Thảo luận Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Cho Nhà Cao Tầng

luxuryhome194

Thành Viên [LV 0]

Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Cho Nhà Cao Tầng​

Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí cho tòa nhà cao tầng. Trong các tòa nhà cao tầng, việc duy trì một môi trường thoải mái và lành mạnh là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái của người dùng. Hệ thống điều hòa không khí chính là công nghệ quan trọng để đạt được mục tiêu này.
hệ thống điều hòa không khí.jpg


Hệ thống điều hòa không khí trong tòa nhà cao tầng thường bao gồm các thành phần chính sau:
  1. Máy lạnh trung tâm: Đây là trái tim của hệ thống và nơi tạo ra không khí mát và thoải mái cho cả tòa nhà. Máy lạnh trung tâm có khả năng làm mát và điều chỉnh độ ẩm của không khí thông qua quá trình làm lạnh và làm khô.
  2. Hệ thống đường ống và quạt gió: Hệ thống này chịu trách nhiệm đưa không khí mát từ máy lạnh trung tâm đến từng không gian trong tòa nhà. Nó bao gồm các đường ống dẫn và quạt gió để tạo sự lưu thông không khí hiệu quả.
  3. Các thiết bị điều khiển và cảm biến: Hệ thống điều khiển thông minh và cảm biến đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong tòa nhà. Chúng đảm bảo rằng môi trường bên trong luôn đạt được điều kiện tốt nhất.
  4. Hệ thống lọc không khí: Với tầm quan trọng đối với sức khỏe, hệ thống lọc không khí được sử dụng để loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn, mầm bệnh và các chất gây ô nhiễm khác từ không khí. Điều này giúp cải thiện chất lượng không khí bên trong và bảo vệ sức khỏe của những người sử dụng tòa nhà.
  5. Hệ thống kiểm soát và giám sát: Một hệ thống kiểm soát và giám sát hiệu quả được sử dụng để giám sát các thông số quan trọng như nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng không khí và áp suất. Hệ thống này giúp duy trì hiệu suất và hiệu quả của hệ thống điều hòa không khí trong tòa nhà.
Tóm lại, hệ thống điều hòa không khí cho tòa nhà cao tầng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường làm việc và sinh hoạt thoải mái, lành mạnh. Bằng cách điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí, hệ thống này giúp người dùng cảm thấy dễ chịu và năng suất làm việc cao hơn. Đồng thời, việc sử dụng hệ thống điều hòa không khí cũng giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về hệ thống điều hòa không khí cho tòa nhà cao tầng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu cụ thể nào, xin vui lòng cho tôi biết hoặc comment bên dưới nhé!
 
Trước hết xin Trân trọng Bài viết Giới thiệu Khái quát về ĐHKK của Bạn. Đây là 1 Đề tài rất rộng mà nói sẽ không bao giờ hết. Chỉ xin hỏi Bạn 1 ý nhỏ, về 1 Từ ngữ mà Bạn đã đưa vào Tựa đề. Đó là từ "cao tầng". Trong Bài viết của Bạn, về Loại hình ĐHKK Tiện nghi nói chung, hình như là mình chưa thấy có Đặc điểm nào nhấn mạnh và có liên quan đến Đặc điểm "cao tầng" chuyên biệt này. Bạn có thể giải thích hay bổ sung? Cảm ơn Bạn.
 
Trước hết xin Trân trọng Bài viết Giới thiệu Khái quát về ĐHKK của Bạn. Đây là 1 Đề tài rất rộng mà nói sẽ không bao giờ hết. Chỉ xin hỏi Bạn 1 ý nhỏ, về 1 Từ ngữ mà Bạn đã đưa vào Tựa đề. Đó là từ "cao tầng". Trong Bài viết của Bạn, về Loại hình ĐHKK Tiện nghi nói chung, hình như là mình chưa thấy có Đặc điểm nào nhấn mạnh và có liên quan đến Đặc điểm "cao tầng" chuyên biệt này. Bạn có thể giải thích hay bổ sung? Cảm ơn Bạn.
  1. Hệ thống phân zón: Hệ thống điều hòa cho nhà cao tầng thường được thiết kế theo hình thức phân zón, nghĩa là tòa nhà được chia thành các khu vực riêng biệt có thể điều chỉnh nhiệt độ độc lập. Điều này cho phép người dùng tùy chỉnh nhiệt độ theo sở thích cá nhân và tiết kiệm năng lượng.
  2. Hệ thống chiller và fan coil: Thông thường, hệ thống điều hòa cho nhà cao tầng sử dụng hệ thống chiller (máy làm lạnh) và fan coil (ống gió). Chiller tạo ra nước lạnh và sẽ được cung cấp đến các fan coil để làm mát không gian. Qua quá trình trao đổi nhiệt, không khí sẽ được làm lạnh và tuần hoàn trong tòa nhà.
  3. Quản lý thông minh: Hệ thống điều hòa cho nhà cao tầng hiện đại thường được tích hợp với công nghệ quản lý thông minh, cho phép người dùng điều chỉnh và kiểm soát từ xa thông qua điện thoại di động hoặc các thiết bị khác. Điều này mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm năng lượng.

