Công Nghiệp Đôi điều thắc mắc về Chiller

hoangaut

Thành Viên [LV 0]
Em đang có một số thắc mắc về Chiller mong các cao thủ giải đáp giúp
1. Có thể căn cứ vào đâu để có thể quyết định thêm hay bớt số lượng chiller hoạt động trong hệ thống phù hợp với yêu cầu tải lạnh hiện tại.
2. Evaporator pressure drop tranducer, Bypass minimum Flow valve là thiết bị van gì, chức năng hoạt động của nó như thế nào
Xin cảm ơn
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

em đang học hay đi làm vậy.
một hệ thống lạnh thì đã tính tổng nhu cầu lạnh để ấn định số chill, làm sao thêm bớt máy khi mục đích không thay đổi chứ.
còn cái th/b em hỏi, nó là cái bộ xả áp khi mà áp đường đẩy tăng quá chỉ định thôi mà, có gì đâu.
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Cảm ơn các bác đã chỉ dẫn nhiệt tình. Vì em là dân Điện mới vào nghề nên có nhiều thắc mắc. Vấn đề của em hỏi là : Trong vận hành có thể do yêu cầu nhiệt độ ( mùa hè, mùa đông), số lượng điều hoà được bật mà số lượng chiller cung cấp nước lạnh là khác nhau. Vậy đâu là cơ sở để chọn lựa số lượng chiller cho phù hợp.
@ doquan: Bác chỉ dẫn thêm cho em một chút về các loại thiết bị này được không, vì theo em được biết đây không phỉa là các thiết bị thụ động mà ta có thể điều khiển bằng tín hiệu điện được.
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Em đang có một số thắc mắc về Chiller mong các cao thủ giải đáp giúp
1. Có thể căn cứ vào đâu để có thể quyết định thêm hay bớt số lượng chiller hoạt động trong hệ thống phù hợp với yêu cầu tải lạnh hiện tại.
2. Evaporator pressure drop tranducer, Bypass minimum Flow valve là thiết bị van gì, chức năng hoạt động của nó như thế nào
Xin cảm ơn
Vấn đề của bạn thực ra là hay đấy và đôi lúc cũng thú vị nữa. Tôi cũng nhiều khi phải suy nghĩ như bạn trong công tác thiết kế.
1. Trong bất kỳ công trình nào cũng đều có tổng tải lạnh. Từ tổng tải lạnh ta sẽ chọn được 1 hay nhiều chiller có tổng công suất xấp xỉ lớn hơn tổng tải lạnh. Vấn đề là sẽ phải quyết định có bao nhiều chiller? Với 1 công trình, các chiller có thể chạy tất cả hay chạy 1 phần tải tùy theo nhu cầu lạnh của nó. Ví dụ thế này, từ 8 giờ sáng - 17 giờ chiều, nhu cầu tải cho là 100% nên toàn bộ máy chiller hoạt động. Tuy nhiên sau 17 giờ, nhu cầu lạnh còn 1/3, sau 19 giờ nhu cầu lạnh còn 1/10 chẳng hạn, vậy thì hệ chiller sẽ chọn thế nào. Tôi xin chỉ ra một cách thế này: Chọn 3 chiller, mỗi chiller có 3 cấp công suất máy. Khi đó, từ 8-17 giờ, chạy 3 chiller. Sau 17 giờ, tắt 2 máy và chỉ để 1 máy chạy với cấp lạnh có thể thay đổi từ 1, 2, 3 cấp từ 17 giờ đến 20 giờ.
2. Evaporator pressure drop tranducer - có thể hiểu là một sensor cảm nhận được áp suất bầu bốc hơi của máy nén của chiller. Thiết bị này sẽ quy áp lực của bầu bốc hơi máy nén thành tín hiệu điện áp chuẩn (0-10VDC, 0-5VDC,...) hay dòng chuẩn (4-20mA, 0-20mA,...) để cung cấp cho bộ điều khiển của chính máy chiller. Bạn đọc thiết bị này trong catalogue phải không? Nó không có ý nghĩa gì lám đâu trừ khi bạn làm nghề bảo trì sửa chữa máy chiller. Bypass minimum Flow valve: Thuật ngữ này có thể hiểu là một cái van nước khi mở sẽ cho một lưu lượng nước nhỏ nhất là bao nhiêu (mức mở nhỏ nhất) còn thấp hơn thì coi như là van nước đã đóng. Đây là thông số kỹ thuật quan trọng của van nước tự động. Nếu bạn làm thiết kế chọn van cho những thiết bị máy móc yêu cầu chính xác cao thì hãy quan tâm đến nó. Còn nếu bạn là người thi công M/E thì không cần biết đến làm gì!
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

