Áp suất trong phòng sạch.

lanhgooner6298

Thành Viên [LV 0]
Xin chào mọi người, em có một vấn đề thắc mắc nhờ mọi người trong group giải đáp giúp em ạ.
Về yêu cầu thiết kế phòng sạch, ngoài yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm thường sẽ có quy định cả về áp suất, có thể âm hoặc dương tùy vào công năng của phòng.
Theo em được biết thì áp suất trong phòng liên quan trực tiếp tới 4 loại gió cấp, gió hồi, gió tươi cấp vào, gió thải xã bỏ và lưu lượng gió rò rỉ qua khe cửa.
Nhưng làm thế nào để kiểm soát được áp suất trong phòng, dương bao nhiêu hay âm bao nhiêu và mối quan hệ giữa áp suất phòng và các nguồn gió là như thế nào ạ? Nhờ mọi người khai sáng giúp em. Em cảm ơn ạ !
 
Chào Bạn. Một câu hỏi rất tự nhiên của Bạn.
Trả lời thấu đáo hết Câu hỏi này cho Bạn e rằng sẽ mất nhiều Thời gian và Bộ nhớ của Diễn đàn này. Thôi thì cũng xin góp với Bạn đôi ba câu để Bạn có Khái niệm định hướng nhé
Qúa trình biến đổi Trạng thái của Không khí Phòng (do tác động từ nhiều Tác nhân khác nhau) là 1 Qúa trình đa biến số. Có thể kể ra, như Bạn đã liệt kê: Nhiệt độ t, Độ ẩm d (cho mọi ứng dụng), thêm Lưu lượng gió cấp/tuần hoàn G, Áp suất P, Độ sạch CL...(cho Ứng dụng ĐH Tiện nghi),...đòi hỏi cần phải được kiểm soát, trong 1 mức độ phù hợp.
Cho dù là loại Qúa trình biến đổi nào thì, về mặt Vật lý, các Qúa trình biến đổi Trạng thái KK trong Phòng đều phải thỏa mãn 2 Phương trình Cân bằng (cho Đối tượng xem xét là Phòng ĐHKK) sau đây:
1- PT Cân bằng về Lưu lượng gió:
[(Tổng) Lưu lượng gío đi vào Phòng (Cấp SA - đã gồm cả gió tươi FA + Lọt IA Infiltration (từ các Phòng lân cận có AS cao hơn Phòng)] = [(Tổng) Lưu lượng gío đi ra khỏi Phòng (Hồi RA - Hút Thải cục bộ EAroom+ Rò rỉ LA Leakage (sang các Phòng lân cận có AS thấp hơn Phòng)] (1)
Các Đại lượng Thành phần LL gió IA và LA chỉ xuất hiện khi mà có Sự Chênh lệch AS giữa Phòng xemxét với các Phòng xungquanh, và PT (1) chính là nền tảng để tínhtoán AS Tạo áp cho Phòng.
2- PT Cân bằng về Năng lượng:
[CS Xử lý mà TB AHU cấp vào Phòng (qua Dòng khí cấp SA)] = [(Tổng) CS Phụ tải Nhiệt Ẩm thừa của Phòng] (2)
Quan hệ giữa các Thành phần của PT (2) sẽ quyêt 1 định Điểm Trạng thái (cân bằng) (t,d) thực của Phòng có bị xa rời khỏi Điểm Trạng thái Thiết kế SP Set Point hay không, và sai khác này là nhiều hay ít.
Đến đây chắc Bạn đã hình dung được Mối quan hệ giữa các Đại lượng và Quy luật chi phối Cuộc chơi rồi. Việc còn lại của Bạn, với Tư cách là Ngưới Thiết kế, dựa trên các Kiến thức chuyên môn, là phải Cân đối tính toán các Biến quá trình nói trên như thế nào để có các Kết quả đầu ra mong muốn cho Bài toán ứng dụng (Phòng sạch) của mình, như là về Điểm trạng thái (t,d), Lưu lượng gió G, AS Tạo áp p, cấp độ sạch CL...đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Vậy nhe Bạn, chúc Bạn tinh tấn, mau tiến bộ.
 