Chi tiết như này, nếu anh chưa hiểu thì e sẽ mô tả thêm nhé.
 
Các Đặc điểm Bạn đưa ra đều đúng cả, nhưng chưa hoàn toàn là đặc trưng cho Nhà Cao tầng. Ví dụ như trong loại hình Điều hòa Công nghệ, nó cũng đòi hỏi phải như vậy, thậm chí là còn hơn thế nữa.
Nếu có thể, xin Bạn chia sẻ, đi chi tiết hơn về các Giải pháp, về các Kinh nghiệm của Bạn về HVAC cho Phân khúc Nhà cao tầng với những Đặc thù về Vật lý như là: Chênh lệch Độ cao (có nghĩa là Áp suất Thủy tĩnh) lớn, Không gian bố trí bị Giới hạn...
Mình hỏi vậy vì thấy Bạn đưa vào Tựa đề chữ "cao tầng" nên nghĩ Bạn giỏi về Mảng này, nên muốn xin Bạn thêm chút Kiến thức, Kinh nghiệm chi tiết hơn về mảng "cao tầng" này.
Xin Cảm ơn.
 
Các Đặc điểm Bạn đưa ra đều đúng cả, nhưng chưa hoàn toàn là đặc trưng cho Nhà Cao tầng. Ví dụ như trong loại hình Điều hòa Công nghệ, nó cũng đòi hỏi phải như vậy, thậm chí là còn hơn thế nữa.
Nếu có thể, xin Bạn chia sẻ, đi chi tiết hơn về các Giải pháp, về các Kinh nghiệm của Bạn về HVAC cho Phân khúc Nhà cao tầng với những Đặc thù về Vật lý như là: Chênh lệch Độ cao (có nghĩa là Áp suất Thủy tĩnh) lớn, Không gian bố trí bị Giới hạn...
Mình hỏi vậy vì thấy Bạn đưa vào Tựa đề chữ "cao tầng" nên nghĩ Bạn giỏi về Mảng này, nên muốn xin Bạn thêm chút Kiến thức, Kinh nghiệm chi tiết hơn về mảng "cao tầng" này.
Xin Cảm ơn.
Cảm ơn sự quan tâm sâu sắc và rõ ràng từ anh cả HVAC. Chắc hẳn a cũng là 1 chuyên gia, bài viết thiếu sót nhiều chổ, nhờ a góp ý giúp ạ.
 
Cho em hỏi ngoài lề xíu ạ, là khi thiết kế hệ thống đhkk cho 1 công trình dùng chiller nước, FCU và AHU thì mình chọn Chiller cuối cùng để đủ tải cho FCU và AHU đúng k ạ?
 
