D thì tuần tự chọn hạng mục mà nghiên cứu sâu. Cái này nếu đi theo phải có căn bản sở học Vật Lý và toán học rất tốt mới đi được. R&D thì bạn phải nghiên cứu sâu về sản phẩm công nghệ, ưu nhược cũng như phải cải tiến của nó.

Dục tốc bất đạt bạn nhé.
 
Back
Bên trên