To: bác Nguyenledung,
Bác ơi, hình như cái Bypass minimum Flow valve không phải như bác nói, trích:"Bypass minimum Flow valve Thuật ngữ này có thể hiểu là một cái van nước khi mở sẽ cho một lưu lượng nước nhỏ nhất là bao nhiêu (mức mở nhỏ nhất) còn thấp hơn thì coi như là van nước đã đóng.", hết trích.
Em nghĩ nó chính là cái valve bypass, có mục đích cung cấp lưu lượng nước tối thiểu cho chiller, như khi ta dùng hệ vpf, nếu hầu hết các ahu và/hoặc fcu đều đóng, dẫn đến lưu lượng hệ thống xuống quá thấp, thấp hơn lưu lượng tối thiểu cho phép của chiller thì không được. Vì thế phải đặt 1 valve bypass đảm bảo có thể duy trì được lưu lượng tối thiểu qua chiller, nhằm bảo vệ thiết bị quan trọng nhất này.
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Cám ơn bạn baochungbk đã phản hồi! Tuy nhiên trong thực tế thì thông số này không quan trọng lắm vì trong thực tế bypass valve có thể mở ra hoàn toàn rồi đóng lại thật nhanh cũng không ảnh hưởng đến hệ thống nhiều lắm. Tuy thế, thuật ngữ này nó rất mơ hồ nên cần phải có tài liệu chính xác. Còn mình thì chỉ hiểu theo nghĩa tiếng Anh thôi! Bạn có thấy nó giống như mình hiểu không?
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Hihi, nội dung nhỏ bé của em cũng được các bác mổ xẻ giúp đỡ nhiệt tình.
@nguyenledung: bác Dũng ơi, vấn đề em hỏi về điều khiển chiller là sử dụng trong hệ BMS. Một hệ thống điều khiển tự động thì không thể cho phép đặt sẵn số lượng thiết bị chạy phải không bác. Lòng vòng qua các bài thảo luận trong diễn đàn, mọi người đang thảo luận về việc sử dụng BTU metter để đo nhiệt lượng cần thiết cho toà nhà từ đó xác định số lượng chiller cần thiết. Mong bác chỉ giáo thêm cho em và mọi người trong diễn đàn hiểu thêm được ko ? Cảm ơn bác nhiều. Không biết bác ở Hà nội Sài Gòn, xin phép được mời một chầu cafe offlie để cảm tạ riêng
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Cảm ơn các bác đã chỉ dẫn nhiệt tình. Vì em là dân Điện mới vào nghề nên có nhiều thắc mắc. Vấn đề của em hỏi là : Trong vận hành có thể do yêu cầu nhiệt độ ( mùa hè, mùa đông), số lượng điều hoà được bật mà số lượng chiller cung cấp nước lạnh là khác nhau. Vậy đâu là cơ sở để chọn lựa số lượng chiller cho phù hợp.
@ doquan: Bác chỉ dẫn thêm cho em một chút về các loại thiết bị này được không, vì theo em được biết đây không phỉa là các thiết bị thụ động mà ta có thể điều khiển bằng tín hiệu điện được.

