Cần giúp Thắc mắc về các relay sự cố elr, efr

justinbo123

Thành Viên [LV 1]
Tôi có một thắc mắc nho nhỏ về các Relay ELR, EFP ( hay dùng trong các tủ điện nguồn) như sau: Tôi thấy về nguyên lý hoạt động của 2 loại relay chống giật ELR (earth leakage relay) và chạm đất EFR ( earth fault relay) đều giống nhau là đo và phát ra tín hiệu dòng điện sự cố ( rò ( leakage) hay chạm ( fault ) bằng cách so sánh với trị số ngưỡng đà cài đặt ( set value) để kích hoạt relay tác động.
Điều kiện khác biệt nếu có chỉ là vị trí số giá trị của dòng điện sự cố mà thôi: dòng chạm thường lơn hơn rất nhiều nhưng 2 relay này lại dùng 2 loại sơ đồ đấu nối khác nhau? Loại dòng rò thường dùng sơ đồ kèm với ZCT để lấy tổng ( bằng dòng từ hoá ) của các dòng điện pha với dòng trung tính rồi mới đưa tín hiệu vào relay. Còn loại dòng chạm đất thường dùng với sơ dồ 3 PCT bảo vệ 3 pha với NCT cho dòng trung tính riêng để lấy tổng vector ( các dòng điện) ở bên ngoài rồi mới đưa tín hiệu vào relay để xử lý sau.
Như vậy thì cơ sở nào để có sự chọn lựa sơ đồ nguyên lý đặc thù cho từng loại relay ELR, EFR như trên? Hay nói cách khác là ta có thể hoán đổi sơ đồ đấu nối của 2 loại relay cho nhau có được hay không?
Mong các anh chị giải đáp lý giải dùm. Xin cám ơn
 
Ðề: Thắc mắc về các relay sự cố elr, efr

Tôi có một thắc mắc nho nhỏ về các Relay ELR, EFP ( hay dùng trong các tủ điện nguồn) như sau: Tôi thấy về nguyên lý hoạt động của 2 loại relay chống giật ELR (earth leakage relay) và chạm đất EFR ( earth fault relay) đều giống nhau là đo và phát ra tín hiệu dòng điện sự cố ( rò ( leakage) hay chạm ( fault ) bằng cách so sánh với trị số ngưỡng đà cài đặt ( set value) để kích hoạt relay tác động.
Điều kiện khác biệt nếu có chỉ là vị trí số giá trị của dòng điện sự cố mà thôi: dòng chạm thường lơn hơn rất nhiều nhưng 2 relay này lại dùng 2 loại sơ đồ đấu nối khác nhau? Loại dòng rò thường dùng sơ đồ kèm với ZCT để lấy tổng ( bằng dòng từ hoá ) của các dòng điện pha với dòng trung tính rồi mới đưa tín hiệu vào relay. Còn loại dòng chạm đất thường dùng với sơ dồ 3 PCT bảo vệ 3 pha với NCT cho dòng trung tính riêng để lấy tổng vector ( các dòng điện) ở bên ngoài rồi mới đưa tín hiệu vào relay để xử lý sau.
Như vậy thì cơ sở nào để có sự chọn lựa sơ đồ nguyên lý đặc thù cho từng loại relay ELR, EFR như trên? Hay nói cách khác là ta có thể hoán đổi sơ đồ đấu nối của 2 loại relay cho nhau có được hay không?
Mong các anh chị giải đáp lý giải dùm. Xin cám ơn

Nếu bạn đã nhìn thấy ZCT, và PCT rồi thì bạn sẽ không hỏi câu hỏi này! Chịu khó tìm tải liệu về ZCT, PCT đọc và sẽ ngộ ra thôi! Cái này rất nhiều diễn đàn và cũng rất nhiều tài liệu đã đề cập rồi!!!
 
Chốt 1 câu duy nhất : Dòng =< 200A dùng ELR + ZCT
Dòng > 200A dùng EF + 3 PCT

Regards,
Thực ra không hẳn như bạn chốt hạ đâu. Dùng ELR + ZCT đến mức dòng nào là phụ thuộc vào ZCT chế tạo. Theo mình được biết thì ZCT lớn nhất hiện giờ có đường kính trong lên đến D200 và do đó ta có thể nhét đến 4 sợi 400mm2 qua ZCT này. Với mức sợi 400mm2 thì dòng điện lớn nhất có thể dùng ELR + ZCT có thể đạt đến 800A. Tuy nhiên, ở các thiết kế của công ty thiết kế Việt Nam, không ai dám dùng đến mức đó!
 
Back
Bên trên