Viêm túi mật (sỏi mật) ở trẻ em là gì?

hoahoadav

Thành Viên [LV 0]
Viêm túi mật (sỏi mật) ở trẻ em là bệnh lý hiếm gặp, nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, thường gặp nhất ở trẻ từ 10 – 15 tuổi. Bệnh có thể để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Nguyên nhân hình thành sỏi mật ở trẻ em?

Sỏi ở trẻ chủ yếu là sỏi sắc tố, rất ít khi là sỏi cholesterol. Không có một nguyên nhân chắc chắn nào làm phát sinh sỏi ở trẻ, nhưng thông thường các bác sỹ cho rằng nó liên quan đến hai lý do sau:

- Nhiễm ký sinh trùng: Đặc biệt là giun đũa. Khi môi trường dịch tiêu hóa bị rối loạn hoặc giun đũa phát triển quá nhiều di chuyển lạc lên đường dẫn mật. Chúng ký sinh, đẻ trứng sau đó chết đi. Trứng và xác giun tạo điều kiện cho các thành phần sắc tố mật và canxi trong dịch mật bám vào, về lâu dài hình thành viêm túi mật ở trẻ.

- Mắc bệnh thiếu máu tán huyết bẩm sinh: Nếu trẻ bị căn bệnh này, lượng bilirubin tự do – sản phẩm tạo ra khi hồng cầu bị phá hủy tăng cao trong dịch mật kết tụ lại với nhau tạo thành sỏi bilirubin (sỏi sắc tố).

Mặt khác, nếu trẻ có một hoặc nhiều hơn các yếu tố sau đây, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc viem tui mat hơn những đứa trẻ khác:

- Trẻ thừa cân, béo phì

- Tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ hoặc anh chị ruột từng bị sỏi mật

- Sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh nhóm ceftriaxone.

- Trẻ bị viêm đường mật hoặc có dị tật đường mật (u nang ống mật chủ, teo xơ đường mật…)

Sỏi mật phát triển đôi khi không để lại triệu chứng, nếu có nó thường sẽ khởi phát đột ngột với cơn đau bụng vùng hạ sườn phải, nhưng cũng có thể xuất hiện ở giữa hoặc và lan ra tận sau lưng. Cơn đau có thể kéo dài từ 30 phút đến vài giờ nhất là sau bữa ăn, nếu đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đau tăng lên. Tuy nhiên rất khó để một đứa trẻ có thể miêu tả chính xác cơn đau xuất hiện ở vị trí nào. Vì vậy khi thấy trẻ hay quấy khóc, ăn uống khó tiêu, thường xuyên kêu đau nhiều ở bụng tốt nhất bạn nên đưa con đi khám để kiểm tra chính xác.

Ngoài ra, ở một số trẻ còn có thể xuất hiện các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, buồn nôn, nôn, sốt hoặc phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu… Đó là những triệu chứng xuất hiện trong trường hợp sỏi làm tắc nghẽn ống dẫn mật.
 
Back
Bên trên