Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

hoangphu

Thành Viên [LV 0]
Trong TCVN 7336, Mục 6.3, có qui định một cụm chữa cháy chỉ được bố trí tối đa 800 sprinkler.
Vậy thế nào là 1 cụm chữa cháy.?
Cụm chữa cháy có phải được phân ra nhờ Alarm check van lắp tại phòng bơm?
Hay nhờ van cổng của từng tầng?
Mới vào nghề, nên mong được sự chỉ giáo của mọi người!!
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Cụm chữa cháy được phân ra nhờ Alarm van!
Bác đọc lại tiêu chuẩn có nói rõ đấy!
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

http://www.mediafire.com/?2j0wrcqmwxuovlb

Gửi mọi người 1 file bản vẽ PCCC,để tham khảo.
Công trình này dùng 1 van alarm check valve cho toàn bộ tòa nhà!!!
Điều này, không phù hợp với tiêu chuẩn, nhưng đã thi công xong, và đi vào hoạt động.
Nên mình mới có câu hỏi như trên!
 
  • Like
Reactions: lqb
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Xin cho hỏi, trong trường hợp nào phải sừ dụng hệ sprinkler??
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Theo yêu cầu của công an PCCC cho dự án mình đang làm, số lượng đầu Sprinkler trên mổi nhánh không được nhiều hơn 4 đầu. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn NFPA thì được 8-10 đầu còn trên một cụm thì mình không rõ lắm. Bạn tìm hiểu thêm.
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Trong TCVN 7336, Mục 6.3, có qui định một cụm chữa cháy chỉ được bố trí tối đa 800 sprinkler.
Vậy thế nào là 1 cụm chữa cháy.?
Cụm chữa cháy có phải được phân ra nhờ Alarm check van lắp tại phòng bơm?
Hay nhờ van cổng của từng tầng?
Mới vào nghề, nên mong được sự chỉ giáo của mọi người!!

Một đầu spin có thể bảo vệ khoảng 12 m2. Như vậy với 800 đầu trên lý thuyết như bạn nói có thể bảo vệ 9600 m2. Đây là một diện tích khá lớn đối với công trình xây dựng. Cụm chữa cháy theo cách nói trên được hiểu là 1 ống cấp chính và có gắn các thiết bị kiểm tra an toàn. Thiết bị có thể dùng kiểm tra là alarm check valve, flow switch,... Thường các công trình sẽ phân làm nhiều cụm như cụm tầng,... Do đó, bạn cứ phân nhánh tầng bình thường với diện tích 1 cụm nhỏ hơn 9600 m2 là ổ rồi. Các công trình dân dụng hiện nay đa số các tầng chỉ khoảng từ 1000 - 2000 m2 thôi nên mình nghĩ bạn cũng không cần quan tâm lắm đến thông số này.
Cái cần nhất là chú ý thông số đầu spin cho các nhánh. Tùy theo mức độ an toàn mà bố chí spin cho đúng. Ví dụ ống DN25 sẽ cấp cho 4 spin ở những nới yêu cầu mức độ chữa cháy là cao, 8 spin ở những nơi có cấp trung bình và 12 spin ở nơi có mức cháy thấp. Vài ý kiến cùng bạn!!!
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Cái cần nhất là chú ý thông số đầu spin cho các nhánh. Tùy theo mức độ an toàn mà bố chí spin cho đúng. Ví dụ ống DN25 sẽ cấp cho 4 spin ở những nới yêu cầu mức độ chữa cháy là cao, 8 spin ở những nơi có cấp trung bình và 12 spin ở nơi có mức cháy thấp. Vài ý kiến cùng bạn!!!

