Công Nghiệp Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

xlty121987

Thành Viên [LV 1]
Chào các anh em trên diễn đàn, em có vấn đề này muốn hỏi các anh.
Em là sinh viên năm cuối ngành nhiệt lạnh, sau này ra trường em định theo làm bên thiết kế nên còn nhiều vấn đề cần nhờ các anh tư vấn giùm. Khi còn học ở trường thì tính toán tải lạnh theo sách, còn khi ra trường thì mình thiết kế dựa vào gì? Em có quen vài anh đã làm thiết kế được gần hai năm thì em được biết như sau:
Anh thứ nhất làm trong công ty không được lớn thì chủ yếu thiết kế dựa vào kinh nghiệm, ví dụ như phòng cần tính tải lạnh như thế nào thì chọn công suất lạnh là bao nhiêu w/m2? Em thấy nhược điểm của anh này là làm thời gian sẽ quên đi những gì đã học nếu cứ tính dựa vào kinh nghiệm.
Anh thứ hai thì làm công ty vừa vừa, công ty cũng ít nhận được công trình nên anh này chủ yếu tính tải lạnh dựa vào sách, nhưng tính theo sách thì rất lâu nên khi về nhà anh thường thức rất khuya để ráng làm cho xong. Em thấy như vậy cũng hay vì ôn lại những gì mình học nhưng nếu có nhiều công trình thì chắc chắn làm không kip, nếu lập các công thức ra excel để tính thì vẫn lâu.
Anh thứ ba mới ra trường làm gần nửa năm, làm bên thiết kế cho sever, thì tính bằng Trace 700 là chính, nhưng theo em được biết vì phần mềm là miễn phí nên tính không được chính xác, nếu muốn chính xác thì phải có key, nhưng giá key em nghe đâu là khoảng 4000$.
Em nghe các anh đó nói nếu làm ở các công ty nước ngoài thì lúc đầu thiết kế người ta sẽ bắt tính theo sách, rồi làm vài công trình sẽ quen, nhưng theo em biết là mỗi công trình có đặc tính riêng nên muốn quen thì phải làm rất nhiều công trình.
Nếu có thể thì các anh giới thiệu vài cách mà các anh thường dùng để tính tải lạnh cho tụi em được học hỏi.
Bài viết của em hơi lòng vòng mong các anh giúp đỡ
 
Ðề: Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

Theo tôi thì mới ra trường không nên xin vào thiết kế, vì không hình dung được độ phức tạp của công việc. Muốn theo ngành thiết kế thì ít nhất phải trải qua công trình thực tế tối thiểu khoảng 5 năm rồi xin về làm thiết kế thì hiệu quả rõ hơn. Tính tải thì cũng tùy theo tính chất của công việc, w/m2 là người ta ước đoán = estimate thì luôn cao hơn tính bài bản dùng khi tính nháp hoặc ước chừng công suất máy, hoặc đoán giá thiết bị, Cái này cần kinh nghiệm.

Tính bài bản = thiết kế chính xác sau khi có đầy đủ thông số. Cái này dùng để tranh cãi, chứng minh. Có tính pháp lý khi tranh chấp nếu gặp sự cố.
Phầm mềm tính tải là công cụ để tính nhanh và chính xác , với điều kiện nắm vững kiến thức , hiểu rõ từng thông số, từng sơ đồ, và cần có kinh nghiệm.

Nói chung muốn thiết kế thì cần phải biết mình thiết kế gì và tại sao? Không dễ đâu bạn.
 
Ðề: Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

Cốt lõi của vấn đề thiết kế không đơn thuần la tính tải, tuy nhiên có thể xem nó là căn bản để ước lượng chi phí đâu tư, vận hành và chọn hệ thống.

Lời khuyên: bạn nên hiểu rỏ cách tính bằng tay trước, từng thông số một, thử tính bằng trace 700 hay carier,... hầu hết các phần mềm đều giống nhau về thông số đầu vào, trừ khi bạn muốn mô phỏng tải hoặc tính theo cách tính chuẩn Anh thi phức tạp hơn rất nhiều. Xu hướng: tính tải lạnh 3D kết hợp với điện, năng lượng để đạt chuẩn LEED hay chuẩn nhà xanh. Chuẩn Mỹ phổ biến hơn chuẩn Anh trong trường hợp này.
 
Ðề: Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

Cốt lõi của vấn đề thiết kế không đơn thuần la tính tải, tuy nhiên có thể xem nó là căn bản để ước lượng chi phí đâu tư, vận hành và chọn hệ thống.

Lời khuyên: bạn nên hiểu rỏ cách tính bằng tay trước, từng thông số một, thử tính bằng trace 700 hay carier,... hầu hết các phần mềm đều giống nhau về thông số đầu vào, trừ khi bạn muốn mô phỏng tải hoặc tính theo cách tính chuẩn Anh thi phức tạp hơn rất nhiều. Xu hướng: tính tải lạnh 3D kết hợp với điện, năng lượng để đạt chuẩn LEED hay chuẩn nhà xanh. Chuẩn Mỹ phổ biến hơn chuẩn Anh trong trường hợp này.