theo những máy mình đã lắp thì đường bypass để xả áp khi áp tăng quá ngưỡng, còn ngưỡng này do người thiết kế và vận hành đặt trên thiết bị đ/kh. thiết bị đ/kh có thể là cơ điện, hay điện tử .......
còn số chill là tính theo nhu cầu cực đại của hệ thống.
các basc vui vẻ tiếp nhé
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Hihi, nội dung nhỏ bé của em cũng được các bác mổ xẻ giúp đỡ nhiệt tình.
@nguyenledung: bác Dũng ơi, vấn đề em hỏi về điều khiển chiller là sử dụng trong hệ BMS. Một hệ thống điều khiển tự động thì không thể cho phép đặt sẵn số lượng thiết bị chạy phải không bác. Lòng vòng qua các bài thảo luận trong diễn đàn, mọi người đang thảo luận về việc sử dụng BTU metter để đo nhiệt lượng cần thiết cho toà nhà từ đó xác định số lượng chiller cần thiết. Mong bác chỉ giáo thêm cho em và mọi người trong diễn đàn hiểu thêm được ko ? Cảm ơn bác nhiều. Không biết bác ở Hà nội Sài Gòn, xin phép được mời một chầu cafe offlie để cảm tạ riêng
À! Thì ra bạn xem hệ BMS. Thực ra chiller được thiết kế sao cho bước giảm tải là tối ưu nhất (vấn đề này nói vui là không dám qua mặt các anh em bên hệ HVAC). Thường thì thiết kế hay chọn bước giảm tải là từ 5 đến 10% tổng tải. Do đó, nếu bạn thấy có 3 máy chiller, mỗi máy có 4 cấp giảm tải tức là bước giảm tải nhỏ nhất là 1/12 tương đương với 8.5%.
Bản thân chiller giảm tải là do một nhiệt kế gắn ở ngõ vào của ống nước lạnh chiller nên vấn đề gọi chiller chay hay cho chiller nghỉ bản thân hệ BMS không quyết định. Thông thường hệ BMS sẽ bật công tắc remote để chiller có thể chạy chế độ tự động thôi.
Gần đây, quan điểm này vẫn còn sử dụng một phần vì tính an toàn và do bảo hành thiết bị nữa. Vì thế bạn cũng đừng ngạc nhiên là tại sao hệ thống BMS lại không hề điều chỉnh giảm tải hệ thống chiller.
Btu kế thực chất chỉ đo mức năng lượng tiêu thụ để có thề tính giá thành hay để xem biểu đồ năng lượng nhàm biết được lúc nào là cao điểm và lúc nào là thấp điểm, từ đó sẽ lập một kế hoạch vận hành tốt nhất và hợp lý nhất. Nếu bạn ở TP Hồ Chí Minh thì mình cũng không từ chối nhận lời càe đâu nhé! Hè hè!
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Tiếc quá em lại ở Hà nội, đợt tới vào SG mong được gặp bác và mời bác chầu cafe. Em vẫn băn khuăn một vấn đề là: công suất lạnh của một chiller được điều khiển bởi hệ điều khiển riêng của chiller khi chiller đó được bật bởi hệ BMS (điều khiển tinh). Tuy nhiên ta vẫn cần thiết phải có bài toán xác định số lượng chiller cần phải bật tuỳ thuộc vào tải thực tế của toà nhà (điều khiển thô - xác định phạm vi làm việc của tải). Có được như vậy hệ thống điều khiển chiller mới được gọi là hoàn chỉnh và linh hoạt và mang tính tự động cao phỉa công ah.
Thêm một chút về vấn đề điều khiển tốc độ bơm nước lạnh: tuỳ thuộc vào số lượng các van nước lạnh trên tải mở mà yêu cầu lưu lượng nước lạnh khác nhau tức là số lượng chiller cũng như tốc độ bơm thay đổi theo. Theo quan điểm của em là điều khiển tất cả các bơm nước lạnh này theo yêu cầu áp suất đường ống không đổi.
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Chà chà! Vấn đề bạn hoangaut quan tâm cũng hay đó. Những suy nghĩ này rất là software đó! Phần mềm có thể hoàn toàn làm được việc này, việc này hoàn toàn do tính toán tải thực tế mà ra. Tuy nhiên, bạn cũng phải hiểu rằng cái gì cũng có tính tương đối của nó. Không nên đòi hỏi một vấn đề gì đó chính xác như khoa học. Chúng ta đang làm kỹ thuật đó!
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

