Công Nghiệp Help me!Motorize valve....

robotno1

Thành Viên [LV 2]
Chào các bác!
Các bác đã thi công hệ thống Chiller cho tôi hỏi nên lắp van điều chỉnh lưu lượng cho FCU ở đường cấp hay đường hồi không ah? vì sao?
Có tài liệu thì tôi thấy lắp đường cấp, có tài liệu lại lắp đường hồi???? không biết nên lắp thế nào?:(
Thanks!
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Lắp ở đường hồi là đúng. Cái này xem lại tài liệu về đường đặc tính điều khiển.
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Góp 1 ý kiến, vì là loại on/of nên gắn ở đâu cũng đc nhưng theo Y thì loaị on/off nên gắn ở đuờng cấp --> coil đỡ phai chịu áp lực nuớc. Cái này cũng chỉ là suy nghĩ thôi, chứ thực tế vẫn thấy gắn ở đuờng hồi !!!
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Cảm ơn các bác!
Có bác nào giải thích rỏ chút được không ah? Hay có tài liệu không?up lên chung ta cùng nghiên cứu.Thank!
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Câu hỏi này mình cũng đang mong các bác chuyên về HVAC giải thích đây.
Theo mình thì mình phân tích thế này. Nên gắn ở đường hồi vì sẽ giám áp lực cho Valve (áp lực cao tiền cao)Vì nước đã đi qua dàn lạnh rồi thì phải giảm áp lực. Gắn ở đường hồi thì khi van đóng nước sẽ nạp đầy dàn lạnh.
NHưng nếu gắn đường cấp khi van này đóng lại 1 phần nước trong dàn lạnh sẽ bị hút về. Gây ra bọt khí trong hệ thống.
Và gắn ở đường hồi có nhiều ưu điểm hơn.
Cái này phân tích ngoài chuyên môn, có gì các bác lượng thứ cho.
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Áp lực nuớc cho hệ thống chiller thuờng ko cao nên bạn k cần quan tâm vấn đề tăng hay giảm áp lực lên valve!
Vấn đề tại sao lại đặt ở đuờng hồi thì ý kiến của canon như ý kiến của Y. và việc đặt valve ở đuờng cấp chỉ khi suy nghĩ đến khi là valve dạng on/off còn dạng motorize valve thì có lẽ phải đặt đuờng hồi vì những ý đã nêu ở trên !\\
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Phân tích thêm một chút từ ý kiến của canon. Khi bọt khí được hình thành sẽ gây va đập thủy lực tại cánh bơm, gây nguy hiểm cho bơm,(như khi ta đi tắm, nếu tắm ở bể sục, có một đường cấp thêm khí vào thì sẽ cảm nhận được sự va chạm hơn là khi ngắt đường khí này) cái này các tài liệu về thủy khí, thủy lực rất lo ngại.
Hơn nữa, nếu bạn để ý, trong thực tế, một cái đinh cắm vào cốc nước thì phần nào bị phá hủy trước? -> Phàn tiếp xúc giữa nước và khí đúng không? vì vậy, do đã dùng nước thì người ta muốn đường ống và dàn ngập nước luôn, nếu gây oxi hóa đường ống ->giảm khả năng trao đổi nhiệt và phá hủy dàn.
..........
Chưa nghĩ thêm được nguyên nhân nào he he he.
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Hỏi thêm ae 1 ý,
- Có cách nào giảm bọt khí trong đường ống không ( một cơ cấu, thiết bị xả tự động...) Vì xét về điều khiển thì chỉ tính là đường ống đầy nước, do đó có bọt khí là một yếu tốt sai số.
- Hệ chiller nếu dùng bình giãn nỡ dạng kín và dạng hở thì LỢI-HẠI ra sao, mong các bác phân tích.
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

trong tài liệu thiết kế ht đhkk của thầy Nguyễn Đức Lợi có đề cập : bình giản nỡ kính thường nhỏ, dùng cho hệ thống nhỏ như gia đình, còn bình giản nỡ hở, dùng cho hệ thống lớn đễ chế tạo giá thành thấp hơn cái cái kín,

hệ thống chiller khi dùng bình giản nỡ hở hoặc kín đều xem là hệ kín và khi tính toán trở lực không phụ thuột chênh lệch độ cao

cái này là theo mình nghĩ, khi dùng bình giản nỡ hở thì hệ chiller vẫn tính như hệ kín nhưng thực tế chỉ là kín tương đối

các bác thảo luận thêm
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Để tách bọt khí, tại ngã ba đường ống giao từ dàn lạnh về + Bơm + Bình dãn nở, người ta làm bằng ống lớn hơn, nhằm mục đích giảm tốc dòng nước, đồng thời đặt bình dãn nở phía trên, cao nhất trong hệ thống, cao hơn dàn lạnh ít nhất 1m.
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Hi Anh,

De tach bot khi trong he thong ong nuoc chung ta co thiet bi xa khi tu dong, rat don gian va chi phi thap
 
Trả lời: Help me!Motorize valve....

Hi Anh,

De tach bot khi trong he thong ong nuoc chung ta co thiet bi xa khi tu dong, rat don gian va chi phi thap
 
Ðề: Trả lời: Help me!Motorize valve....

