Thảo luận Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

lemanhhung

Thành Viên [LV 0]
Chào cả nhà, đối với Chiller sử dụng nước làm lạnh gián tiếp, có cần phải sử dụng hóa chất để chống cáu cặn, ăn mòn, vi sinh không ạ? Bác nào đã có kinh nghiệm về vấn đề thì cùng cho ý kiến nhé.(~~)
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Hầu hết với các hệ thống hiện tại, mình nhận thấy rằng, có rất ít các kỹ sư nhiệt lạnh chú ý đến vấn đề chống cáu cặn, ăn mòn, vi sinh trong hệ thống lạnh kín (sử dụng nước) vì cho rằng đây là một hệ thống kín nên có thể cho là sạch. Thực tế cho thấy:
1. Hiện tượng đóng cặn là rất ít vì hệ thống không tiếp xúc trực tiếp với không khí, hiện tượng đóng cặn có thể bỏ qua.
2. Chủ yếu trong hệ thống lạnh kín là vấn đề ăn mòn và vi sinh.
Hiện tượng thường thấy:
Nước có màu đen: một phần là do quy trình tẩy rửa hệ thống trước khi đưa vào sử dụng chưa được tuân thủ chặt chẽ, màu đen có thể do dầu bảo quản, các vết hàn v.v.v chưa được tẩy sạch sẽ. Phần chủ yếu là do vi sinh yếm khí phát triển, tăng sinh khối --> hình thành các cặn màu đen trong nước ---> giảm khả năng làm việc của thiết bị
Nước bị giảm và có màu đỏ sậm --> Đây chủ yếu là do ăn mòn điện hóa trong hệ thống, Fe bị ăn mòn điện hóa tạo nên sắt oxit nên nước có màu đỏ sậm, trong quá trình ăn mòn điện hóa, H+ của nước là một tác nhân và giải phóng H2 --> giảm H2O trong nước. Nếu không chú ý đến vấn đề này, ống sẽ bị thủng do ăn mòn.
Rất mong các chia sẻ thực tế của các bác để chúng ta có giải pháp hữu ích nhất.
Thân
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

thực tế theo bọn tôi thấy, nhiều c/trình nay lắp hệ thống lọc nước áp suất trước khi cấp cho chiller. ngoài ra vẫn dùng hóa chất chống lắng cặn cho vào. thế nhưng quá trình sử dụng, ống nước vẫn sinh nhiều v/đ, và làm cho việc bảo trì khá mệt mỏi.
và như các bác thấy, trên forum này có bác đã kêu về việc ống nước bị thủng, nước vào tận lốc luôn mà.
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

thực tế theo bọn tôi thấy, nhiều c/trình nay lắp hệ thống lọc nước áp suất trước khi cấp cho chiller. ngoài ra vẫn dùng hóa chất chống lắng cặn cho vào. thế nhưng quá trình sử dụng, ống nước vẫn sinh nhiều v/đ, và làm cho việc bảo trì khá mệt mỏi.
và như các bác thấy, trên forum này có bác đã kêu về việc ống nước bị thủng, nước vào tận lốc luôn mà.

Cũng thấy ít người nói đến vấn đề này nhỉ.
Vấn đề quan trọng đó là xử lý nước trên hệ thống đường ống nước lạnh.
Trong quá trình xử lý nước thì đảm bảo nước ko bị đóng băng và nhiễm acid gây ra tình trạng ăn mòn.
Còn vấn đề ống bị thủng hoặc ăn mòn vào lốc luôn cái này thì ít xảy ra, Trừ khi vần đề xử lý nước ko được quan tâm.Vì cái này đã bị thì chỉ có cách thay luôn nguyên đường ống chiller.(chưa thấy bao giờ)
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Cũng thấy ít người nói đến vấn đề này nhỉ.
Vấn đề quan trọng đó là xử lý nước trên hệ thống đường ống nước lạnh.
Trong quá trình xử lý nước thì đảm bảo nước ko bị đóng băng và nhiễm acid gây ra tình trạng ăn mòn.
Còn vấn đề ống bị thủng hoặc ăn mòn vào lốc luôn cái này thì ít xảy ra, Trừ khi vần đề xử lý nước ko được quan tâm.Vì cái này đã bị thì chỉ có cách thay luôn nguyên đường ống chiller.(chưa thấy bao giờ)

