Minh CCEP

Thành Viên [LV 0]
Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng công nghệ vi sinh bùn hoạt tính có phát sinh các khí thải như NH3, H2S... từ các quá trình hoạt động và sinh trưởng của vi sinh vật. Việc phát sinh các khí này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực môi trường xung quanh trạm xử lý đặc biệt là các trạm xử lý nước thải của tòa nhà, chung cư...

Có rất nhiều phương pháp xử lý mùi cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay như:
1. Sử dụng tháp hấp phụ bằng than hoạt tính.
Về bản chất phương pháp này dựa theo quá trình hấp phụ của vật liệu than hoạt tính với các chất khí phát sinh mùi như NH3 và H2S.
Ưu điểm:
- Đơn giản trong thiết kế và thi công
- Hiệu quả xử lý giai đoạn đầu có thể đạt 99%
- Đơn giản trong vận hành
Nhược điểm:
- Vật liệu than hoạt tính dễ bị bão hòa tức là độ hấp phụ sẽ giảm dần theo thời gian.
- Việc hoàn nguyên vật liệu than hoạt tính không hề đơn giản.
- Việc tháo lắp thay thế vật liệu lọc rất khó khăn.

2. Hấp thụ khí bằng chất lỏng
Là các quá trình chuyển cấu tử khí từ pha khí vào trong pha lỏng thông qua quá trình hòa tan chất khí trong chất lỏng khi chúng tiếp xúc với nhau. Hấp thụ chi ra làm hai dạng chính: hấp thu vật lý không tương tác hóa học là quá trình thuận nghịch và hấp thụ hoá học- giữa chúng có phản ứng hóa học sinh ra chất khác (absorption). Các chất hấp thụ phổ biết thường dùng gồm: Nước (H2O), dung dịch bazơ: KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3,… MonoEtanolAmin (OHCH2CH2NH2), Dietanolamin (R2NH), trietanolamin (R3N)
Nhược điểm quá phương pháp hấp thụ là sẽ sinh ra các chất ô nhiễm trong nước thải --> phải thu gom để xử lý riêng, và tốn chi phí hóa chất để xử lý.

3. Xử lý mùi bằng quá trình thiêu đốt hoặc còn gọi là đốt cháy sau (after-burning) có thể dùng ngọn lửa đốt cháy trực tiếp hoặc sử dụng thêm xúc tác. Phương pháp này thường được ứng dụng trong trường hợp lượng khí thải lớn mà nồng độ chất ô nhiễm rất nhổ, đặc biệt là những những hợp chất hưu cơ có mùi rất khó chịu.
Các quá trình thường thích hợp cho ứng dụng thiêu đốt được đánh giá như: Các chất ô nhiễm mùi nặng đều cháy được hoặc thay đổi hóa học thành chất có mùi ít hơn.
Nhược điểm của phương pháp này là phức tạp trong quá trình vận hành và thiết kế, không được ứng dụng nhiều trong các hệ thống nước thải.

4, Sử dụng phương pháp xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học Biofilter

Quá trình xử lý mùi bằng phương pháp sinh học ứng dụng khả năng của vi sinh vật để oxy hóa sinh hóa các chất vô cơ và hữu cơ gây mùi trong khí thải. Các sản phẩm của quá trình oxy hóa sinh hóa này là các chất vô cơ đơn giản không/ ít ô nhiễm, cụ thể CO2, H2O, các muối.

Ưu điểm:

- Sử dụng các thành phần thân thiện với môi trường: sử dụng vi sinh vật, sơ dừa…
- Tiết kiệm chi phí vận hành hơn các công nghệ khác: không phải thay vật liệu lọc (than hoạt tính), không phải bổ sung thường xuyên hóa chất hấp thụ, không sinh ra nước thải chứa các thành phần ô nhiễm cần phải xử lý.
 
Back
Bên trên