Vấn đề bạn nói cũng hay đó, tuy nhiên tính tải vẫn là quan trọng đó chứ! Các tiêu chuẩn thì để tham khảo thôi! Nếu ép vào Tiêu chuẩn quá thì cũng giống tự mình chói tay mình vậy!
Thực ra với HVAC, cái quan trọng để tồn tại HVAC là phục vụ nhu cầu của con người. Cũng như hệ điện là quá cần thiết (bây giờ mà thiếu điện thì chẳng khác gì vào rừng sống), hệ nước là nhu cầu không thể thiếu (đố mà sống được nếu thiếu nước: nấu ăn, vệ sinh, rửa mặt,..) thì hệ HVAC là một hình thức nâng cao mức sống của con người. Không có HVAC ta vẫn sống được. Tuy nhiên vẫn phải tính toán HVAC vì đó là nâng cao mức sống. Mùa hè nóng quá, bật quạt. Nếu có HVAC thỉ tiên nghi hơn.
Tuy nhiên để tạo ra hệ thống HVAC, cần phải phân tích nhu cầu từng nơi, từng chỗ. Chỗ cần lạnh thì cấp lạnh, chỗ cần thông gió thì thông gió thôi. Tính tải là cực kỳ quan trọng để biết mức độ nhu cầu lạnh của toàn công trình. Nhu cầu về tiết kiệm sẽ xem xét sau khi phần tải đã tính xong. Ví dụ như hành lang có cần lạnh không? Tinh giản hay để lại để nâng cao nhu cầu, cần thiết thì tắt đi khỏi vận hành là xong.
Trường hợp nữa là khi tất cả các tải đều hết nhu cầu, 1 tải vẫn hoạt động thì phải cấu hình hệ thống thế nào để tiết kiệm chi phí vận hành. Những điều như thế, bản thân người thiết kế phải quyết định và giải trình cho chủ đầu tư. Tiêu chuẩn Anh hay Mỹ có thiết lập ra, cũng chỉ là những suy nghĩ như thế mà thôi! Tôi nói như vậy không biết có gì quá không các bạn nhỉ!
 
Ðề: Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

mình thấy bạn có 1 suy nghĩ khác người đấy.
có lẽ cách nghĩ này không đúng từ gốc vấn đề.
theo mình, tính tải hay tính bất kể cái gì, trước hết và cuối cùng đều là phải cho ra kết quả đúng. dù bạn dùng lý thuyết, kinh nghiệm hay phần mềm, hay cop ở đâu đó ..., phải ra được kết quả, còn không ra kết quả có nghĩa là sai.
vì sao, vì kinh nghiệm không phải trên trời rơi xuống, mà nó phải là rút gọn của việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế, thậm chí nó là sự vận dụng tổng thể nhiều thứ lý thuyết vào thành 1 bài bản.
còn lý thuyết là gì, nó là những kết luận chắc chắn của những hiện tượng thực tế, nó được rút ra từ thực tế.
mình chưa thấy ai dám tự bảo tôi không hiểu lý thuyết nhưng có kinh nghiệm. vì lý thuyết là nền tảng cho kinh nghiệm, bạn phải hiểu chắc lý thuyết rồi thì mới có thể dùng kinh nghiệm. còn bạn chưa hiểu lý thuyết, thì bạn dùng kinh nghiệm gì được, đó là sự tù mù, và thất bại là cái chắc. còn đã không vững lý thuyết mà lại dùng phần mềm thì chắc chắn hỏng việc, do sự lười tư duy. mà người đã lười tư duy thì không bao giờ làm nổi công việc thiết kế. công việc ấy chỉ dành cho những người chịu suy nghĩ, nắm vững lỹ thuyết và biết đúc rút kinh nghiệm từ ứng dụng lý thuyết trong công việc.
nếu quả thật bạn mới ra trường, thì nên biết quý lý thuyết, cái mình được trang bị, có thế mới tiến bộ được trong công việc. còn khinh bỏ lý thuyết là bạn tự hại mình đấy.
 
Ðề: Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

chào mọi người !
Mình có 1 vài ý kiến như thế này.
-Công việc tính tải lạnh trong hệ thống Acmv của mình thường có 2 bước chính
1. Như bạn phanvietphi nói : Ước lượng tải sơ bộ của công trình là căn bản để ước lượng chi phí đâu tư, vận hành và chọn hệ thống, quy hoạch gain, phòng máy, tuyến ống....
2. Khi vào triển khai chi tiết sẽ tính toán chi tiết cho các không gian để chọn các dàn lạnh AHU,FCU...
Thực tế với những người thiết kế có kinh nghiệm nhiều thì bước 1 là quan trọng để thực hiện các phương án tiếp theo.

