Thảo luận Bàn luận về hệ thống quạt JETFAN

blackeyedpeas

Thành Viên [LV 4]
Em muốn hỏi các bác nào có cách tính quạt cấp supply air trong tầng hầm khu để xe, trong trường hợp bình thường và khi có cháy không ạ. Tiêu chuẩn BS và CP không có nói rõ lắm. Trong trường hợp có cháy thì quạt cấp sẽ hoạt động như nào ạ. Vì bình thường trong CP có ghi là áp suất tàng hàm luôn là âm để tránh lan không khí độc hại ra các khu vực khác, vậy khi có cháy quạt cấp phải cấp không khí để tạo áp suất dương để đẩy khói ra khỏi tầng hầm, nhưng có một vài chủ đầu tư phản đối cách hoạt động này vì khi quạt cấp vào sẽ là tạo thêm Oxy cho đám cháy.
em xin cảm ơn các bác
 
Khi có cháy thì quạt cấp phải ngừng hoạt động chứ , lúc đấy quạt hút khói sẽ chạy ở tốc độ 2 ( tốc độ cao ) để hút khói ra ngoài
 
Khi có cháy thì quạt cấp phải ngừng hoạt động chứ , lúc đấy quạt hút khói sẽ chạy ở tốc độ 2 ( tốc độ cao ) để hút khói ra ngoài
ủa sao quạt cấp lại ngừng
+Trong TC cũng có nói quạt cấp chạy nhưng vận tốc cấp <2 m/s tránh khói bị quẩn
+ giống như tăng áp cầu thang, muốn đẩy khói thì phải có áp đẩy, không khí không cấp vào thì làm sao có áp suất để đẩy được khói.
 
Phụ lục 17 fire code của Sin ( giống QC 06 của VN ):
Supply air to the car park can be provided via mechanized supply air fans or by
permanent openings of at least 2.5% of the floor area. Whether supply air is provided
via permanent openings or by mechanized supply fans, the maximum inlet air speed
should be 2m/s to prevent recirculation of smoke. Supply air can be provided by
natural and mechanical means provided the acceptance criteria as stipulated in section
4.2 can be achieved though fire modelling.
Và BS 7346:7 2006 cũng có nói vậy
 
ủa sao quạt cấp lại ngừng
+Trong TC cũng có nói quạt cấp chạy nhưng vận tốc cấp <2 m/s tránh khói bị quẩn
+ giống như tăng áp cầu thang, muốn đẩy khói thì phải có áp đẩy, không khí không cấp vào thì làm sao có áp suất để đẩy được khói.
Tầng hầm chỉ hút khói thôi chứ ko có vụ tạo áp để đẩy khói ra bạn à. Nếu cấp chỉ là cấp gió tươi cho người chẳng may bị mắc kẹt ở tầng hầm thở thôi. Còn theo QC VN thì khi có cháy hệ thống cấp gió tươi phải ngừng hoạt động..
 
ủa sao quạt cấp lại ngừng
+Trong TC cũng có nói quạt cấp chạy nhưng vận tốc cấp <2 m/s tránh khói bị quẩn
+ giống như tăng áp cầu thang, muốn đẩy khói thì phải có áp đẩy, không khí không cấp vào thì làm sao có áp suất để đẩy được khói.
QCVN 08 : 2009/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ

PHẦN 2. GARA Ô TÔ

Mục 5.16 có ghi :
5.16 Khi cháy, thông gió trao đổi chung cần đảm bảo được ngắt.

Trình tự (thứ tự) mở hệ thống bảo vệ chống khói cần được thực hiện trước

khi mở hệ thống thông gió hút (trước khi cấp).

Bạn kiểm tra lại nhé
 
QCVN 08 : 2009/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ

PHẦN 2. GARA Ô TÔ

Mục 5.16 có ghi :
5.16 Khi cháy, thông gió trao đổi chung cần đảm bảo được ngắt.

Trình tự (thứ tự) mở hệ thống bảo vệ chống khói cần được thực hiện trước

khi mở hệ thống thông gió hút (trước khi cấp).