Cảm ơn sự quan tâm sâu sắc và rõ ràng từ anh cả HVAC. Chắc hẳn a cũng là 1 chuyên gia, bài viết thiếu sót nhiều chổ, nhờ a góp ý giúp ạ.
Cảm ơn sự tôn trọng của Bạn.
Cho phép mình trao đổi mấy ý nhé, như 1 Người Anh thôi, vì Bạn đề nghị góp ý. Mà đi chuyên sâu thì mình cũng không giỏi, mình chỉ là người đi trước, vậy thôi. Nên Nói nôm na - ra ngoài lề 1 chút. Cho mọi người thư giãn. Không đi vào Kỹ thuật. Cũng qua Câu chuyện với Bạn, là mạn đàm để Anh Em thư giãn một chút xíu.
Cách viết bài của Bạn cho thấy tầm bao quát của Bạn rồi. Chính vì vậy mà mình mới có mấy lời với bạn.
Đây (Bài giới thiệu của bạn) là giai đoạn khởi đầu của Qúa trình học vấn có 3 Giai đoạn, mà các Cụ nhà ta đã chia ra, nói nôm na là "Văn, Tư, Tu". Văn là Đọc Kiến thức, Tri thức trong các Tài liệu, có khi là Lời giảng của các Thầy, Bạn nữa. Tư là Tư duy, Suy nghĩ thì mới hiểu được hết để biến cái "Văn" đó thành ra của Mình. Và cuối cùng là "Tu" là đem cái "Tư" đúng đắn đó đi Vận dụng vào Cuộc sống để mang lại Thành quả thắng lợi. Thì mới là hết Qúa trình Học hỏi trọn vẹn.
Đầu tiên nói về "Văn". Khi mới học thì đấy mới là "Văn" của Người (Người khác).
Để biến nó thành "Văn" của mình, thì phải động não, suy nghĩ, và có khi còn phải phản biện nữa, thì mới đánh giá được. Qúa trình này gọi là "Tư" mà từ hiện đại gọi là "Tư duy".
Sau khi có được "Văn" của mình rồi, thì mới bắt đầu qua đến giai đoạn thứ ba, giai đoạn thấu triệt của Qúa trình học hỏi, mà xưa người ta nói là "Tu". Và đừng hiểu chữ Tu 1 cách phiến diện theo ý nghĩa "vào chùa đi tu" mà người đời thường suy diễn. Chữ "Tu" ở đây mang ý nghĩa là Vận dụng, Áp dụng những cái Kiến thức, Tri thức đúng đắn mà mình học được vào Thực tế để mang lại Kết quả tốt đẹp. Cho mình và cả cho Người nữa. Chỉ khi đến đây thì Quá trình học hỏi mới tạm gọi là mỹ mãn!
Mình nói dài dòng về cái Sự học là để Bây giờ, mới xin quay lại Đề tài HT ĐHKK của Bạn. Bài viết của Bạn đã mổ xẻ Khái niệm ĐHKK trên diện rộng, với khá nhiều Lãnh vực liên quan, có nhiều cái rất hiện đại.
Đây là 1 góc nhìn bao quát tốt để giúp mọi người đọc trên Con đường tập cái "Văn" - nghĩa là học về Nguyên lý, Lý thuyết. Nhưng đây mới là cái "Văn" đại cương giới thiệu. Để giúp được nhiều hơn, nếu được Bạn hãy viết hay gửi tiếp nguồn Link Tài liệu chi tiết hơn cho Người đọc, hoặc giả cho Thông tin liên lạc với Bạn, nếu Bạn có Tâm chia sẻ. Bởi vì chỉ cần nói đến 1 trong những Đề tài của Bạn (như Phân zone và Điều khiển theo Zone) là đã nói cả ngày không hết rồi!
Mình xin đơn cử 1 Vấn đề (thực tế) nhỏ nhe - về luôn Đề tài Zone của Bạn: Bạn đã bao giờ gặp Bài toán (Thiết kế) phân chia Lưu lượng gió của 1 AHU (vừa phân phối Gió cấp SA lẫn gió tươi FA) cho 1 Mặt bằng có nhiều Zone, mà vừa phải bảo đảm tỷ lệ Lưu lượng (tương đối giữa các Phòng) gió cấp SA, vừa phải bảo đảm tỷ lệ gió tươi FA theo yêu cầu Thiết kế, hay chưa?
Để hiểu được kỹ hơn về Lý thuyết, thì phải học qua các Thiết bị cụ thể của các Hãng. Đây là Giai đoạn học sâu hơn mà Phương Tây người ta hay nói là học Mindset (Tư duy) thông qua Toolset (Công cụ, Thiết bị) cụ thể (bao gồm cả các Phần mềm nữa). Học thấu hết phần này là tạm có thể ra đời được rồi. Nói vậy là để Bạn có thể, ở bước tiếp theo, giới thiệu cho mọi người về các Công cụ, Thiết bị chuyên dùng, coi như là để Thuyết minh cho các Lý thuyết của Bạn cho giai đoạn "Tư" này.
Nói là ra đời, nhưng mà sẽ là chưa đủ "cứng" nếu chưa làm quen, trải nghiệm Thực tế, và thậm chí là va vấp trả giá nữa.
Giai đoạn này, tạm gọi là "Tu" đi, đòi hỏi, ngoài Kiến thức đã có, còn Kinh nghiệm và nhất là phải có Tư duy, Phương pháp suy luận... để biết là nên nghe, nên làm cái gì. Và không nên cái gì. Và...khi cần vẫn phải (hạ cái "tôi" xuống mà học hỏi tiếp, bởi vì Cái biết không phải luôn là đúng mãi, và mình vẫn có thể sai. Cái này là Tư chất riêng từng người. Mình không dám khuyên gì cả, chỉ muốn nhấn mạnh về sự cần thiết của cái gọi là Phương pháp Tư duy, đôi khi phải phản biện nữa, mà thôi. Trong cả Chuyên môn lẫn Cuộc sống.
Vậy nhe bạn. Hoàn toàn là chia sẻ, tâm sự. Không có ý dạy đời.
Chúc Bạn tinh tấn.
Đã nói lan man khá nhiều. Là mạn đàm. Nghe xong xin bỏ qua.
Và xin Admin cảm phiền đã chiếm chỗ trên Diễn đàn.
Trân trọng
 
