Tìm hiểu chi tiết về Tổng Thầu EPC

ktvietnam2013

Thành Viên [LV 0]
Tổng quan về EPC

Gần đây, trên một số diễn đàn có đăng tải nhiều bài báo về đấu thầu gói thầu EPC, trong đó có đề cập đến một số nội dung thuộc về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu EPC. Bên cạnh ý kiến tâm huyết và hiểu biết sâu về đấu thầu của các chuyên gia thì vẫn còn một số cá nhân đưa ra các nhận định chưa thực sự đúng và trúng về quy trình lựa chọn nhà thầu.
Nhằm cung cấp cho đông đảo bạn đọc cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về đấu thầu gói thầu EPC, tôi trân trọng giới thiệu đến các bạn về tổng thầu EPC của những người làm công tác quản lý đấu thầu trong chuyên mục góc nhìn EPC .

Trong chùm bài trao đổi về EPC của những người làm công tác quản lý đấu thầu tôi sẽ cung cấp tới bạn những bài viết với các chủ đề: tổng quan về EPC, quy trình xét thầu gói thầu EPC, điều kiện trúng thầu gói thầu EPC, sử dụng lao động nước ngoài, quản lý hợp đồng của chủ đầu tư và một số vấn đề liên quan khác. Bài "Tổng quan về EPC" gồm 3 nội dung chính: khái niệm về EPC, bàn luận xung quanh vấn đề lợi thế và bất lợi của EPC và việc áp dụng EPC nhằm đưa ra cách hiểu chính xác về EPC trước khi đi vào những vấn đề cụ thể ở những bài viết sau:

Khái niệm EPC

EPC là một hình thức quản lý mới trong triển khai dự án đầu tư xây dựng công rình EPC là các chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Engineering -Procurement of Goods - Construction. Khái niệm này được hiểu là trong cùng một gói thầu, một hợp đồng, nhà thầu được giao thực hiện cả ba nội dung công việc: tư vấn (ví dụ: khảo sát, thiết kế, giám sát). mua sắm hàng hóa mà cụ thể là vật tư, thiết bị cho dự án và thi công xây lắp công trình EPC là một hình thức cụ thể của cách tiếp cận: giao cho cùng một nhà thầu vừa thiết kế vừa thi công xây lắp (Design Build - DB). khác với cách tiếp cận truyền thống thiết kế xong mới chọn nhà thầu thi công.

Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể EPC bao hàm các phạm vi công việc khác nhau, có thể là việc thực hiện các dự án, cũng có thể là thực hiện một gói thầu / hạng mục công trình thuộc dự án. Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) soạn thảo Điều kiện Hợp đồng mẫu cho dự án EPC, như vậy là EPC áp dụng theo dự án. Tại Trung Quốc, công việc của nhà thầu EPC bắt đầu ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án và chỉ kết thúc ở giai đoạn sau xây dựng, đưa công trình vào vận hành.

Ở nước ta, EPC có thể triển khai ở phạm vi gói thầu thực hiện một công trình của dự án như tại Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 (Tổ máy số 1), cũng có thể ở phạm vi cả dự án như tại Nhà máy Thủy điện Na Hang, Tuyên Quang. Khi đưa EPC vào áp dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, các nhà quản lý lựa chọn cách sử dụng nguyên gốc tiếng Anh và chỉ giải thích bằng tiếng Việt. Điều này một phần nhằm đảm bảo tính hội nhập trong công tác quản lý kinh tế, tuy nhiên phần nào dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất. Theo khoản 21 Điều 4 Luật Đấu thầu, gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế. cung cấp thiết bị. vật tư và xây lắp.
Nghị định 48/2010/NĐ -CP ngày 7/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (điểm g khoản 1 Điều 31) quy định: Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Hợp đồng EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình, hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư. Nghị định cũng phân biệt hợp đồng EPC với hợp đồng chìa khóa trao tay với khái niệm: Hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các cộng việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối với gói thầu EPC, chỉ có một nhà thầu chịu trách nhiệm về các nội dung. tư vấn, mua sắm thiết bị, vật tư và xây lắp. Nhà thầu EPC kết thúc công việc khi đã đào tạo chuyển giao công nghệ. vận hành chạy thử và công trình được chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài các công việc của nhà thầu EPC, tổng thầu chìa khóa trao tay còn phải thực hiện công tác lập dự án đầu tư cùng chủ đầu tư tham gia bảo vệ dự án trước người quyết định đầu tư.

Như vậy, theo các quy định trên thì khái niệm EPC và chìa khóa trao tay ở Việt Nam không hoàn toàn trùng khớp như cách hiểu của một vài diễn giả từng tham gia tranh luận về vấn đề EPC. EPC có sự khác biệt cơ bản so với cách triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình thông thường. Trong cách làm thông thường, chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện hoặc lựa chọn nhiều nhà thầu khác nhau, với điều kiện có đủ năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện các khâu khác nhau trong một dự án: ví dụ nhà thầu tư vấn A được lựa chọn thực hiện nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhà thầu tư vấn B lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, nhà thầu xây lắp C thực hiện gói thầu xây lắp chính của dự án và nhà thầu cung cấp D cung cấp toàn bộ thiết bị của dự án. Nói cách khác, các khâu theo từng chuyên môn được tách bạch rõ ràng: công việc tư vấn .do nhà thầu tư vấn đảm nhận. công việc xây lắp do nhà thầu thi công đảm nhận, hàng hóa và thiết bị của công trình do nhà thầu cung cấp đảm nhận. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu phải có thiết kế được duyệt rồi mới tính đến chuyện đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa và nhà thầu xây lắp.

Bài viết dài gồm 4 phần, nên hiện mình mới post được một phần!
Do vậy để các bạn có thể tìm hiểu chi tiết và đầy đủ xin mời vào website mình:www.hanhoanhiet.com.vn (mục tài liệu)
 
Back
Bên trên