Bạn kiểm tra lại nhé
vẫn bật quạt cấp mà
 
Tầng hầm chỉ hút khói thôi chứ ko có vụ tạo áp để đẩy khói ra bạn à. Nếu cấp chỉ là cấp gió tươi cho người chẳng may bị mắc kẹt ở tầng hầm thở thôi. Còn theo QC VN thì khi có cháy hệ thống cấp gió tươi phải ngừng hoạt động..
Câu hỏi đặt ra là nếu quạt cấp ngừng mà quạt hút vẫn chạy thì lấy đâu ra gió để hút, bạn có thể hỏi supplier của các hãng quạt là có câu trả lời, hơn nữa lúc cháy thì người ở dưới tầng hầm vẫn đang sơ tán nên cần phải cấp khí tươi.
 
Câu hỏi đặt ra là nếu quạt cấp ngừng mà quạt hút vẫn chạy thì lấy đâu ra gió để hút, bạn có thể hỏi supplier của các hãng quạt là có câu trả lời, hơn nữa lúc cháy thì người ở dưới tầng hầm vẫn đang sơ tán nên cần phải cấp khí tươi.
Khi thiết kế hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp.. phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn VN. Nếu không tuân thủ thì hồ sơ thẩm tra khó mà qua được (trừ khi có phong bao).
Trong thể tích các công trình hầm đã sẵn có không khí để cung cấp cho quá trình cháy cũng như để thở. Sau khoảng thời gian 10-30 phút, không khí cung cấp cho vùng cháy dần hết và đám cháy vì thế cũng phát triển chậm lại, đồng thời sẽ tỏa ra rất nhiều khói và nhiệt độ cao. Sau đó cháy chỉ diễn ra mạnh ở những nơi không khí được cung cấp đầy đủ.
Nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra, không chữa cháy kịp thời, sau 10 phút dẫn đến: các chất khí độc hại: CO, CO2, SO2, NO2, HCl, … lẫn trong khói tích tụ trong không gian hẹp (tốc độ gió bằng không) lớp khói bị hạ nhiệt độ, phân tầng và lan rộng nhanh trong hầm, ngoài ra lượng khói tỏa ra còn làm giảm nồng độ ôxy không khí xung quanh vùng xảy ra cháy và làm giảm tầm quan sát nhanh chóng, từ mức giới hạn 65%/100m xuống dưới 10%/100m. Nồng độ ôxy giảm 14 đến 16% thể tích gây khó thở, nếu giảm dưới 9% đe doạ nghiêm trọng sự sống của con người nếu không kịp thoát hiểm.
Tuy nhiên trong tầng hầm có bố trí các cửa thoát hiểm để đến nơi an toàn. Tại các hành lang, sảnh nơi có bố trí hệ thống tăng áp hoạt động khi có cháy, bao giờ cũng có oxy dò rỉ qua cửa khi đóng, khi mở thì khỏi phải nói. Khi sự cố xảy ra chúng ta chỉ có 10 phút để thoát nạn. Nếu bạn chạy từ vị trí để xe đến cửa thoát nạn mà mất 10 phút thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Trong tầm hầm bố trí các quạt hút khói khi có cháy sẽ chạy ở tốc độ cao, các quạt cấp sẽ ngừng hoạt động để ngừng cấp oxy cho sự cháy, áp suất trong hầm sẽ thấp hơn bên ngoài, gió sẽ đi theo các lam dốc (các đường xe lên xuống tầng hầm), và các vị trí có khe hở khác thông với bên ngoài trời (khe cửa thang máy, thang bộ..).
 
