Công Nghiệp Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

alone88

Thành Viên [LV 1]
Chào các bác ! Em lục lọi mãi trên diễn đàn không tìm thấy câu trả lời cho giải đáp của mình như sau :
Em tính ra tải lạnh cho tầng trệt cho công trình gồm 5 phòng khoảng 200 KW . nhưng cái băn khoăn lớn nhất là không biết áp dụng công thức nào để quy đổi Q=200Kw ấy thành lưu lượng gió cấp cho công trình (m3 /s hoặc lit/s cũng được các bác nha ) Các bác giúp em nha !
Thanks các bác nhiều .:D
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Cái này thì còn tuỳ bạn ơi. Từ công suất lạnh bạn chọn được FCU, tuỳ loại FCU: loại casette, âm trần nối ống gió trong đó có loại: loại áp suất tĩnh thấp hay cao, ứng với từng loại đó mỗi nhà sản xuất sẽ có lưu lượng khác nhau. Do vậy bạn phải xem Catalogue của loại nào, hãng nào bạn chọn.
Chúc bạn thành công!
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Chào các bác,
Trong các tài liệu về thiết kế hệ thống điều hoà không khí đều có nêu công thức tính lưu lượng gió cho dàn lạnh.
Ở đây, mình đưa các bác xem thử công thức gần đúng và đơn giản nhất để tính lưu lượng gió như sau:
Q = RSH / (1.23 x Δt)
Trong đó:
Q: lưu lượng gió cần thiết (l/s)
RSH: Nhiệt hiện của phòng (Không bao gồm nhiệt ẩn trong phòng và tải nhiệt gió tươi) (W)
Δt: chênh lệch giữa nhiệt độ không khí trong phòng và nhiệt độ gió cấp (oC)
Việc xác định nhiệt độ gió cấp căn cứ vào nhiều yếu tố như hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng của thiết bị, ... Gần đúng có thể lấy Δt=10(oC)
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Chào các bác,
Trong các tài liệu về thiết kế hệ thống điều hoà không khí đều có nêu công thức tính lưu lượng gió cho dàn lạnh.
Ở đây, mình đưa các bác xem thử công thức gần đúng và đơn giản nhất để tính lưu lượng gió như sau:
Q = RSH / (1.23 x Δt)
Trong đó:
Q: lưu lượng gió cần thiết (l/s)
RSH: Nhiệt hiện của phòng (Không bao gồm nhiệt ẩn trong phòng và tải nhiệt gió tươi) (W)
Δt: chênh lệch giữa nhiệt độ không khí trong phòng và nhiệt độ gió cấp (oC)
Việc xác định nhiệt độ gió cấp căn cứ vào nhiều yếu tố như hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng của thiết bị, ... Gần đúng có thể lấy Δt=10(oC)

cám ơn bác nhiều ! Chính xác chuẩn không cần chỉnh :D
Theo em biết 1.23 này có phải là khối lượng riêng của không khí
đúng không các bác nhỉ .
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Lưu lượng gió cấp = tổng nhiệt hiện của phòng/[1210x(nhiệt độ phòng-nhiệt độ gió cấp)].

Lưu lượng gió cấp đơn vị là m3/s, nhiệt hiện là W, nhiệt độ là độ C.
1210 là nhiệt dung riêng thể tích của không khí, đơn vị là J/m3.K

Lưu ý: tổng nhiệt hiện của phòng chỉ bao gồm các nhiệt hiện sẽ được làm mát bởi lượng gió cấp này thôi. Chẳng hạn gió tươi cấp vào buồng hoà trộn AHU cũng có 2 thành phần nhiệt hiện và ẩn nhưng nó chỉ làm tăng công suất của bản thân ahu thôi nên không tính vào. Nếu gió tươi cấp trực tiếp vào phòng thì mới tính đến
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Các bác mỗi người một ý kiến nhưng theo em công thức nào đơn giản nhất ( quy về m3/s cho nó tiện thì nên dùng để tránh nhầm lấn . Bác Baochungbk cho em hỏi 1210 này mình dùng hệ số 1.2 KJ/m3.k được không bác liệu quy đổi này có ảnh hưởng gì không ?
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Các công thức trên đều xuất phát từ công thức sau:

Q = Cp x d x L x Δt

Trong đó:
Q: Nhiệt lượng trao đổi của không khí (W)
Cp: Nhiệt dung riêng của không khí (J/kg.độ)
d: Khối lượng riêng không khí (kg/m3)
L: Lưu lượng gió (m3/s)
Δt: chênh lệch nhiệt độ (oC, oK)

Suy ra lưu lượng gió:
L = Q / (Cp x d x Δt)

*Theo Handbook của Úc:
Tại 21oC, ở mực nước biển:
Cp= 1.025 KJ/kg.độ = 1025 J/kg.độ
d = 1.2 kg/m3
Từ đó:
L = Q / (1230 x Δt), (m3/s)
Hoặc:
L = Q / (1.23 x Δt), (l/s)

* Theo một số tài liệu khác:
Tại 20oC, ở mực nước biển:
Cp= 1.005 KJ/kg.độ = 1005 J/kg.độ
d = 1.204 kg/m3
Từ đó:
L = Q / (1210 x Δt), (m3/s)
Hoặc:
L = Q / (1.21 x Δt), (l/s)

* Một số sách về thiết kế ĐHKK của Việt Nam chọn gần đúng:

Cp= 1.0 KJ/kg.độ = 1000 J/kg.độ
d = 1.2 kg/m3
Từ đó:
L = Q / (1200 x Δt), (m3/s)
Hoặc:
L = Q / (1.2 x Δt), (l/s)

Như vậy sự khác nhau của các công thức là do chọn Cp và d khác nhau. Tuy nhiên dùng công thức nào thì chênh lệch cũng không đáng kể lắm. Quan trọng là Q phải tính bằng tổng nhiệt hiện phòng như bác baochungbk đã nói ở trên.

(Lưu ý trong các công thức trên đây ký hiệu lưu lượng gió và nhiệt lượng dùng là L và Q cho phù hợp với các sách hiện nay, khác với bài viết trước đây. Các bạn thông cảm nếu có sự nhầm lẫn)
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Các bác không học chuyên ngành hay sao mà thấy mất gốc hết rồi.Tìm sách mà đọc lại đi phát biểu mà không có cơ sở làm hư hỏng giới trẻ hết.
Cần tài liệu chuyên ngành mình giúp cho.
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

[ Các bác không học chuyên ngành hay sao mà thấy mất gốc hết rồi.Tìm sách mà đọc lại đi phát biểu mà không có cơ sở làm hư hỏng giới trẻ hết.
Cần tài liệu chuyên ngành mình giúp cho. ]
chuẩn ko cần phải cãi
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Các bác không học chuyên ngành hay sao mà thấy mất gốc hết rồi.Tìm sách mà đọc lại đi phát biểu mà không có cơ sở làm hư hỏng giới trẻ hết.
Cần tài liệu chuyên ngành mình giúp cho.

Bạn có thể gửi cho mình 1 cuốn, kiểu như: Appliaction Guide-Designing Dedicated Outdoor Air Systems của Trane được không?
TKS!
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Chào pàcon, mình thấy các pác nói chưa có thật sự thuyết phục lắm nên chen vô tí
nếu bạn đã có công suất
thì Q = 0.00121 x l/s x Delta (h) (công thức từ tài liệu chuẩn đàn hoàng)
vì vậy bạn cần biết nhiệt độ gió vào ( hay hòa trộn), để biết được thông số gió hòa trộn phải biết thông số ( lưu lượng, nhiệt độ bầu khô, ướt gió tươi) và biết thông số gió hồi
Biết nhiệt độ gió ra khỏi AHU hay FCU là ? rùi mới tra đồ thị tìm được enthanpy của 2 thông số trước và sau coil lạnh
khi đo mới tính được đúng lưu lượng.
Chúc pacon bình tĩnh
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Thực ra cái này là cơ bản mà, đọc cái tập Psychrometric ấy, thì chắc là ko phải cãi nhau nhiều làm gì, mất vui. Các đại ca ngồi ngoài lại vuốt râu cười thì em sợ lắm.
Tớ có đủ mấy quyển của bọn Trane mà mất 1 tập, là cái tập về DOAS, do bị xoá nhầm. Nếu có thì chỉ cho ae cái link tham khảo.
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

các bác cho em mạo phép nói bậy nhé:
Q=G.delta I
delta I=I1-I2
=>G
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

mình cũng mạo mụi đưa cthức các bác xem
Q(kW) = G(m3/s)*rô(kg/m3)*deltta(h)(kJ/kg)
-->G
 
