Xin hỏi liên động 5 ACB

lilama45_1

Thành Viên [LV 0]
Xin hỏi muốn liên động 5 ACB thì làm thế nào nhỉ, tui xem catalogue thì chỉ có liên động 3 ACB.
 

Đính kèm

  • So do 5 ACB.pdf
    12 KB · Xem: 498
Ðề: Xin hỏi liên động 5 ACB

Xin hỏi muốn liên động 5 ACB thì làm thế nào nhỉ, tui xem catalogue thì chỉ có liên động 3 ACB.

Vấn đề bạn hỏi theo tôi bạn đã có câu trả lời rồi. Các liên kết cơ thực sự chỉ có ở 2 MCCB, 2 ACB, 3 ACB. Ở đây xin phân tích loại 2 ACB và 3 ACB.
- Loại 2 ACB thường dùng cho 2 nguồn thay thế cho nhau nhưng không hoạt động cùng lúc ví dụ nguồn lưới và nguồn máy phát. Vì thế loại 2 ACB đôi khi còn gọi là loại ATS 2 ACB nữa. Cấu tạo ACB của các hãng là 2 chốt an toàn. Các chốt này được điều chỉnh kéo ra bởi thanh liên kết hay dây bounden. Với liên kết 2 ACB thì 2 chốt an toàn của các ACB được nối với nhau bằng 2 dây bounden. Khi 1 ACB đóng thì 2 chốt an toàn của ACB kia bị khóa nên bạn sẽ không bao giờ đóng được ACB kia dù là nhấn nút ON tại chỗ hay kích khiển từ xa. Để đóng được ACB mà bạn muốn thì ACB kia phải ở vị trí OFF. Bảng sự thật sau cho ta cách khiển 2 ACB mong muốn:
ACB1 ACB2
0 0
1 0
0 1
- Loại 3 ACB thường dùng cho dạng cầu nối trong đó 2 ACB nối nguồn và ACB thứ 2 gọi là ACB cầu nối coopler. Tính chất này cho phép dùng 2 nguồn lưới hay 2 nguồn máy phát khác nhau cho toàn bộ tải hay 1 phần tải. Các chốt an toàn của 3 ACB này sẽ nối nhau theo dạng như hình tam giác. Bảng sự thật sau cho ta cách hoạt động của các ACB là
ACB1 ACB2 ACB3 (cầu coopler)
0 0 0 (tắt nguồn cấp)
1 1 0 (2 nguồn cấp 2 tải)
0 1 1 (nguồn thứ 2 cấp 2 tải)
1 0 1 (nguồn thứ 1 cấp 2 tải)
0 0 1
1 0 0
0 1 0
3 trạng thái sau ít dùng nên không nêu tác dụng.
Về sơ đồ bạn gởi thì Q1, Q2, Q5 có thể xem là cầu coupler rồi. Q3 nếu muốn cấp nguồn thì rõ ràng phải làm thêm 1 ATS vối một Q3' nào đó. Tương tự là Q4 sẽ là Q4'. Khi đó việc điều khiển đóng ngắt mới chặt chẽ được. Theo tôi mạch của bạn được thiết kế bởi một người không hiểu về thiết bị đóng ngắt. Ngoài ra vì thực tế công trình cũng không giống nhau nên không thể tư vấn cho bạn hợp lý hơn. Nếu có thể, bạn cung cấp cho tôi công suất máy phát và trạm biến áp thì tôi mới có thể nói mạch chính xác hơn, kinh tế hơn. Đây là bài toán kỹ thuật và kinh tế nên khi xử lý, nhiều người sẽ chọn những giải pháp khác nhau phù hợp với các thiết bị đóng ngắt hiện có.
 