bác ko để ý đấy.
có topic về việc nước vào lốc chill, do thủng ống ở bộ eva
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

thực tế theo bọn tôi thấy, nhiều c/trình nay lắp hệ thống lọc nước áp suất trước khi cấp cho chiller. ngoài ra vẫn dùng hóa chất chống lắng cặn cho vào. thế nhưng quá trình sử dụng, ống nước vẫn sinh nhiều v/đ, và làm cho việc bảo trì khá mệt mỏi.
và như các bác thấy, trên forum này có bác đã kêu về việc ống nước bị thủng, nước vào tận lốc luôn mà.
Cảm ơn bác Do quan, tôi đã tìm được tài liệu về chủng loại hóa chất chống cáu cặn và rong rêu cho Chiller, theo tài liệu kỹ thuật thì đây là hóa chất chuyên dùng cho Chiller, của hãng GE- Mỹ, hi vọng là xài tốt. Bác nào quan tâm thì nhắn email lại tôi sẽ chia sẻ.
Chúc cả nhà luôn thành công.
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Tôi gửi một số tài liệu hóa chất chống cáu cặn và ăn mòn trong chiller cho các bạn tham khảo. Nếu có nhu cầu sử dụng hoặc tư vấn sử dụng thì cứ liên lạc với mình theo hòm thư [email protected] nhé.
Chúc cả nhà thành công.
 

Đính kèm

  • KN-NT4201.pdf
    117 KB · Xem: 606
  • KN-SpectrusNX1100.pdf
    177.9 KB · Xem: 669
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

việc xử lý cáu cặn là rất cần thiết. Công ty mình cung cấp hợp chất sinh học tẩy cáu cặn cho các thiết bị giải nhiệt, làm lạnh... bằng sản phẩm Dynamic Descaler (công ty mình độc quyền phân phối tại VN).
• Làm sạch thiết bị máy móc của bạn chỉ trong vài giờ
• Rất dễ sử dụng
• Hiệu quả cao,không cần phải gia nhiệt
• Không ăn mòn thiết bị của bạn
• Là chất có nguồn gốc sinh học,nên không gây ô nhiễm môi trường
• Không gây hại đối với con người,động vật
• Tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc,làm giảm mức hao phí năng lượng và kéo dài tuổi thọ cho máy móc và thiết bị của bạn

Các bạn có thể tham khảo trang web http://www.dynamicdescaler.com/
http://www.eurotech.com.vn/
Công ty mình còn cung cấp dịch vụ kèm theo.
Các bạn có thể liên hệ mình: Lê Phong - sales engineer - 0988737272
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Tôi có thông số yêu cầu nước cấp vào Chiller theo yêu cầu của hãng MAXA.
1. pH: 6.5 - 8
2. Độ dẫn điện:< 200 mirco Von/cm
3. Nồng độ Cl(-): < 50 ppm
4. Nồng độ SO4 (2-): < 50 ppm
5. Sắt tổng: <0.3 ppm
6. Canxi Hydroxit: < 50 ppm
7. Tổng cứng: < 50 ppm
Theo như tiêu chuẩn này, hầu hết các nước nhà máy đều không đạt. Rõ ràng nếu tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nước đưa vào Chiller vẫn phải qua xử lý
Nếu các bác có tiêu chuẩn của các hãng khác, xin mời Post lên để mọi người học hỏi với.:))
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Tôi có thông số yêu cầu nước cấp vào Chiller theo yêu cầu của hãng MAXA.
1. pH: 6.5 - 8
2. Độ dẫn điện:< 200 mirco Von/cm
3. Nồng độ Cl(-): < 50 ppm
4. Nồng độ SO4 (2-): < 50 ppm
5. Sắt tổng: <0.3 ppm
6. Canxi Hydroxit: < 50 ppm
7. Tổng cứng: < 50 ppm
Theo như tiêu chuẩn này, hầu hết các nước nhà máy đều không đạt. Rõ ràng nếu tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nước đưa vào Chiller vẫn phải qua xử lý
Nếu các bác có tiêu chuẩn của các hãng khác, xin mời Post lên để mọi người học hỏi với.:))