Theo mình thì hệ thống lạnh có thể ước lượng một cách tương đối qua diện tích làm lạnh đó bạn ạ, không cần phải làm bước 1 đâu! Xin ví dụ như sau: với diện tích 3x3 = 9m2 thì cần một máy 2 cục 9000Btu/h giá khoảng 8 triệu đồng. Vậy với 1m2 lạnh giá là 900.000 đồng. Với hệ trung tâm như VRV, Chiller thì đơn giá đó bạn nhân thêm 2 lần thì đơn giá khoảng 1,8 triệu đồng.
Từ đó bạn có thể dự đoán hệ lạnh trong công trình của bạn giá cả bao nhiêu rồi đúng không?
Còn việc lựa chọn các phương án như Chiller, VRV, máy 2 cục là do kiến trúc, công năng sử dụng công trình bạn ạ! Người kinh nghiệm sẽ không chọn chiller ho những công trình quy mô nhỏ, chiều cao của 1 tầng thấp (<3 mét). Phương án lúc này là máy 2 cục hay hệ VRV thôi!
 
Ðề: Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

Anh thứ ba mới ra trường làm gần nửa năm, làm bên thiết kế cho sever, thì tính bằng Trace 700 là chính, nhưng theo em được biết vì phần mềm là miễn phí nên tính không được chính xác, nếu muốn chính xác thì phải có key, nhưng giá key em nghe đâu là khoảng 4000$.
Chào đồng chí, Trace700 đúng là có bán bản quyền, nhưng ko có nghĩa bảng miễn phí ( demo) là tính ko đúng. Phần mềm nào cũng vậy tính đúng hay ko là do nguoi nhập thông số. Hiện nay phần mềm Trace700 được đánh giá là hay nhất. trong khi bạn học cái này bạn sẽ học được rất nhiều thứ trong này, nếu bạn thực sự thấy thích nghề HVAC thì khi bạn đọc trace700 bạn sẽ mê như mê gái.
Đôi với những công trình nhỏ thì chỉ cần ước lượng tải lạnh, nhưng ctr lớn thì rất khó cho viec thiết kế. quan trọng là cơ sở pháp lý.
Bạn mới ra trường, công việc đầu tiên là đọc nhiều tai liệu ( đọc Trane Clinic trên thư viện diễn đàn là hay nhất).
xin bản vẽ đọc và học hỏi đàn anh, đem những thứ mình học được chia sẽ lên dien đàn cho anh em bình luận...
Một điều quan trọng cho việc học là: đừng hỏi anh ơi làm cái này như thế nào mà hỏi em muốn làm cái này thì cần đọc cái j. đó là sự tự trọng và luôn nhận được sự giúp đõ của đàn anh.
Chuc bạn may mắn
 
Ðề: Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

Theo tớ biết thì Trace có giá bán khá cao nhưng hiện tại ở VN thì nó được hãng tặng miễn phí cho các công ty tư vấn. Đấy là 1 phần mềm tốt.
Tớ cũng không có nhiều kinh nghiệm, không dám khuyên chú x.., nhưng tớ nghĩ cứ đi làm thi công rồi quay lại làm thiết kế thì mới hình dung được hệ thống nó phải như thế nào, chứ kỹ sư HVAC không chỉ có việc tính tải lạnh đâu. Công việc sẽ gồm nhiều thứ khác, thậm chí là cả những thứ chưa bao giờ được học tại trường, ví dụ hệ thống tăng áp thang thoát hiểm, hút khói tầng hầm, kiểm soát khói cho siêu thị....
 
Ðề: Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

Trong việc tính tải lạnh, các phần mềm như Tracer 700 của Trane, HAP 4.1 của Carrier đều có thể dùng và thư viện thời tiết tại các vùng đều có thể đưa vào phần mềm. Ngoài 2 hãng trên, McQuay nay là Daikin cũng có phần mềm loại này. Về đặc điểm để tính toán các phần mềm này, các bạn học nhiệt cũng cần chú ý là:
- điều kiện thời thiết tại vùng tính tải
- vật liệu xây dựng dùng cho từng phòng của công trình (phải nhập càng chính xác càng tốt)
- nhiệt xâm nhập vào phòng như bức xạ mặt trời, nhiệt thải của người, phát nhiệt của thiết bị điện.
Nói chung nếu càng nhiều yếu tố được đề cập, tính toán càng chính xác. Tuy nhiên cần phải hiệu chỉnh hệ số thì công trình bạn tính bằng các phần mềm mới có kết quả tốt, nếu không bạn sẽ nhận một con số thường lớn hơn rất nhiều so với thực tế sử dụng (đây có thể xem là tác dụng của việc chọn hệ số an toàn quá lớn - nên thiếu thực tế).
 
Ðề: Kinh nghiệm thiết kế điều hòa không khí

Nói chung chú phải đi thi công đi còn nếu muốn ngồi bàn giấy thì không nên theo kỹ thuật.
 
Back
Bên trên