Chào Bạn. Một câu hỏi rất tự nhiên của Bạn.
Trả lời thấu đáo hết Câu hỏi này cho Bạn e rằng sẽ mất nhiều Thời gian và Bộ nhớ của Diễn đàn này. Thôi thì cũng xin góp với Bạn đôi ba câu để Bạn có Khái niệm định hướng nhé
Qúa trình biến đổi Trạng thái của Không khí Phòng (do tác động từ nhiều Tác nhân khác nhau) là 1 Qúa trình đa biến số. Có thể kể ra, như Bạn đã liệt kê: Nhiệt độ t, Độ ẩm d (cho mọi ứng dụng), thêm Lưu lượng gió cấp/tuần hoàn G, Áp suất P, Độ sạch CL...(cho Ứng dụng ĐH Tiện nghi),...đòi hỏi cần phải được kiểm soát, trong 1 mức độ phù hợp.
Cho dù là loại Qúa trình biến đổi nào thì, về mặt Vật lý, các Qúa trình biến đổi Trạng thái KK trong Phòng đều phải thỏa mãn 2 Phương trình Cân bằng (cho Đối tượng xem xét là Phòng ĐHKK) sau đây:
1- PT Cân bằng về Lưu lượng gió:
[(Tổng) Lưu lượng gío đi vào Phòng (Cấp SA - đã gồm cả gió tươi FA + Lọt IA Infiltration (từ các Phòng lân cận có AS cao hơn Phòng)] = [(Tổng) Lưu lượng gío đi ra khỏi Phòng (Hồi RA - Hút Thải cục bộ EAroom+ Rò rỉ LA Leakage (sang các Phòng lân cận có AS thấp hơn Phòng)] (1)
Các Đại lượng Thành phần LL gió IA và LA chỉ xuất hiện khi mà có Sự Chênh lệch AS giữa Phòng xemxét với các Phòng xungquanh, và PT (1) chính là nền tảng để tínhtoán AS Tạo áp cho Phòng.
2- PT Cân bằng về Năng lượng:
[CS Xử lý mà TB AHU cấp vào Phòng (qua Dòng khí cấp SA)] = [(Tổng) CS Phụ tải Nhiệt Ẩm thừa của Phòng] (2)
Quan hệ giữa các Thành phần của PT (2) sẽ quyêt 1 định Điểm Trạng thái (cân bằng) (t,d) thực của Phòng có bị xa rời khỏi Điểm Trạng thái Thiết kế SP Set Point hay không, và sai khác này là nhiều hay ít.
Đến đây chắc Bạn đã hình dung được Mối quan hệ giữa các Đại lượng và Quy luật chi phối Cuộc chơi rồi. Việc còn lại của Bạn, với Tư cách là Ngưới Thiết kế, dựa trên các Kiến thức chuyên môn, là phải Cân đối tính toán các Biến quá trình nói trên như thế nào để có các Kết quả đầu ra mong muốn cho Bài toán ứng dụng (Phòng sạch) của mình, như là về Điểm trạng thái (t,d), Lưu lượng gió G, AS Tạo áp p, cấp độ sạch CL...đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Vậy nhe Bạn, chúc Bạn tinh tấn, mau tiến bộ.
Vâng, em cảm ơn Bác nhiều. Bác cho em hỏi thêm ạ, Theo phương trình cân bằng gió ở trên, nếu "[(Tổng) Lưu lượng gío đi vào Phòng (Cấp SA - đã gồm cả gió tươi FA + Lọt IA Infiltration (từ các Phòng lân cận có AS cao hơn Phòng)]" > "[(Tổng) Lưu lượng gío đi ra khỏi Phòng (Hồi RA - Hút Thải cục bộ EAroom+ Rò rỉ LA Leakage (sang các Phòng lân cận có AS thấp hơn Phòng)]" thì áp suất phòng sẽ là (+), ngược lại thì (-). Nhưng em không biết là làm sao kiểm soát được (+) bao nhiêu, hoặc (-) bao nhiêu để đạt đến điều kiện thiết kế, thì mình kiểm soát bằng cách nào. Giả sử lưu lượng gió cấp ( theo cấp độ sạch, chọn ACH phù hợp và khối tích phòng ), các lưu lượng gió rò lọt là cố định thì những thành phần gió còn lại phải tính toán như thế nào để đạt đến áp suất theo điều kiện thiết kế.
Em cảm ơn Bác. Chúc Bác nhiều sức khỏe !
 
Bạn đã bắt đầu tiếp cận dần vào sâu hơn Vấn đề, đi vào định lượng, nghĩa là độ khó sẽ tăng dần. Sẽ đến lúc, càng về sau, Mình không thể giúp Bạn đến từng Chi tiết được, chỉ có thể dẫn hướng để Bạn hiểu bản chất, tổng thể bao quát của Vấn đề, để đừng mắc kẹt vào từng Công thức định lượng tiểu tiết mà không thấy hết được tầm bao quát của Vấn đề.
Phải tự đọc/học và tìm tòi với nỗ lực của chính mình. Có vậy Bạn mới đi tới được Kết quả, là Phương pháp đúng đắn để đi xuyên suốt hết được Bài toán TK ĐHKK cho Phòng sạch được.
Để việc trao đổi có hiệu quả (dùng ít lời), có lẽ Bạn tham khảo 1 Bài viết, trao đổi của mình trước đây, cũng trên Diễn đàn này nhé. Sau đó, khi đã có vài khái niệm, cho dù có thể có lộn xộn đi, rồi hãy quay lại nói chuyện. Có lẽ sẽ dễ hơn.
Link: https://hvacr.vn/diendan/threads/chenh-lech-ap-suat-giua-cac-phong.167616/
Bạn đọc tham khảo đi nhé.
 
Bạn đã bắt đầu tiếp cận dần vào sâu hơn Vấn đề, đi vào định lượng, nghĩa là độ khó sẽ tăng dần. Sẽ đến lúc, càng về sau, Mình không thể giúp Bạn đến từng Chi tiết được, chỉ có thể dẫn hướng để Bạn hiểu bản chất, tổng thể bao quát của Vấn đề, để đừng mắc kẹt vào từng Công thức định lượng tiểu tiết mà không thấy hết được tầm bao quát của Vấn đề.
Phải tự đọc/học và tìm tòi với nỗ lực của chính mình. Có vậy Bạn mới đi tới được Kết quả, là Phương pháp đúng đắn để đi xuyên suốt hết được Bài toán TK ĐHKK cho Phòng sạch được.
Để việc trao đổi có hiệu quả (dùng ít lời), có lẽ Bạn tham khảo 1 Bài viết, trao đổi của mình trước đây, cũng trên Diễn đàn này nhé. Sau đó, khi đã có vài khái niệm, cho dù có thể có lộn xộn đi, rồi hãy quay lại nói chuyện. Có lẽ sẽ dễ hơn.
Link: https://hvacr.vn/diendan/threads/chenh-lech-ap-suat-giua-cac-phong.167616/
Bạn đọc tham khảo đi nhé.
Vâng, em cảm ơn Bác. Những thông tin Bác cung cấp rất hữu ích đối với em.
Chúc Bác thật nhiều sức khỏe !
 
Back
Bên trên