Khi thiết kế hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp.. phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn VN. Nếu không tuân thủ thì hồ sơ thẩm tra khó mà qua được (trừ khi có phong bao).
Trong thể tích các công trình hầm đã sẵn có không khí để cung cấp cho quá trình cháy cũng như để thở. Sau khoảng thời gian 10-30 phút, không khí cung cấp cho vùng cháy dần hết và đám cháy vì thế cũng phát triển chậm lại, đồng thời sẽ tỏa ra rất nhiều khói và nhiệt độ cao. Sau đó cháy chỉ diễn ra mạnh ở những nơi không khí được cung cấp đầy đủ.
Nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra, không chữa cháy kịp thời, sau 10 phút dẫn đến: các chất khí độc hại: CO, CO2, SO2, NO2, HCl, … lẫn trong khói tích tụ trong không gian hẹp (tốc độ gió bằng không) lớp khói bị hạ nhiệt độ, phân tầng và lan rộng nhanh trong hầm, ngoài ra lượng khói tỏa ra còn làm giảm nồng độ ôxy không khí xung quanh vùng xảy ra cháy và làm giảm tầm quan sát nhanh chóng, từ mức giới hạn 65%/100m xuống dưới 10%/100m. Nồng độ ôxy giảm 14 đến 16% thể tích gây khó thở, nếu giảm dưới 9% đe doạ nghiêm trọng sự sống của con người nếu không kịp thoát hiểm.
Tuy nhiên trong tầng hầm có bố trí các cửa thoát hiểm để đến nơi an toàn. Tại các hành lang, sảnh nơi có bố trí hệ thống tăng áp hoạt động khi có cháy, bao giờ cũng có oxy dò rỉ qua cửa khi đóng, khi mở thì khỏi phải nói. Khi sự cố xảy ra chúng ta chỉ có 10 phút để thoát nạn. Nếu bạn chạy từ vị trí để xe đến cửa thoát nạn mà mất 10 phút thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Trong tầm hầm bố trí các quạt hút khói khi có cháy sẽ chạy ở tốc độ cao, các quạt cấp sẽ ngừng hoạt động để ngừng cấp oxy cho sự cháy, áp suất trong hầm sẽ thấp hơn bên ngoài, gió sẽ đi theo các lam dốc (các đường xe lên xuống tầng hầm), và các vị trí có khe hở khác thông với bên ngoài trời (khe cửa thang máy, thang bộ..).
Cảm ơn bác đã rep, hiện tại thì em chưa thấy tiêu chuẩn hay quy chuẩn nào của Việt Nam có quy định là tắt quạt cấp gió tươi tầng hầm khi xảy ra cháy, nếu bác biết thì mong được chỉ giáo. Nếu tính lượng gió rò rỉ qua cửa của hệ tăng áp lúc đóng hay mở để bù trừ cho hệ thống hút khói thì em thấy có vẻ không ổn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khi thiết kế hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp.. phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn VN. Nếu không tuân thủ thì hồ sơ thẩm tra khó mà qua được (trừ khi có phong bao).
Trong thể tích các công trình hầm đã sẵn có không khí để cung cấp cho quá trình cháy cũng như để thở. Sau khoảng thời gian 10-30 phút, không khí cung cấp cho vùng cháy dần hết và đám cháy vì thế cũng phát triển chậm lại, đồng thời sẽ tỏa ra rất nhiều khói và nhiệt độ cao. Sau đó cháy chỉ diễn ra mạnh ở những nơi không khí được cung cấp đầy đủ.
Nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra, không chữa cháy kịp thời, sau 10 phút dẫn đến: các chất khí độc hại: CO, CO2, SO2, NO2, HCl, … lẫn trong khói tích tụ trong không gian hẹp (tốc độ gió bằng không) lớp khói bị hạ nhiệt độ, phân tầng và lan rộng nhanh trong hầm, ngoài ra lượng khói tỏa ra còn làm giảm nồng độ ôxy không khí xung quanh vùng xảy ra cháy và làm giảm tầm quan sát nhanh chóng, từ mức giới hạn 65%/100m xuống dưới 10%/100m. Nồng độ ôxy giảm 14 đến 16% thể tích gây khó thở, nếu giảm dưới 9% đe doạ nghiêm trọng sự sống của con người nếu không kịp thoát hiểm.
Tuy nhiên trong tầng hầm có bố trí các cửa thoát hiểm để đến nơi an toàn. Tại các hành lang, sảnh nơi có bố trí hệ thống tăng áp hoạt động khi có cháy, bao giờ cũng có oxy dò rỉ qua cửa khi đóng, khi mở thì khỏi phải nói. Khi sự cố xảy ra chúng ta chỉ có 10 phút để thoát nạn. Nếu bạn chạy từ vị trí để xe đến cửa thoát nạn mà mất 10 phút thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Trong tầm hầm bố trí các quạt hút khói khi có cháy sẽ chạy ở tốc độ cao, các quạt cấp sẽ ngừng hoạt động để ngừng cấp oxy cho sự cháy, áp suất trong hầm sẽ thấp hơn bên ngoài, gió sẽ đi theo các lam dốc (các đường xe lên xuống tầng hầm), và các vị trí có khe hở khác thông với bên ngoài trời (khe cửa thang máy, thang bộ..).
Trong QC nước ngoài vẫn có cấp khí tươi bạn nhé, và quạt Jetfan là sử dụng lực đẩy N để đẩy khói, không có không khí cấp vào sao có thêm không khí để có áp đẩy
 