Câu hỏi này mình cũng đang mong các bác chuyên về HVAC giải thích đây.
Theo mình thì mình phân tích thế này. Nên gắn ở đường hồi vì sẽ giám áp lực cho Valve (áp lực cao tiền cao)Vì nước đã đi qua dàn lạnh rồi thì phải giảm áp lực. Gắn ở đường hồi thì khi van đóng nước sẽ nạp đầy dàn lạnh.
NHưng nếu gắn đường cấp khi van này đóng lại 1 phần nước trong dàn lạnh sẽ bị hút về. Gây ra bọt khí trong hệ thống.
Và gắn ở đường hồi có nhiều ưu điểm hơn.
Cái này phân tích ngoài chuyên môn, có gì các bác lượng thứ cho.

Bạn có thể giải thích thêm không? Tại sao khi nước bị hút về một phần khỏi dàn lạnh thì gây ra bọt khí trong hệ thống. Bọt khí đấy xuất phát từ đâu ra. Bởi vì theo tôi nghĩ, khi hệ thống chạy ổn định thì bọt khí đã được tách hết ra từ bình giãn nở hở ở vị trí cao nhất? Nếu có điều kiện mong giải thích thêm
 
Ðề: Help me!Motorize valve....

Không phải là "gây ra" bọt khí mà là dễ bị tập trung bọt khí. Bọt khí trong hệ thống sẽ dễ bị tập trung vào trong coil, và bị "bẫy" ở trong đó không thoát ra ngoài được, nếu áp suất của nó càng nhỏ. Vì vậy người ta thường lắp valve điều khiển ở phía down stream nhằm làm cho áp lực nước trong giàn luôn được giữ ở mức cao, kể cả khi valve đóng.
Về tác hại của khí trong giàn thì, ít nhất là nó làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, ngoài ra còn gây ăn mòn, va đập thủy lực,...
Và trong hệ thống không bao giờ tách được hết khí không tan ra đâu, kể cả dùng automatic air vent cũng không có hiệu quả cao lắm.
 
Ðề: Trả lời: Help me!Motorize valve....

Câu hỏi này mình cũng đang mong các bác chuyên về HVAC giải thích đây.
Theo mình thì mình phân tích thế này. Nên gắn ở đường hồi vì sẽ giám áp lực cho Valve (áp lực cao tiền cao)Vì nước đã đi qua dàn lạnh rồi thì phải giảm áp lực. Gắn ở đường hồi thì khi van đóng nước sẽ nạp đầy dàn lạnh.
NHưng nếu gắn đường cấp khi van này đóng lại 1 phần nước trong dàn lạnh sẽ bị hút về. Gây ra bọt khí trong hệ thống.
Và gắn ở đường hồi có nhiều ưu điểm hơn.
Cái này phân tích ngoài chuyên môn, có gì các bác lượng thứ cho.

bác nói thế e không phải.
bọn tôi lắp chill, trong đường nước có van chặn riêng, và van cân bằng lưu lượng vẫn có, lắp ở đường hồi. van chặn có mấy loại, có thể van cơ, chặn nhánh, chặn tổng. có cả van điện để chặn. tùy theo thiết kế má lắp loại van đúng yeu cầu. như vậy van chặn cứ hoạt động, còn van cân bằng hoạt động riêng. vậy là nó không làm cái việc bác nghĩ đâu.
 
Ðề: Trả lời: Help me!Motorize valve....

ai bảo bác thế vậy ...
tôi lắp đường nước, van bằng ống luôn, dù van bướm, văn chạn, van cân bằng hay van 1 chiều ... đều vậy

Pac do quan chac la chuyen gia thi cong ha, ma chac do ben thiet ke tinh bang nhau nen pac lap vay la dung roi
 
Ðề: Trả lời: Help me!Motorize valve....

Pac do quan chac la chuyen gia thi cong ha, ma chac do ben thiet ke tinh bang nhau nen pac lap vay la dung roi

bác dùng ngoại ngữ nên tôi khó hiểu hết.
tôi đi thi công, chỉ biết là ống nào van đấy, bên giám sát không cho phép ống to van nhỏ vậy. còn độ bền là vô cùng, van tàu và van đức chắc khác nhau độ bền, nên giá cả cũng khác nhau.
ngoài ra, ống to chuyển lắp van nhỏ đẻ nhiều công phụ, chi phí phụ, lại làm xấu công trình, bên a họ cũng khó chấp nhận thanh toán nữa.
 
Ðề: Trả lời: Help me!Motorize valve....

ah, sẳn đây nói về vấn đề này luôn
Không nói về van on/off. đối với modulating, do nó điều khiển lưu lượng nước vào AHU (fcu), đường đặc tính lưu lượng và cột áp của coil nước là đường cong nên van phải tính sao cho đặc tính van bù vào đăc tính coil, để cuối cùng ra đường đặc tính điều khiẻn là tuyến tính. cái này sẽ nói đến hệ số kv của van. Hầu như mấy cái van này tư vấn mặc cho nhà cung cấp van chọn.
 
Back
Bên trên