TẨY SẠCH CÁU CẶN - RONG TẢO TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA CHILE VÀ MÁY CÔNG NGHỆ - GIẢI NHIỆT BẰNG NƯỚC

Lemay

Thành Viên [LV 1]
Làm sạch cáu cặn, rong tảo trong hệ thống giải nhiệt bằng nước tuần hoàn hở (Thiết bị trao đổi nhiệt, tháp giải nhiệt và hệ thống van, đường ống) - hệ thống điều hòa Chile, máy công nghệ, chức năng:

- Loại bỏ cặn đã bám trong hệ thống.

- Chống tái tạo lại cặn.

- Diệt rêu, tảo trên tháp và trong nước tuần hoàn.

- Không phải xả bỏ nước (khi chưa dung hóa chất)

- Không cần xử lý nước đầu vào.

- Không cần sử dụng hóa chất (ảnh hưởng tới tuổi thọ thiết bị).

- Không còn phải dừng hệ thống để bảo trì định kỳ.

- Tiết kiệm nhân công vận hành.

- Không lo lắng đến kỳ bảo trì chưa, không lo lắng hệ thống cặn bám thế nào rồi.
- Tiết kiệm điện

- Tăng tuổi thọ thiết bị trao đổi nhiệt.
1. link catalog

http://www.mee-vietnam.com/Water Treatment.pdf

2 Thông tin tham khảo thêm, em gửi anh link video dự án: https://www.youtube.com/channel/UClp711bken8vekEJvRjXuog

Bên em sẽ tư vấn trực tiếp và cử cán bộ kỹ thuật đến nơi để khảo sát và thuyết trình, tư vấn với chủ đầu tư, nếu xác định được với chi phí đầu tư phù hợp, bên em sẽ có thể đặt thiết bị trước chạy thử khoảng 30-45 ngày, đảm bảo chứng minh sự hoàn hảo của thiết bị.

Liên hệ: 0988 35 7768

Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác của anh!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trong các thiết bị trao đổi nhiệt của hệ thống làm mát có nhiệt độ cao, do đó tăng cường sự thoát CO2tạo ra CaCO3, MgCO3, Fe2CO3... gây nên cặn, rỉ cho hệ thống trao đổi nhiệt. Đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho rêu, tảo mọc trên tháp giải nhiệt và bể chứa nước công nghiệp.

Các chất CaCO3, MgCO3, Al(OH)3, Fe2O3... Khi nồng độ các chất này đạt đến quá bão hòa nó sẽ lắng trong hệ thống, trải qua thời gian lớp này dày lên và hình thành cặn bám. CO2 sinh ra kết hợp với nước tạo thành axit H2CO3 ăn mòn đường ống và các bộ phận có hơi nước ngưng đọng


Descaler System sử dụng công nghệ tiên tiến tạo ra siêu tân số, siêu âm cực có hiệu quả cao trong việc làm sạch cặn. Sau hàng loạt quá trình phản ứng Descaler System tạo ra ion H*, các ion H*phản ứng với cặn bám trong đường ống giải phóng ra các ion kim loại Ca2+, Mg2+ và được thu hồi về điện cực
 
Hiện nay trong các ngành công nghiệp có sử dụng hệ thống giải nhiệt bằng nước làm mát toàn hoàn hở như: Các hệ thống điều hoà trung tâm, hệ thống làm mát máy công nghệ (Ép nhựa, ổn định nhiệt độ dầu máy …) việc xử lý cặn bám là rất khó khăn với các phương pháp xử lí thụ động hiện nay như: Lọc cation, hoá chất,…. Với các phương pháp thụ động này (phương pháp truyền thống) còn các tồn tại sau:

- Tăng nhập siêu.

- Tác động xấu tới môi trường do phải thải hoá chất sau khi thau rửa hệ thống.

- Giảm tuổi thọ hệ thống.

- Giảm chất lượng sản phẩm đầu ra do nhiệt độ làm mát thay đổi, không ổn định khi chưa được thau rửa kịp thời.