Trong QC nước ngoài vẫn có cấp khí tươi bạn nhé, và quạt Jetfan là sử dụng lực đẩy N để đẩy khói, không có không khí cấp vào sao có thêm không khí để có áp đẩy
Áp đẩy? Bạn ở trong 1 phòng kín, bạn bật cái quạt cây, quạt trần.. bạn vẫn thấy mát?
Tôi thấy ở các tầng bán hầm, tầng gara nổi thì họ thường mở các ô thoáng ở xung quanh, gió ngoài trời sẽ tràn vào khi có áp suất âm do quạt tạo ra, quạt jf tạo ra luồng gió có tốc độ cao sẽ đi ra ngoài tường hoặc kênh gió ở phía đối diện. Còn ở các tầng hầm sâu hơn, hoặc các phòng kín hoặc phòng được bao che bởi các phòng khác.. thì sẽ kết hợp sử dụng hệ thống quạt hút+kênh dẫn gió, đồng thời ở những vị trí xa, vị trí khó bố trí đường ống gió thì sẽ lắp thêm các quạt jf để tăng cường khả năng loại bỏ khói, khí độc hại.
 
Trong fire code của Singapore vẫn qui định hoạt động đối với quạt cấp bạn nhé
Provision of supply air
3.5.1 Supply air to the car park can be provided via mechanized supply air fans or by
permanent openings of at least 2.5% of the floor area. Whether supply air is provided
via permanent openings or by mechanized supply fans, the maximum inlet air speed
should be 2m/s to prevent recirculation of smoke. Supply air can be provided by
natural and mechanical means provided the acceptance criteria as stipulated in section
4.2 can be achieved though fire modelling.
3.5.2 The air velocity within escape routes and ramps shall not exceed 5m/s to prevent
escapees from being hindered by the air flow.
3.5.3 The replacement air intakes shall face away from any smoke exhaust points and sited
at least 5m apart so as to prevent recirculation of smoke. If the supply and exhaust
louvers are located on the same building façade, they shall also be separated at least
5m apart.
3.5.4 The replacement air intake should also be located on the opposing end of the smoke
exhaust points so that there is no opposing flow between the supply air and the smoke
that is drawn towards the exhaust fan.
 
Cảm ơn bác đã rep, hiện tại thì em chưa thấy tiêu chuẩn hay quy chuẩn nào của Việt Nam có quy định là tắt quạt cấp gió tươi tầng hầm khi xảy ra cháy, nếu bác biết thì mong được chỉ giáo. Nếu tính lượng gió rò rỉ qua cửa của hệ tăng áp lúc đóng hay mở để bù trừ cho hệ thống hút khói thì em thấy có vẻ không ổn.
TCVN 5687-2010 nhe :D
Capture.JPG
 
Cái này là hệ thống thải khói sau khi chữa cháy khác mà bác :D, còn những chỗ khác em ko thấy đề cập, nếu bác có kinh nghiệm làm việc với các công trình thực tế thì mong được bác chia sẻ, chứ em thấy hiện tại nhiều công trình ở mình thiết kế vẫn cấp bác ạ.
View attachment 12622
Mục a đó nói khá rõ đó còn ji bạn
còn cái 6.14 mà bạn đề cập đó là các hệ thống hút khói của các phòng như máy biến áp, trng thế , hạ thế người ta dập cháy bằng khí hay bột thì hệ thống đó hoạt động như sau:
+ Khi có sự cố hệ thống sự cố chữa cháy bằng khí hay bột đc nổ ra để dập tắt cháy trong không gian đó
+các van MD lắp trên hệ thống thông gió sẽ đóng ngăn cách khí hay bột bay ra không gian cháy để dập tắt không gian đó
+ đấy mới là trường hợp mục 6.14 nêu

+ Còn về thực tế của cái ông VN này thì mình thấy chẳng có cái ji để trao đổi đâu, tiền tiền tiền là hết, ở đây anh em trao đổi về các quy chuẩn và tiêu chuẩn ở đó nêu ra để trau dồi anh em cùng nâng level thiết kế thôi
 
Back
Bên trên