Tôi thấy yêu cầu này thực chất không cao đâu bạn hiền à! Nước dân gian gọi là không tên là dùng được rồi! Bạn nghĩ sao khi mà ông bán chiller đưa ra tiêu chuẩn về nước dùng quá cao. Chắc ông ta không muốn bán máy chắc! Đừng nghĩ tiêu chuẩn của nhà sản xuất là cao. Vấn đề là bạn dùng nguồn nước nào cho nó thôi!
Tôi cũng thi công các máy chiller của nhiều hãng rồi! Nước lạnh thì dùng nước không tên là đạt rồi. Tiêu chuẩn các nhà máy xử lý nước bán cho nhân dân là uống không đun sôi đó. Tuy nhiên do đường ống dẫn hiện không tốt nên phải đun sôi lại một tí. còn dùng cho nước lạnh chiller thì OK!
Cái khó là nước giải nhiệt thì do lượng bốc hơi khá lớn. Cứ 100RT thì bốc hơi khoảng 0.5 m3/1h. Do đó, chủ đầu tư thường dùng nước giếng khoan cho nước giải nhiệt. Nước này thường nhiễn phèn nên nồng độ pH, sắt, độ cứng khá cao. Thực tế thì chỉ có nước giải nhiệt làm hư hại chiller rất nhiều.
Còn quá trình bảo trì không tốt cũng là nguyên nhân thứ hai đó! Chứ cứ nghĩ phải xử lý nước thế nào cho nước chiller thì chắc không ai dám làm thi công chiller đâu!!!!
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Tôi thấy yêu cầu này thực chất không cao đâu bạn hiền à! Nước dân gian gọi là không tên là dùng được rồi! Bạn nghĩ sao khi mà ông bán chiller đưa ra tiêu chuẩn về nước dùng quá cao. Chắc ông ta không muốn bán máy chắc! Đừng nghĩ tiêu chuẩn của nhà sản xuất là cao. Vấn đề là bạn dùng nguồn nước nào cho nó thôi!
Tôi cũng thi công các máy chiller của nhiều hãng rồi! Nước lạnh thì dùng nước không tên là đạt rồi. Tiêu chuẩn các nhà máy xử lý nước bán cho nhân dân là uống không đun sôi đó. Tuy nhiên do đường ống dẫn hiện không tốt nên phải đun sôi lại một tí. còn dùng cho nước lạnh chiller thì OK!
Cái khó là nước giải nhiệt thì do lượng bốc hơi khá lớn. Cứ 100RT thì bốc hơi khoảng 0.5 m3/1h. Do đó, chủ đầu tư thường dùng nước giếng khoan cho nước giải nhiệt. Nước này thường nhiễn phèn nên nồng độ pH, sắt, độ cứng khá cao. Thực tế thì chỉ có nước giải nhiệt làm hư hại chiller rất nhiều.
Còn quá trình bảo trì không tốt cũng là nguyên nhân thứ hai đó! Chứ cứ nghĩ phải xử lý nước thế nào cho nước chiller thì chắc không ai dám làm thi công chiller đâu!!!!
Cảm ơn bạn,
Tôi rất đồng ý với bạn về quan điểm các nguồn nước khác nhau nên chất lượng nước cũng khác nhau. Có nhiều nơi nước giếng khoan còn tốt hơn nước máy nhiều ấy chứ. Tuy nhiên, có đôi điều muốn trao đổi với bạn như sau:
1. Theo tiêu chuẩn của MASA, đây là chiller giải nhiệt bằng gió, tiêu chuẩn nước là tiêu chuẩn nước trong hệ kín. Nếu lấy tiêu chuẩn nước sinh hoạt (viết tắt là NSH) TCVN 5502: 2003 (cái này chắc giống với nước máy bạn đã sử dụng) thì chỉ đảm bảo mỗi pH và Hyro Sunfua, còn các tiêu chuẩn khác đều không phù hợp.
VD: Độ dẫn điện NSH: ko có, thông thường 300 - 400 microV/cm, tùy theo từng nơi
Độ cứng: 300 mg/l (TC MASA là < 50)
Clo: < 250 (TC MASA < 50)
v.v bạn có thể tham khảo TCVN 5502:2003 trong file đính kèm.
Rõ ràng, bạn sử dụng nước sinh hoạt không phù hợp. Tôi không biết tiêu chuẩn của các hãng khác, bạn đã có kinh nghiệm tiếp xúc với nhiều hệ thống của các hãng khác, rất mong bạn chia sẻ tiêu chuẩn.
2. Với hệ thống nước giải nhiệt (dùng Cooling Tower): tôi chắc chắn nếu bạn dùng nước giếng khoan mà không qua các bước xử lý tối thiểu về NSH và qua hệ thống thiết bị làm mềm cho nước bổ xung (trung bình 1,5 m3/h cho 100 RT như bạn nêu) thì 1 tháng 1 lần, bạn sẽ phải dừng hệ thống để bảo dưỡng, xử lý các vấn đề về đóng cặn giàn trao đổi nhiệt ở Cooling và Chiller. Đối với các nhà thầu, bảo hành 12 tháng hệ thống thì có nên tư vấn với chủ đầu tư vấn đề này không? Bạn sẽ phải làm nó trong vòng 12 tháng, nhưng chủ đầu tư phải đương đầu với nó suốt thời gian còn lại :D
Tôi nghĩ rằng, nếu vấn đề bạn nêu ra là hợp lý và kinh tế, chủ đầu tư sẽ oki phần chi phí cho bạn thôi.
Mong các ý kiến đóng góp của mọi người.
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Xin lỗi bác nguyenledung, tôi up TCVN 5502:2003 lên để bác tham khảo
 

