Trao đổi kinh nghiệm lập Tiến độ thi công hạng mục M&E

Ðề: Trao đổi kinh nghiệm lập Tiến độ thi công hạng mục M&E

Cái chủ đề Anh Lê Hiếu đưa ra rất hay. Nhưng Em thấy vẫn chưa có câu trả lời đi vào trọng tâm. Theo Em, điều Anh Em quản lý dự án cần là khi bắt đầu 1 dự án với các list công việc đã được liệt kê cho từng hạng mục công với khối lượng dự toán tham khảo thêm với khối lượng khi đã ra bản vẽ shopdrawing chúng ta cần bao nhiêu nhân công cho dự án đó. Còn số tiền nhân công thì phải phụ thuộc vào mỗi nhà thầu báo giá mà ta có 1 hệ số bù riêng.
Ví dụ với hệ vrv : thi công ống đồng bao gồm : đi đường ống( bọc gel, quấn xi), kết nối ống với bộ chia, thử xì đường ống, kết nối dàn lạnh, kết nối dàn nóng, thử kín, thổi bụi.... Với từng công việc cần số lượng nhân công bao nhiêu cho 10m ống đồng theo từng loại 9.5 , 12.7 , 15.9........ để suy ra cho 1m( Điều này đã tính đến hệ số chậm trễ và hệ số khó khăn trong công việc).Và tương tự cho các hạng mục còn lại. Hay các hệ khác.
Đó là điều thế hệ đàn Em quản lý dự án đi sau cần. Nên nhờ Anh đi trước như Anh Lê Hiếu và Anh Hoàng, Anh Đào Ngọc Hùng, Anh Đạt tư vấn thêm.
 
Căn cứ vào tiến độ tổng của nhà thầu xây dựng
Sau đó người được cử lập tiến độ thi công phải biết rất rõ mọi thứ hạng mục công việc mình sẽ thi công
mới làm tương đối chính xác được.
Thường chỉ làm cho hình Sin nó đồng đều nộp cho chủ đầu tư cho nó đẹp thôi
Up scheduler lên chỗ nào mà làm mãi không được
 
Re: Ðề: Trao đổi kinh nghiệm lập Tiến độ thi công hạng mục M&E

Chào mọi người,!
Về lập tiến độ thi công, thì em toàn dùng Ms Project. Theo kinh nghiệm của em, thì khi lập tiến độ thi công ( cho chính bản thân mình ) thì phải chuẩn bị vài thứ như sau:
- Lập tổ công tác, nhóm nhân công. Các nhóm này phải bao gồm ít nhất : 1 thợ chính, 2 thợ phụ, 2 thợ học nghề ( tình trạng nhà thầu thi công tuyển thợ mới rất nhiều, để giảm giá thành nhân công và huy động được số nhân công lớn trong mức cho phép ). Khi lập các nhóm này, phải chú ý quan hệ làm việc các thành viên trong nhóm, điều này có lẽ đội trưởng thi công hiểu hơn cả.. Nếu bí quá, ta có thể yêu cầu : " anh lập cho e 3 nhóm, mỗi nhóm 5 người ,...phụ trách các công việc.." . Điều chú ý nhất đối với người quản lý về mảng nhân công này, theo ý kiến bản thân, là nắm rõ nhóm nào làm việc gì trong khoảng thời gian nào, và các nhóm có trình độ về mảng thi công nào ( nhóm chuyên lên ống, chuyên hàn, chuyên ....)
- Sau khi lập được các nhóm tổ, tiếp theo là việc bóc tách bản vẽ, lập đầu mục các công việc. Việc bóc tách bản vẽ, giúp ta định hình được khối lượng công việc cho dự án. Còn việc lập đầu mục công việc, giúp ta hiểu rõ quy trình, các công việc nhỏ để hoàn thành 1 đầu mục. Ví dụ : khi thi công 1 hệ thống ống thép đúc, ta có thể liệt kê công việc gồm :
+ bật mực ,căng chỉ, bắn tee treo, nói chung là cố định vị trí ống.
+ Lên ống ( lắp đặt các ống theo vị trí đã làm , ghép nối các hệ thống )
+ hàn ghép nối các hệ thống ( đv em, tổ hàn là 1 tổ riêng, do tính chất kĩ thuật hàn là kĩ thuật tương đối khó, qua thực tế bản vẽ, ta có thể mường tượng qua độ khó của tư thế hàn + thời gian hàn )
+ hoàn thiện ống, vệ sinh, bọc bảo ôn, căn chỉnh hệ thống : là nhóm có trách nhiệm kiểm tra vs,căn chỉnh sao cho ta có thể nghiệm thu được.
Trên đây chỉ là 1 số đầu mục ta có thể nghĩ ngay tới đv 1 hệ thống ống bất kì của một công trình bất kì, dũy nhiên theo các dự án khác nhau mà ta thêm bớt bổ sung vào.
- Sau khi lập được đầu mục công việc, ta nghiên cứu tiến độ chung của Nhà thầu chung/ hay chủ đầu tư đưa ra. Thường thì, đv 1 công trình lớn, tiến độ sao cho đến thời điểm chuẩn bị nghiệm thu và nghiệm thu xong là khoảng thời gian tương đối ( do kết cấu của bê tông, hạ tầng cơ sở ...) >> thời gian này, ta có thể tận dụng ( có thể thôi nhé ). Dựa vào biểu tiến độ chung này, ta phác thảo sơ bộ tiến độ thi công đv nhà thầu chúng ta. Sau đó, trên quan điểm này, ngồi vs đội trưởng thi công, các nhóm trưởng về kế hoạch và sửa đổi nếu không hợp lí.
- Cuối cùng, làm việc với ban giam đốc, ban quản lý dự án thống nhất về mặt kinh tế, yêu cầu ... về tiến độ của dự án. Thông qua, thì ta sẽ trình CDT. Việc bảo vệ tiến độ công trình đv CDT cũng cần thiết, cần giải thích cặn kẽ về các quá trình nếu họ yêu cầu giải trình. Dũy nhiên, phải ngoan cố, bảo vệ tới cùng cái này.. thì là yêu cầu sống còn cho độ thành công của dự án. ( cứ okie vs CDT và cuối công trih ko hoàn thành thì chắc ae tự vấn bản thân cũng hiểu nhỉ )
Ps : dũy nhiên ta cũng phải điềm đạm, ăn nói dễ chịu khi thuyết phục họ rồi!! Ko thể cứng đầu khi tranh cãi những cái ko đáng.... Nguyên tắc của em là : CDT là người thuê, ta là người làm thuê với khả năng của ta..không phải làm thuê ngoài khả năng bản thân.
Chúc anh em ta đều thành công!
Cám ơn bài viết bổ ích, bác chắc hẳn có nhiều kinh nghiệm.
 
Re: Trao đổi kinh nghiệm lập Tiến độ thi công hạng mục M&E

Vấn đề khá được quan tâm , up lên giúp bạn

- - - Updated - - -

Nói chung các vấn đề liên quan tới tiến độ thi công là khá quan trọng .

Copyright : chung cư xala
 
Các bác cho em theo vơi
Nhua De Nhat.jpg
 
Back
Bên trên