Thảo luận Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

bee.hvac

Thành Viên [LV 2]
Mùa thi đã đến, nếu có bạn sinh viên nào cần hiểu rỏ về DHKK xin đăng câu hỏi lên để mọi người tham gia trả lời.
 
Ðề: Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

Cho em hỏi khi tính trở lực đường ống gió. TRở lực cục bộ tại các co cút, rẻ nhánh của ống gió mình tính làm sao ạ. Em mở sách ra tra mà vẫn thấy không được chính xác lắm. MOng anh chỉ rõ?
- TROng hệ thống bơm tháp giải nhiệt, cột áp cao độ tính tính sao vậy a?
 
Ðề: Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

- CHO em hỏi ống gió hình chữ nhật, và ống rẻ nhánh cũng hình chữ nhật, và ống nhánh kết nối với ống gió mềm tròn đi đến miệng thổi. VẬy cho em hỏi ngay chỗ ống nhánh hình chữ nhật làm sao kết nối được với ống gió mềm tròn ạ., ở đó có thiết bị gì và tính trở lực cục bộ tại đó ra sao?
MOng bác hướng dẫn
 
Ðề: Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

- CHO em hỏi ống gió hình chữ nhật, và ống rẻ nhánh cũng hình chữ nhật, và ống nhánh kết nối với ống gió mềm tròn đi đến miệng thổi. VẬy cho em hỏi ngay chỗ ống nhánh hình chữ nhật làm sao kết nối được với ống gió mềm tròn ạ., ở đó có thiết bị gì và tính trở lực cục bộ tại đó ra sao?
MOng bác hướng dẫn

Ở tại vị trí này có bộ chuyển đổi từ chữ nhật ra hình tròn bằng với đường kính ống mềm.
Em có thể xem thêm tiêu chuẩn chế tạo ống gió DW142 có trên diễn đàn để hiểu rỏ hơn.
Và cách tính trở lực tại đây có rất nhiều tài liệu hướng dẫn, cách mà anh hay áp dụng là tra hệ số Kv cho dạng này (nhớ tính áp suất động ở đầu ra của gió, không lấy đầu vào)
 
Ðề: Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

Cho em hỏi khi tính trở lực đường ống gió. TRở lực cục bộ tại các co cút, rẻ nhánh của ống gió mình tính làm sao ạ. Em mở sách ra tra mà vẫn thấy không được chính xác lắm. MOng anh chỉ rõ?
- TROng hệ thống bơm tháp giải nhiệt, cột áp cao độ tính tính sao vậy a?

1. Co cút thì tính theo hướng dẫn như trên.

2. Về cột áp bơm bên tháp, ngoài các trở lực sau:
- Qua dàn Condenser.
- Qua đường ống dẫn.
- Qua co cút.
- Qua van
- Cao độ của đường nước hở (tính từ mặt nước thoáng của tháp đến đầu phun rãi bề mặt) thông thường từ 1m đến 2m theo từng hãng chế tạo tháp (em xem cataloge của hãng để có thông số chính xác hơn)
 
Ðề: Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

Cám ơn anh nhiều!
CHo em hỏi thêm thế nào là đường ống chính, đường ống nhánh ( của gió và nước luôn )
Và cái co 90 để bẻ ống đường kính 200 sang ống 150; khi tính trở lực cục bộ mình tra theo đường kính nào vậy anh
 
Ðề: Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

I. Trục ống xuất phát từ bơm đi gọi là ống chính.
Nhưng khi đến thiết bị thì phải xem lại:
1. Đi cấp dạng hình tia
2. Đi cấp dạng hình xương cá.
Nếu là hình tia thì không phân biệt chính và phụ. (thực tế ít có dạng này, lợi: dễ cân bằng, hại: tốn chi phí đầu tu)
Dạng hình xương cá thì trục xương sống gọi là ống chính, các xương rẽ nhánh gọi là nhánh.
II. Ống 200 - 150
ở đây có 2 dạng trở lực:
1. Trở lực do co 200 sinh ra (lấy tốc độ ở đường kính 200, với lưu lượng giảm còn 150)
2. Trở lực do bộ giảm từ 200 xuống 150 phải lấy tốc độ nước đầu ra.
 
Ðề: Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

I. Trục ống xuất phát từ bơm đi gọi là ống chính.
Nhưng khi đến thiết bị thì phải xem lại:
1. Đi cấp dạng hình tia
2. Đi cấp dạng hình xương cá.
Nếu là hình tia thì không phân biệt chính và phụ. (thực tế ít có dạng này, lợi: dễ cân bằng, hại: tốn chi phí đầu tu)
Dạng hình xương cá thì trục xương sống gọi là ống chính, các xương rẽ nhánh gọi là nhánh.
II. Ống 200 - 150
ở đây có 2 dạng trở lực:
1. Trở lực do co 200 sinh ra (lấy tốc độ ở đường kính 200, với lưu lượng giảm còn 150)
2. Trở lực do bộ giảm từ 200 xuống 150 phải lấy tốc độ nước đầu ra.

CHứ không phải mình tính G nước giải nhiệt thì đó là lưu lươg của toàn bộ vòng tuần tuần hoàn hã a. MÌnh có lưu lượng rồi, em chỉ thắc mắc là mình lấy đường kính nào để tra ra chiều dài tương đương và tổn thất ma sát Pa/m. Vậy đuông không anh. MOng a hướng dẫn
 
Ðề: Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

Xác định kích thước ống nước thường dùng 2 phương pháp:
1. Phương pháp xác định tốc độ nước đi trong ống (<4 m/s).
- Từ lưu lượng nước m3/s => m3/s chia cho m/s = m2 tiết diện ống => đường kích m2= pi x d^2/4 => d
2. Phương pháp ma sát đồng đều (thường chọn 600Pa/m), tra giản đồ (có thể xem trong sách DHKK của TS. Lê Chí Hiệp. => đường kính ống. (giản đồ này vẽ theo phương trình Bernuli)

Nếu như em dùng phương pháp 1, thì với lưu lượng và đường kính đã có em có thể tra trên giản đồ bằng cách kẽ đường thẳng qua trục l/s và đường vuông góc với trục Pa, giao điểm này xác định được trở lực ma sát Pa/m.

Từ Pa/m xác định trên, với co 90 em tra theo bảng xác định được chiều dài tương đương của 1 co là bao nhiêu = m x Pa/m = Pa (đó chính là trở lực tại vị trí này), tương tự em có thể xác định được trở lực của bộ giảm từ 200 - 150.
 
Ðề: Những kiến thức căn bản của Điều Hòa Không khí

Nếu như em dùng phương pháp 1, thì với lưu lượng và đường kính đã có em có thể tra trên giản đồ bằng cách kẽ đường thẳng qua trục l/s và đường vuông góc với trục Pa, giao điểm này xác định được trở lực ma sát Pa/m.

Từ Pa/m xác định trên, với co 90 em tra theo bảng xác định được chiều dài tương đương của 1 co là bao nhiêu = m x Pa/m = Pa (đó chính là trở lực tại vị trí này), tương tự em có thể xác định được trở lực của bộ giảm từ 200 - 150.

Dạ, cám ơn a, mấy cái này em biết rồi,em muốn hỏi là cái chiều dài tương đương của cái co 90 tại vị trí đó, mình lấy đường kính là 200 hay 150 để tra ( trong bảng chiều dài tương đương: từ đường kính + thiết bị => chiều dài tđ mà )
 
Back
Bên trên