Đính kèm

  • TCVN_5502_03.pdf
    90.1 KB · Xem: 404
  • Technical_Manual_Maxa_Digital_Chiller.pdf
    1.7 MB · Xem: 541
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Tôi đã đọc về yêu cầu của máy chiller của bạn. Thực sự thì những yêu cầu đó cao hơn TCVN theo tôi không phải là điều kiện tiên quyết. Tôi nghĩ rằng tiêu chuẩn nước uống của Ý cao hơn của Việt Nam mà thôi. Còn thì với máy chiller kiểu như của MAXA thì bản thân REETECH cũng có và cũng không yêu cầu về nước nhiều lắm. Tôi cũng gặp những yêu cầu của các hãng máy lạnh đối với nước dùng cho chiller nhưng họ chỉ yêu cầu về độ phèn là nhiều. Nếu nước thực sự trong và uống được thì đường nước lạnh không có gì để bàn.
Bạn có để ý điều kiện của ống nước lạnh không? Nhiệt độ từ 7 đến 12 độ C và với điều kiện này, các quá trình phân cực trong nước là rất khó khăn, hạn chế, quá trình tạo tủa do các ion Ca++, Mg++ tạo ra cũng rất khó vì 2 loại ion này liên kết rất bền với các ion hòa tan khác.
Như thế với ống nước lạnh, theo những gì tôi được biết từ yêu cầu của các hãng lớn như Carrier, Trane, York,... thì chỉ cần nước không tên là đủ.
Vấn đề chỉ khó khi chủ đầu tư dùng nước phèn cho ống nước giải nhiệt thôi! Bạn có thể có xử lý đầy đủ nhưng máy vẫn rất dễ hỏng vì nước giải nhiệt là nước luôn luôn tiếp xúc với không khí nên rất giàu Oxy. Khoảng biến nhiệt của nước này lại cao hơn nhiệt độ môi trường, và do đó đây chính là điều kiện cực kỳ lý tưởng cho việc phân cực, ăn mòn ống thép tạo ra các chất tủa bám vào các ống giải nhiệt của bầu ngưng. Bạn biết đấy, tôi đã từng vận hành với nước giải nhiệt là nước không tên, vậy mà cứ 6 tháng, tôi phải thông ống giải nhiệt bầu ngưng 1 lần và thực sự là bùn tại đây rất nhầy nhụa. Còn các ống nước ở dàn lạnh thì gần như không bẩn gì cả.
Vậy nên tôi nghĩ với hệ máy MAXA của bạn thì cũng chỉ dùng nước không tên cấp cho đường ống nước lạnh là đủ rồi. Còn về nước giải nhiệt thì hệ máy của bạn là giải nhiệt bằng gió nên không quan tâm đến nữa!!!
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Chào bác Dũng, rất cảm ơn bác đã chia sẽ kinh nghiệm thực tế. Vì tôi là bên tư vấn hệ thống xử lý nước nên rất quan tâm đến nhu cầu thực tế của các bác. Xin lỗi bác nhé, vì tôi thực sự chưa hiểu rõ lắm về cái gọi là nước không tên. Ở đây tôi tạm hiểu đó là nước máy thành phố, nếu không đúng thì bác sửa giúp nhé.
Về các vấn đề bác nêu, tôi mạn phép có chút ý kiến như sau:
1. Về đối với nước trong hệ kín, ở nhiệt độ 7 -12 oC, rất đồng ý với bác ở điều kiện đóng cặn, tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là đóng cặn mà là ăn mòn và vi sinh. Bác dùng nước không tên, sẽ không đảm bảo về ăn mòn và vi sinh, vì thực tế, nước sinh hoạt không được xử lý các vấn đề này. Việc cấp hóa chất vào thực tế là tạo màng phốt phát, bảo vệ hệ thống đường ống tiếp xúc trực tiếp với nước (có mang các tác nhân ăn mòn như Ion Cl-, Oxi dư,vvv) và cung cấp một loại kháng sinh kìm hãm sự phát triển của vi sinh.
2. Về nước giải nhiệt có tiếp xúc với KK (chúng tôi gọi là hệ thống lạnh hở), vấn đề chính lại là chống cáu cặn và rêu. Để giải quyết tương đối triệt để vấn đề này, rất cần hệ thống làm mềm nước cấp bù (để giảm thiểu các ion Mg, Ca, những tác nhân chính gây đóng cặn), sử dụng hóa chất chỉ là PP bổ xung để việc chống cáu cặn có hiệu quả hơn mà thôi. Việc ức chế rong rêu vẫn rất cần thiết và nên bổ xung thường xuyên, bởi nếu không sẽ gây hiện tượng bùn nhầy hay rêu mọc xanh rì ở giàn Cooling.
Thế nên, theo tôi, tiêu chuẩn hãng đưa ra không phải là tự nhiên mà có, hay đưa ra cho vui.
Mong góp ý của bác.
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