- Tăng chi phí vận hành hệ thống.

- Khi đường ống, cánh tản nhiệt hay các hệ thống trao đổi nhiệt bị dính cáu cặn thì hiệu suất trao đổi nhiệt kém gây tổn thất điện năng.

- Hệ thống làm mát, hệ thống trao đổi nhiệt bị bào mòn sau những lần thau rửa.
 
Thiết bị tạo ra thay thế được các phương pháp xử lý cáu cặn truyền thống đang được áp dụng.

-Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo thiết bị chống, loại bỏ và thu hồi cáu cặn trong các hệ thống giải nhiệt bằng nước tuần hoàn hở dùng phương pháp điện phân sóng cao tần.
 
a. Làm mềm bằng trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước khỏi các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg... Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị và đạt được mức độ làm sạch cao, thông dụng, tương đối tiết kiệm và đơn giản.

Trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc nhau, các chất này gọi là ionit, chúng hoàn toàn không tan trong nước. Năng lượng đẩy một số ion ra khỏi các cation axit được sắp xếp theo dãy:

Mg2+ < Ca2+ <Ni2+ < Co2+ <Cu2+

Để làm mềm nước bằng trao đổi ion người ta sử dụng các hạt nhựa làm mềm (Màu nâu hổ phách có đường kính khoảng 0,6 – 1,5 mm được làm từ nhựa trao đổi cation acid mạnh dạng natri). Hạt nhựa này có khả năng chuyển đổi độ cứng (Muối canxi, magie) thành các hợp chất của natri hòa tan rất nhiều trong nước. Hạt cationit giữ ion độ cứng và giải phóng ion natri có nghĩa là canxi bicacbonat chuyển thành natri bicacbonat, magie clorua chuyển thành natri clorua. Tất cả các thành phần khác không thay đổi.

Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm loại bỏ tương đối triệt để độ cứng của nước, tuy nhiên chỉ phù hợp với hệ thống cần xử lý lượng nước nhỏ.

Nhược điểm: Với hệ thống lớn, chi phí tốn kém, phải dừng hệ thống theo định kỳ hoàn nguyên nhựa trao đổi ion.
 
Các quá trình tách bằng màng

Các kỹ thuật như điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc và các quá trình tương tự khác đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước. Màng được định nghĩa là một pha đóng vai trò ngăn cách giữa các pha với nhau. Đó có thể là rắn hoặc một gel trương nở do dung môi hoặc thậm chí cả một chất lỏng. Việc ứng màng để tách các chất, phụ thuộc vào độ thấm qua của các hợp chất đó qua màng.

Ưu điểm: Đơn giản, rẻ tiền và dễ vận hành

Nhược điểm: Phương pháp này bị phát sinh hiện tượng phân cực nồng độ do sự tăng nồng độ ở bề mặt màng. Điều này dẫn đến giảm nằng suất, giảm mức độ phân tách các cấu tử, giảm tuổi thọ màng. Tiến hành quá trình ở áp suất cao cần có bộ phận làm kín đặc biệt
 
- Loại bỏ cặn đã bám trong hệ thống.

- Thu hồi cặn vào giỏ và đưa ra ngoài.

- Chống tái tạo lại cặn.

- Diệt rêu, tảo trên tháp và trong nước tuần hoàn.

Khi đã sử dụng thiết bị Descaler system:

- Không phải xả bỏ nước (khi chưa dung hóa chất)

- Không cần xử lý nước đầu vào.

- Không cần xử dụng hóa chất (ảnh hưởng tới tuổi thọ thiết bị).

- Không còn phải dừng hệ thống để bảo trì định kỳ.

- Tiết kiệm nhân công vận hành.

- Không lo lắng đến kỳ bảo trì chưa, không lo lắng hệ thống cặn bám thế nào rồi.

- Tiết kiệm năng lượng vận hành.

- Tăng tuổi thọ thiết bị trao đổi nhiệt.
 
Back
Bên trên