Ðề: Công thức tính toán lưu lượng gió cấp

Thực ra cái này là cơ bản mà, đọc cái tập Psychrometric ấy, thì chắc là ko phải cãi nhau nhiều làm gì, mất vui. Các đại ca ngồi ngoài lại vuốt râu cười thì em sợ lắm.
Tớ có đủ mấy quyển của bọn Trane mà mất 1 tập, là cái tập về DOAS, do bị xoá nhầm. Nếu có thì chỉ cho ae cái link tham khảo.


Có đầy đủ vậy mà không up lên cho anh em đọc với.
 
Mấy thánh ơi nhìn lại yêu cầu của chủ thớt "Công thức tính toán lưu lượng gió cấp" Tính lưu lượng liên quan gì đến nhiệt độ?
Em học nghề Điện CN Tự động hóa cũng biết sơ sơ là lưu lượng gió phụ thuộc sải cánh, góc cánh, tốc quay, chứ mấy bác ở trên đang nói về cái gì vậy?
 
Bác Vọng nói sai rồi, tính lưu lượng gió cần cấp cho một phòng liên quan đến cả nhiệt độ, độ ẩm nhé. Đây là kiến thức chuyên ngành về mảng ĐHKK. Công thức tính lưu lượng gió cấp là :
L = Qt/(It - Iv) kg/s ; L = Lt + Lh (ll gió tươi + ll gió hồi)
Trong đó Qt chính là tải lạnh.
It,Iv là entanpi được xác định lần lượt bởi trạng thái không khí trong phòng (Tt, Phi_t) và không khí ra khỏi miệng thổi (Tv, Phi_v).
Muốn xác định It, Iv thì phải chọn sơ đồ ĐHKK sử dụng và tra trên đồ thị Id.
Sau đó đổi ra m3/s chia cho khối lượng riêng của không khí : 1,2 kg/m3kk
 
Bác Vọng nói sai rồi, tính lưu lượng gió cần cấp cho một phòng liên quan đến cả nhiệt độ, độ ẩm nhé. Đây là kiến thức chuyên ngành về mảng ĐHKK. Công thức tính lưu lượng gió cấp là :
L = Qt/(It - Iv) kg/s ; L = Lt + Lh (ll gió tươi + ll gió hồi)
Trong đó Qt chính là tải lạnh.
It,Iv là entanpi được xác định lần lượt bởi trạng thái không khí trong phòng (Tt, Phi_t) và không khí ra khỏi miệng thổi (Tv, Phi_v).
Muốn xác định It, Iv thì phải chọn sơ đồ ĐHKK sử dụng và tra trên đồ thị Id.
Sau đó đổi ra m3/s chia cho khối lượng riêng của không khí : 1,2 kg/m3kk
Tính lượng gió cấp cho 1 phòng thì phải tra xem phòng đó là phòng gì rồi tra các tiêu chuẩn xem hệ số trao đổi không khí trong 1 giờ ( ACH) là bao nhiêu rồi nhân với thể tích phòng cần tính là xongcần gì phải tính Entanpi chi cho phức tạp vậy. ví dụ: Muốn tính lưu lượng gió cấp cho 1 phòng ngủ 12m2, cao 3m ta tính như sau:
- Tính thể tích phòng: V=12x3=26 m3
- Tra TCVN 5687-2010 thì ACH của phòng ngủ là từ 2-3, ta chọn 3 lần thì lưu lượng gió cần cấp cho phòng là: 26x3=78m3/h
 
Dear bác Khoa, vấn đề bác đang nói là đang cấp khí cho khu vực làm lạnh thông thờng cho khu vực văn phòng, khách sạn... nhưng nơi mà người ta không kiểm soát về vấn đề độ ẩm, áp suất phòng.
Đối với lĩnh vực clean room yếu tố nhiệt độ độ ẩm, áp phòng rất quan trọng nên cần phải xác định được trạng thái không khí tại điểm cấp vào phòng và nhiệt độ hoà trộn tại AHU để kiểm soát nên phải xác định được chính xác các giá trị entanpi, nhiệt độ bầu khô, bầu ướt...
 
Back
Bên trên