Chào bác Dũng, rất cảm ơn bác đã chia sẽ kinh nghiệm thực tế. Vì tôi là bên tư vấn hệ thống xử lý nước nên rất quan tâm đến nhu cầu thực tế của các bác. Xin lỗi bác nhé, vì tôi thực sự chưa hiểu rõ lắm về cái gọi là nước không tên. Ở đây tôi tạm hiểu đó là nước máy thành phố, nếu không đúng thì bác sửa giúp nhé.
Về các vấn đề bác nêu, tôi mạn phép có chút ý kiến như sau:
1. Về đối với nước trong hệ kín, ở nhiệt độ 7 -12 oC, rất đồng ý với bác ở điều kiện đóng cặn, tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là đóng cặn mà là ăn mòn và vi sinh. Bác dùng nước không tên, sẽ không đảm bảo về ăn mòn và vi sinh, vì thực tế, nước sinh hoạt không được xử lý các vấn đề này. Việc cấp hóa chất vào thực tế là tạo màng phốt phát, bảo vệ hệ thống đường ống tiếp xúc trực tiếp với nước (có mang các tác nhân ăn mòn như Ion Cl-, Oxi dư,vvv) và cung cấp một loại kháng sinh kìm hãm sự phát triển của vi sinh.
2. Về nước giải nhiệt có tiếp xúc với KK (chúng tôi gọi là hệ thống lạnh hở), vấn đề chính lại là chống cáu cặn và rêu. Để giải quyết tương đối triệt để vấn đề này, rất cần hệ thống làm mềm nước cấp bù (để giảm thiểu các ion Mg, Ca, những tác nhân chính gây đóng cặn), sử dụng hóa chất chỉ là PP bổ xung để việc chống cáu cặn có hiệu quả hơn mà thôi. Việc ức chế rong rêu vẫn rất cần thiết và nên bổ xung thường xuyên, bởi nếu không sẽ gây hiện tượng bùn nhầy hay rêu mọc xanh rì ở giàn Cooling.
Thế nên, theo tôi, tiêu chuẩn hãng đưa ra không phải là tự nhiên mà có, hay đưa ra cho vui.
Mong góp ý của bác.