Ðề: Xin hỏi liên động 5 ACB

Cám ơn bạn lilama445_1 đã gởi sơ đồ điện của công trình.
Như mình nói với bạn liên kết cơ của ACB chỉ có thể nối 2 ACB hay 3 ACB với nhau thôi. Tuy nhiên, về liên kết khiển lập trình thì cách nối như trên không có gì sai cả. Và do đó, quan điểm thiết kế sẽ là quan trọng nhất.
Quan điểm đầu tiên mà mình đề cập đến là sự phù hợp giữa liên kết cơ và liên kết điện. Quan điểm này, người châu Âu tuân thủ rất chặt chẽ. Như bạn cũng biết là liên kết điện bạn có thể điều khiển đóng mở rất dễ dàng, tuy nhiên trường hợp hệ thống điều khiển bị hỏng, buộc lòng phải vận hành bằng tay thì liên kết cơ sẽ giúp cho người vận hành không thể mắc sai lầm dù cố ý. Liên kết mà tôi đề cập sự phù hợp giữa liên kết cơ và liên kết điện thường được gọi là M/E interlooking (liên kết cơ điện). Với liên kết này, sai lầm vận hành là không thể xảy ra và tất nhiên sự chặt chẽ của người châu Âu là sự an toàn của lưới điện. Tuy nhiên đi kèm theo đó sẽ là giá thành tăng, và không gian thiết bị phải lớn. Ý tôi là với mạch điện bạn gởi thì cần 7 ACB khác nhau. 3 ACB 52S11, 52S21, 52SB1 tạo nên một liên kết kiểu cầu thường gặp. Các ACB 52GC1 và 52GC2 phài liên kết thêm với 52GC1' và 52GC2' nào đó. Khi đó, ở cấp thấp hơn, các tải ưu tiên dùng máy phát và các tải không ưu tiên máy phát sẽ phải tách bạch ra hoàn toàn để tránh quá tải.
Quan điểm sau là quan điểm tiết kiện. Quan điểm này xuất phát từ các nước phương đông như Nhật bản, Trung quốc, Hồng Kông,... Quan điểm này được tối giản bằng việc dùng các thiết bị điện tử để điều khiển việc đóng cắt các máy cắt cũng như xa thải các phụ tải không cần thiết khi lưới mất. Với quan điểm này thì liên kết điện là cần thiết. Liên kết cơ chỉ đóng vai trò an toàn. Chế độ vận hành bằng tay phải hết sức chặt chẽ. Với liên kết điện, sơ đồ 5 ACB nói trên là hoàn toàn điều khiển được và không cần liên kết cơ giữa các ACB 52GC1 và 52GC2 với các ACB lưới tương ứng. Liên kết của các ACB lưới cầu có thể dùng cũng được và cũng có thể không dùng cũng được.
Nói chung về quan điểm thiết kế họ chỉ sai nếu dùng từ M/E Interlocking thôi. Nếu họ dùng chữ I.L (interlocking) thì điều đó không sai. Tuy nhiên khi viết giải trình, họ sẽ phải nêu quy trình khiển cũng như là quy trình đóng ngắt bằng tay phù hợp.
Vài ý kiến đóng góp cùng bạn!
 
Ðề: Xin hỏi liên động 5 ACB

Cám ơn bạn, bạn có thể nói rõ hơn về vấn đề liên động điện không? (thiết bị, lập trình ra sao, đấu nối thế nào?...)
 