Cho em hỏi ngoài lề xíu ạ, là khi thiết kế hệ thống đhkk cho 1 công trình dùng chiller nước, FCU và AHU thì mình chọn Chiller cuối cùng để đủ tải cho FCU và AHU đúng k ạ?
Đúng như vậy Bạn. Trình tự Tính toán Thiết kế như sau: Tính toán Phụ tải (với đầy đủ các Thành phần) - lưu ý đến Hệ số Cực đại Phụ tải không đồng thời theo Thời gian ngày. Lập các Sơ đồ tính toán gió, nước, hay Môi chất. (Tính CS và) Chọn Thiết bị xử lý gió KK (FCU, AHU...) cho từng Không gian Phòng, và cho từng Khu vực. Quy hoạch các Thiết bị cấp lạnh (Chiller/CDU) và Thiết bị tiêu thụ lạnh (AHU...) thành từng nhóm. Tính toán Công suất Thiết bị cấp lạnh (CHILLER), có lưu ý đến Hệ số sử dụng không đồng thời của các Thành phần Phụ tải các Khu vực. Quy trình này sẽ bảo đảm Tính toán CS phù hợp, đủ mà không dư. Bạn nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đúng như vậy Bạn. Trình tự Tính toán Thiết kế như sau: Tính toán Phụ tải (với đầy đủ các Thành phần) - lưu ý đến Hệ số Sử dụng Phụ tải không đồng thời theo Thời gian ngày. Lập các Sơ đồ tính toán gió, nước, hay Môi chất. (Tính CS và) Chọn Thiết bị xử lý gió KK (FCU, AHU...) cho từng Không gian Phòng, và cho từng Khu vực. Quy hoạch các Thiết bị cấp lạnh (Chiller/CDU) và Thiết bị tiêu thụ lạnh (AHU...) thành từng nhóm. Tính toán Công suất Thiết bị cấp lạnh (CHILLER), có lưu ý đến Hệ số đồng thời của các Thành phần Phụ tải các Khu vực. Quy trình này sẽ bảo đảm Tính toán CS phù hợp, đủ mà không dư. Bạn nhé.
dạ em cảm ơn ạ! cho em hỏi thêm là nếu có dư thì mình sẽ phải xử lý nó như nào ạ?
 
dạ em cảm ơn ạ! cho em hỏi thêm là nếu có dư thì mình sẽ phải xử lý nó như nào ạ?
Vấn đề cốt lõi trong mọi vấn đề, cả các Bài toán Kỹ thuật, đều trở về 1 Tiêu chí: TIẾT KIỆM, và phải thực hiện càng sớm càng tốt. Đầu tiên là từ Giai đoạn Thiết kế: là tính toán Công suất chỉ vừa đủ, không "dư". Điều này không chỉ Tiết kiệm Chi phì đầu tư ban đầu, mà còn cả Chi phí Vận hành về sau, lâu dài. Nếu lỗ không may mà không làm tốt được trong Giai đoạn (TK) ban đầu, thì Bạn cũng có thể khắc phục bớt được phần nào trong Giai đoạn Vận hành tiếp theo, và lâu dài. Đó là cài đặt lại các Thông số Vận hành vừa đủ với nhu cầu, không "dư" quá. Ví dụ như Bạn cài đặt Nhiệt độ phòng cao lên 1 chút, có thể là 25-27C thay vì 20-22C chẳng hạn. Cũng có thể áp dụng thêm 1 số Giải pháp TKNL nữa mà mình không kể ra ở đây. Bạn có thể lên mạng gõ Từ khóa "Giải pháp TKNL trong HT ĐHKK" để tìm hiểu thêm nhé.
 
Back
Bên trên