- Xin chia sẽ với hoangaut một tí.
không biết tài liệu minh đưa chú đã xem chưa, nếu chưa thì góp ý tí cho chú đọc dễ hiêu hơn.
- 'Bypass minimum Flow valve' là van modulating điều khiển lưu lượng tối thiểu qua Chiller trong hệ VPF. van này mở khi lưu lượng qua hệ thồng(ahu,fcu) nhỏ hơn llượng min của chiller.
- việc thêm hay bớt chiller sẽ dựa vào nhu cầu tải lạnh thực tế khi hoạt động. để biết nhu cầu tải lạnh thì có nhiều cách đo. Q=G.Cp.deltaT ( với deltaT cho rồi thì chỉ cần có T-supply có thể biết T-return
1. đo G, T supply
2. Chỉ đo G (đối với hệ decouple)
3. Chỉ đo T supply
(mỗi cách có ưu nhược điểm riêng sẽ cùng thảo luận tiếp nếu các bạn qua tâm)
khi này nó biết được hệ thống đang cần tải ở mức nào mà điều khiển biến tầng cho bơm (nếu có), hoặc tắt (thêm) bớt chiller. bản thân tự chiller có bộ điều khiển giảm tải nên việc điều chỉnh tải người thiết kế chỉ qua tâm đến các tác động ngoài chiller.
các anh điều khiển chỉ điều khiển như vậy và chỉ có cách như vậy
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Vấn đề atinh chia sẻ chính là vấn đề mình cũng muốn nói thôi! Việc điều khiển và vận hành đôi khi phải dựa trên cấu trúc chế tạo của máy. Mỗi máy, thiết bị đều có cơ chế điều khiển và vận hành riêng nên khi thiết kế một mạch khiển cho máy móc, thiết bị bạn cần phải tìm hiểu về nó rất kỹ. Về điều khiển, bạn phải xem kỹ phần electric wiring ở mỗi máy. Nói đến đây thì nhiều bạn hỏi vậy cấu trúc khiển mỗi máy khác nhau thì làm thế nào? Xin trả lời rằng các hãng làm chiller đều tham gia hiệp hội và đều có thỏa thuận về kết nối điều khiển chung. Do đó khi làm điều khiển chiller, hầu hết các chiller đều có cấu trúc nối dây khiển rất giống nhau.
Về cơ chế vận hành tắt mở chiller, bạn có thể tắt chiller bằng BMS, công tắc từ xa rất dễ dàng (tất nhiên phải chỉnh chiller hoạt động ở chế độ remote). Tuy nhiên quá trình giảm tải thì hoàn toàn do chiller control panel quyết định.
BMS chỉ quyết định tắt hoàn toàn 1 hay nhiều chiller khi mà tải lạnh sử dụng ít đi! Điều này thể hiện rất rõ ở việc tổng công suất tải đo bởi Btu kế giảm xuống. Hướng này nhiều hệ thống BMS đã làm và hiện họ đã hoàn thiện việc này!
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Vấn đề đang sôi nổi và đi vào chiều sâu. Chiller được tắt bật bằng BMS thì việc kết nối không quá khó khăn, thông thường chỉ là các tín hiệu Start/ Stop.... từ các rơle của bộ điều khiển, các kỹ lắp đặt của nhà cung cấp Chiller sẽ hướng dẫn chi tiết. Quay trở lại vấn đế đo BTU, theo quan điểm của em, tuỳ thuộc vào yêu cầu bài toán tính BTU nếu như hệ thống cần đo kiểm lượng BTU chính xác từ đấy lên bill cho người sử dụng thì ta cần thiết phải xác định lưu lượng G, giá trị nhiệt độ đầu vào và nhiệt độ đầu ra. G được đo bằng water flow metter, nhiệt độ đo bằng immersion temperature sensor. Thông thường các cảm biến nhiệt được lắp mặc định trên đường ống nước cấp và nước hồi nhằm mục đích kiểm tra hoạt động của thiết bị nhưng Water flow metter là thiết bị có giá thành cao. NGười thiết kế khéo léo là biết chọn phương án tối ưu nhất. Theo phương pháp suy luận của em :
1. Đo G, T supply là phương pháp tối ưu nhất. Tuỳ thuộc thực tế vào hiện trạng mà có thể tính ra số lượng Chiller cần thiết từ đó ra lệnh đóng mở các chiller.
2. Chỉ đo lưu lượng G:....
3. Chỉ đo Tsupply : lúc đầu ta giả thiết hệ thống sẽ bật một số lượng chiller nhất định, Trong quá trình làm việc liên tục so sánh giá trị Tsupply với Tsupply _setpoint. Nếu T_supply< T_supply setpoint -> tắt bớt 1 chiller; T_supply> T_supply setpoint -> bật thêm 1 chiller. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng Chiller thường xuyên đặt vào tình trạng giới hạn ( khi cần bật thêm 1 chiller).
Mong các bác chỉ giáo thêm .
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Với phương án 3 thì cần độ trể của T supply cho việc bậc hoặc tắt Chiller ( khoảng vài phút hoặc vài chục). nó là cách đơn giản nhất và thường áp dụng nhất, riêng đối với hệ decouple thì phương án đo lưu lượng lại đơn giản hơn.
Tuy nhiên đối với hệ thống có nhiều chiller (>5 chẳn hạn) thì độ trể của T supply lại xảy ra rất nhanh nên chiller có thể ko phản ứng kịp với sự thay đổi quá nhanh của nhiệt độ T suply. nên đối với hệ này bắt buộc phải dùng phương án 1 là đo thẳng công suất (G và deltaT).
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Bác Atinh ơi, bác có thể giải thích cho em thuật ngữ equalizing line trong bộ cảm biến chênh áp (different pressure sensor). Có phải đây là một van bảo vệ được lắp trước đầu đo cảm biến dP và sẽ tự ngắt khi áp suất quá cao hay không?
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Hi cả nhà!
Luồng thảo luận sôi nổi quá, hehe, nên em cũng muốn tham gia.
Bác Atinh ơi, bác có thể giải thích cho em thuật ngữ equalizing line trong bộ cảm biến chênh áp (different pressure sensor). Có phải đây là một van bảo vệ được lắp trước đầu đo cảm biến dP và sẽ tự ngắt khi áp suất quá cao hay không? -> nếu em không nhầm thì đó là loại cảm biến đo chênh áp giữa 2 đường ống nước cấp và hồi dạng transmitter để điều khiển độ mở valve bypass duy trì chênh áp ở mức cho phép.
Về việc điều khiển số lượng chiller hoạt động theo tải, bên hãng em dùng giải pháp theo như atinh đã nói rồi đó: sử dụng công thức tính năng lượng tải theo chênh lệch nhiệt độ và lưu lượng (đo bằng flow meter). Giả sử với hệ thống 4 chiller chẳng hạn, thì phải set up 3 setpoint để bật/tắt 4 chiller. SP1 tương ứng bật/tắt chiller 2, SP2 tương ứng chiller 3, SP3 tương ứng chiller 4. Chiller 1 đương nhiên chạy khi start/stop từ BMS. Chỗ này lưu ý thêm một chút: khi năng lượng tải tính toán được >= SP1 -> start chiller2 (đương nhiên chiller 1 đã chạy). Vậy khi nào dừng chiller 2, đương nhiên là không phải khi năng lượng tính toán được < SP1, vì như vậy sẽ xảy ra hiện tượng bât/tắt chiller liên tục. Để khác phục vấn đề này, người ta cho phép stop chiller 2 khi năng lượng < SP1 - HYS. HYS là một hằng số được nhập vào bởi người lập trình. Tương tự cho tất cả hệ chiller.
To hoangaut: bác đang công tác bên nào vậy, có thể chia sẻ chút thông tin để a e liên lạc học tập lẫn nhau cũng như tìm cơ hội hợp tác.
Thân chào.
 