Ðề: Xin hỏi liên động 5 ACB



Vấn đề bạn hỏi theo tôi bạn đã có câu trả lời rồi. Các liên kết cơ thực sự chỉ có ở 2 MCCB, 2 ACB, 3 ACB. Ở đây xin phân tích loại 2 ACB và 3 ACB.
- Loại 2 ACB thường dùng cho 2 nguồn thay thế cho nhau nhưng không hoạt động cùng lúc ví dụ nguồn lưới và nguồn máy phát. Vì thế loại 2 ACB đôi khi còn gọi là loại ATS 2 ACB nữa. Cấu tạo ACB của các hãng là 2 chốt an toàn. Các chốt này được điều chỉnh kéo ra bởi thanh liên kết hay dây bounden. Với liên kết 2 ACB thì 2 chốt an toàn của các ACB được nối với nhau bằng 2 dây bounden. Khi 1 ACB đóng thì 2 chốt an toàn của ACB kia bị khóa nên bạn sẽ không bao giờ đóng được ACB kia dù là nhấn nút ON tại chỗ hay kích khiển từ xa. Để đóng được ACB mà bạn muốn thì ACB kia phải ở vị trí OFF. Bảng sự thật sau cho ta cách khiển 2 ACB mong muốn:
ACB1 ACB2
0 0
1 0
0 1
- Loại 3 ACB thường dùng cho dạng cầu nối trong đó 2 ACB nối nguồn và ACB thứ 2 gọi là ACB cầu nối coopler. Tính chất này cho phép dùng 2 nguồn lưới hay 2 nguồn máy phát khác nhau cho toàn bộ tải hay 1 phần tải. Các chốt an toàn của 3 ACB này sẽ nối nhau theo dạng như hình tam giác. Bảng sự thật sau cho ta cách hoạt động của các ACB là
ACB1 ACB2 ACB3 (cầu coopler)
0 0 0 (tắt nguồn cấp)
1 1 0 (2 nguồn cấp 2 tải)
0 1 1 (nguồn thứ 2 cấp 2 tải)
1 0 1 (nguồn thứ 1 cấp 2 tải)
0 0 1
1 0 0
0 1 0
3 trạng thái sau ít dùng nên không nêu tác dụng.
Về sơ đồ bạn gởi thì Q1, Q2, Q5 có thể xem là cầu coupler rồi. Q3 nếu muốn cấp nguồn thì rõ ràng phải làm thêm 1 ATS vối một Q3' nào đó. Tương tự là Q4 sẽ là Q4'. Khi đó việc điều khiển đóng ngắt mới chặt chẽ được. Theo tôi mạch của bạn được thiết kế bởi một người không hiểu về thiết bị đóng ngắt. Ngoài ra vì thực tế công trình cũng không giống nhau nên không thể tư vấn cho bạn hợp lý hơn. Nếu có thể, bạn cung cấp cho tôi công suất máy phát và trạm biến áp thì tôi mới có thể nói mạch chính xác hơn, kinh tế hơn. Đây là bài toán kỹ thuật và kinh tế nên khi xử lý, nhiều người sẽ chọn những giải pháp khác nhau phù hợp với các thiết bị đóng ngắt hiện có.
Bạn nói vậy sai hoàn toàn.ở sơ đồ 1 sợi chủ thớt nêu có Q1 Q2 Q3 Q4 Q5.trong đó Q1 là Mba 1 Q2 là Mba 2,Q3 là gen 1 Q4 là Gen 2 Q5 là coupler.theo sơ đồ này sẽ có 2 bộ ATS 2 ACB( 2 Q) trạng thái là
Q1 Q3 Q5 Q2 Q4
0 0 0. 0. 0
1. 0. 0. 1. 0
1. 0. 0. 0. 1
1. 0. 1. 0. 0
0. 1. 0. 1. 0
0. 1. 0. 0. 1
0. 1. 1. 0. 0
0. 0. 1. 0. 1
 
Bạn nói vậy sai hoàn toàn.ở sơ đồ 1 sợi chủ thớt nêu có Q1 Q2 Q3 Q4 Q5.trong đó Q1 là Mba 1 Q2 là Mba 2,Q3 là gen 1 Q4 là Gen 2 Q5 là coupler.theo sơ đồ này sẽ có 2 bộ ATS 2 ACB( 2 Q) trạng thái là
Q1 Q3 Q5 Q2 Q4
0 0 0. 0. 0
1. 0. 0. 1. 0
1. 0. 0. 0. 1
1. 0. 1. 0. 0
0. 1. 0. 1. 0
0. 1. 0. 0. 1
0. 1. 1. 0. 0
0. 0. 1. 0. 1
Công trình này xưa rồi và phương án điều khiển mong muốn như mình đã nêu! Còn điều khiển như bạn nói thì lập trình PLC đóng cắt rất đơn giản thôi! Sửa phần mềm lại là xong! Cái chính của mình nói trong chuyện này là 5 ACB này không thể nối liên kết cơ được. Vì thế, độ an toàn sẽ xuống thấp. Còn điều kiện đóng cắt điện thì muốn kiểu gì lập trình kiểu đó thôi bạn ạ!
 
Back
Bên trên