Ý của bạn thì rất hay rồi! Tuy nhiên cũng xin nói thế này, bản thân trong không khí của chúng ta có rất nhiều bụi nhỏ. Tháp giải nhiệt lại dựa trên việc chia nước ra thành nhiều dòng chảy nhỏ để có thể lấy nhiệt đi hoàn toàn. Vì thế, nước giải nhiệt sẽ luôn lấy đi một phần bụi trong không khí và cuốn vào hệ thống các ống giải nhiệt. Nếu bụi là loại đất đỏ bazan thì chỉ 6 tháng là thành ống bám đầy chất bùn sét màu đỏ. Do đó, nói về các ion Ca++ hay Mg++ bám vào thành ống thì mình nghĩ không nhiều bằng các bụi nhẹ có trong không khí. Do vậy, nhiều khi việc xử lý nước để làm mềm nước đảm ra lại đắt tiền nhưng bẩn thì vẫn cứ bẩn thôi bạn ạ! Vì thế, trên quan điểm của mình về hệ thống lạnh giải nhiệt bằng nước thì không xử lý nhiều, chỉ dùng nước không tên tức nước máy thành phố là đủ rồi. Chỉ dùng nước máy thành phố nhiều khi cũng quá đắt rồi nên nhiều chủ đâu tư thiết kiệm bằng cách dùng nước giếng khoan là vậy. Lúc này, nước giếng khoan phải được khử phèn, khử sắt tạm thời rồi mới cấp vào hệ thống!
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

việc xử lý nước cho chiller là vấn đề không nên xem nhẹ .tớ không nói vi sao lai phải xử lý ,điều đó là lý thuyết có cả .minh chỉ lấy điên hình hệ thống chiller phuc vụ cho sân bay tân san nhất ở TPHCM .là hệ thông xử dụng chiller điển hình công suất rất lớn .họ đầu tư hện thống xử lý nước khá tỉ mỉ .rất tiếc hôm trươc tớ lỡ xóa mất phai hinh ảnh về hệ thống xử lý nước của họ nên ko boss lên cho mọingười được :O)
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

việc xử lý cáu cặn là rất cần thiết. Công ty mình cung cấp hợp chất sinh học tẩy cáu cặn cho các thiết bị giải nhiệt, làm lạnh... Bằng sản phẩm dynamic descaler (công ty mình độc quyền phân phối tại vn).
• làm sạch thiết bị máy móc của bạn chỉ trong vài giờ
• rất dễ sử dụng
• hiệu quả cao,không cần phải gia nhiệt
• không ăn mòn thiết bị của bạn
• là chất có nguồn gốc sinh học,nên không gây ô nhiễm môi trường
• không gây hại đối với con người,động vật
• tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc,làm giảm mức hao phí năng lượng và kéo dài tuổi thọ cho máy móc và thiết bị của bạn

các bạn có thể tham khảo trang web http://www.dynamicdescaler.com/
http://www.eurotech.com.vn/
công ty mình còn cung cấp dịch vụ kèm theo.
Các bạn có thể liên hệ mình: Lê phong - sales engineer - 0988737272
công ty bạn bán sản phẩm này thì thấy cần thiết chứ công ty tôi thi công công trình mà ko cần lắp xử lý nước cho chiller đâu!
Nếu lắp thì tốt nhưng không lắp thì phải tốn thời gian vệ sinh phin lọc.
Nhưng tôi nghĩ thời gian vệ sinh ko lâu đâu.
Và còn tùy vào chủ đầu tư nữa!
 
Ðề: Có cần xử lý nước trước khi cho vào Chiller?

THực tế thì nước trước khi vào chiller thường thì đã qua xử lý rồi (cặn, rác, làm mềm...) vửa bảo vệ đường ống và đảm bảo hiệu suất sử dụng.
 
Back
Bên trên