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Bác Atinh ơi, bác có thể giải thích cho em thuật ngữ equalizing line trong bộ cảm biến chênh áp (different pressure sensor). Có phải đây là một van bảo vệ được lắp trước đầu đo cảm biến dP và sẽ tự ngắt khi áp suất quá cao hay không?

Bác xem thử trang đính kèm nhé. Theo tôi hiểu thì đường cân bằng (equalizing line) dùng để đưa cảm biến áp suất về giá trị 0 khi hiệu chuẩn cảm biến.
 

Đính kèm

  • Pressure Equalizing Line.pdf
    35.4 KB · Xem: 190
Ðề: Đôi điều thắc mắc về Chiller

Mình nói sơ qua về nguyên lý hoạt động của Chiller ở công trình Kumho Asiana Plaza cho bạn tham khảo:
Tổng cộng có 4 con/800 ton mỗi con, bơm nước chiller thì xài VFD, còn bơm nước cooling thì không, Mô tơ quạt của tháp giải nhiệt cũng xài VFD luôn. Điều khiển chiller và tháp bằng BMS.
Tháp cho chạy riêng, dựa theo nhiệt độ của nước ra khỏi tháp mà set cho bao nhiêu quạt chạy (ví dụ trên 30 độ thì cả 4 quạt đều chạy 50hz, xuống dưới 29 độ thì giảm dần tần số của 1 quạt và tắt hẳn khi ở dưới 29 độ 1 thời gian, tương tự 28 độ còn 2 quạt, 27 độ còn 1 quạt và 26 độ thì tắt hẳn.
Chiller thì khởi động qua BMS cũng được hoặc bằng tay cũng được, vd ban đầu chạy 1 con, khi đạt 100% tải mà nhiệt độ vẫn chưa đạt mức setting (5 độ) thì khởi động tiếp 1 con nữa, tiếp tục đến con thứ 3, thứ tư. Nếu nhiệt độ đạt rồi thì máy sẽ tự động giảm tải, nếu giảm quá mức cài đặt (ví dụ 60%) thì 1 máy sẽ shut down, tiếp tục như vậy. Ngược lại có 1, 2 con đang chạy mà tải quá 100% thì BMS sẽ tự động gọi con vừa mới shut down chạy lại.
Bơm nước chilled thì xài VFD, khi các đầu dò nhiệt ở các thiết bị (AHU, FCU,...) báo về đã đạt nhiệt độ, các van 2 way sẽ đóng lại, bơm cũng tự động giảm tần số (nhưng không thấp hơn mức setting, vd 25hz, vì nếu thấp quá sẽ không đủ độ chênh áp giữa đầu vào và ra của chiller, dẫn đến công tắc dòng chảy ko mở, chiller sẽ không hoạt động).
 
Back
Bên trên