Tôi thấy trong nhiều tiêu chuẩn như NFPA13 (Mỹ), CP52 (Singapore) qui định số đầu sprinkler cho ống DN25 (1 inch) thường chỉ là 2 đầu, tối đa là 3 đầu. Bác cho biết tiêu chuẩn nào cho phép ống DN25 cấp cho tới 12 đầu sprinkler vậy?
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Cảm ơn anh LEDUNG!
Cho em hỏi thêm cách tính trục Riser.
Theo anh nói như trên, chúng ta chỉ cần sử dụng 1 trục Riser cho cả hệ thống Sprinkler.
Như vậy, số lượng Sprinkler càng nhiều, thì kích cỡ ống Riser càng lớn.??
Ví dụ: ta có tòa nhà 10 tầng. Mỗi tầng cần lắp 275 đầu sprinkler. Gỉa sử, với số lượng sprinkler như trên, ống nhánh cấp cho mỗi tầng là ống DN150. Vậy, ống trục Riser sẽ là bao nhiêu?
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Xem cái nhà của bạn có nguy cơ cháy loại gì, số lượng đám cháy là bao nhiêu rồi lựa chọn tính toán chứ. Ví Dụ: Số lượng Sprinkler là 275 đầu(nguy cơ cháy thấp).nếu chỉ tính cho 1 đám cháy thì số đầu phục vụ là 10 đầu. Vì thế bạn chọn đường ống chính của nhánh là DN80. Còn ống riser chọn DN100. (Chú ý khi tính toán lựa chọn đường kính ống bạn để ý cái lưu lượng và vận tốc nhé). Còn theo phương pháp tính của mình thì tính tay là có độ an toàn cao nhất. Bạn cứ đọc kỹ tiêu chuẩn mà bạn exlife86 liệt kê là ok mà.
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Anh Hieu!
Khi ta đã tính được ống chính của nhánh là DN80 rồi, thì cách chọn hay tính ống Riser như thế nào?
Làm sao để tính được ống Riser là DN100??
VÍ DỤ: chúng ta có 2 tầng. Ống chính của nhánh ở mỗi tầng là DN80. Ta chọn ống Riser là DN100.
Vậy nếu chúng ta có 10 tầng. Ống chính của nhánh ở mỗi tầng là DN80. Thì ống Riser là bao nhiêu? Ống Riser cho 10 tầng có lớn hơn ống Riser cho 2 tầng không?
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Bạn đã tính toán theo tính tay bao giờ chưa? Mình đang trả lời cho ống riser cho công trình 10 tầng bạn đã chọn. nếu là công trình 2 tầng bạn hỏi như trên thì riser vẫn là DN100.Và khác nhau ở cụm đường ống phía dưới đoạn từ bơm đi ra. nếu bạn có phương pháp tính toán đặc biệt hoặc tuân theo tiêu chuẩn cao hơn NFPA13 thì câu trả lời của mình là sai. Cảm ơn bạn nhiều!
Mail của mình là: [email protected]
Có gì chúng ta trao đổi kinh nghiệm nhé.
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Tôi thấy trong nhiều tiêu chuẩn như NFPA13 (Mỹ), CP52 (Singapore) qui định số đầu sprinkler cho ống DN25 (1 inch) thường chỉ là 2 đầu, tối đa là 3 đầu. Bác cho biết tiêu chuẩn nào cho phép ống DN25 cấp cho tới 12 đầu sprinkler vậy?

Một đầu spin có thể bảo vệ khoảng 12 m2. Như vậy với 800 đầu trên lý thuyết như bạn nói có thể bảo vệ 9600 m2. Đây là một diện tích khá lớn đối với công trình xây dựng. Cụm chữa cháy theo cách nói trên được hiểu là 1 ống cấp chính và có gắn các thiết bị kiểm tra an toàn. Thiết bị có thể dùng kiểm tra là alarm check valve, flow switch,... Thường các công trình sẽ phân làm nhiều cụm như cụm tầng,... Do đó, bạn cứ phân nhánh tầng bình thường với diện tích 1 cụm nhỏ hơn 9600 m2 là ổ rồi. Các công trình dân dụng hiện nay đa số các tầng chỉ khoảng từ 1000 - 2000 m2 thôi nên mình nghĩ bạn cũng không cần quan tâm lắm đến thông số này.
Cái cần nhất là chú ý thông số đầu spin cho các nhánh. Tùy theo mức độ an toàn mà bố chí spin cho đúng. Ví dụ ống DN25 sẽ cấp cho 4 spin ở những nới yêu cầu mức độ chữa cháy là cao, 8 spin ở những nơi có cấp trung bình và 12 spin ở nơi có mức cháy thấp. Vài ý kiến cùng bạn!!!
Trên thực tế tính toán tôi thấy đoạn ống DN25 chỉ nên bố trí 1 đầu phun.Theo tính toán với lưu lượng 2.88l/s và chiều dài khoảng 3m thì tổn thất trên đoạn ống này lên tới trên 10m với 1 mũi phun.Như thế thì bơm của bác sẽ rất lớn và nếu 4 mũi/đoạn DN25 các bác sẽ ko chọn được bơm đâu!!!
 
Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Trên thực tế tính toán tôi thấy đoạn ống DN25 chỉ nên bố trí 1 đầu phun.Theo tính toán với lưu lượng 2.88l/s và chiều dài khoảng 3m thì tổn thất trên đoạn ống này lên tới trên 10m với 1 mũi phun.Như thế thì bơm của bác sẽ rất lớn và nếu 4 mũi/đoạn DN25 các bác sẽ ko chọn được bơm đâu!!!

Xin lỗi bác tính toán công thức nào mà ra tận tổn thất trên 10 m thế?
Tôi tính tổn dọc đường với chỉ số bác đưa ra là 3m. cục bộ thêm 0.3 nữa là 3.3m.
Cứ tính như thế ngược lại đến nút 3 tôi thấy tổn thất cũng như thế. Tất cả các công thức tính tôi xử dụng đều theo tiêu chuẩn, Đầu phun sprinkler dùng của nhà sản xuất. Cách tính toán theo NFPA 13. Tôi thấy rằng Exlife86 đưa ra như thế là hoàn toàn đúng không có gì khó để chọn bơm cả. Mong bác kiểm tra lại bảng tính toán bằng tay nhé.
Cảm ơn nhiều
 
Re: Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Trên thực tế tính toán tôi thấy đoạn ống DN25 chỉ nên bố trí 1 đầu phun.Theo tính toán với lưu lượng 2.88l/s và chiều dài khoảng 3m thì tổn thất trên đoạn ống này lên tới trên 10m với 1 mũi phun.Như thế thì bơm của bác sẽ rất lớn và nếu 4 mũi/đoạn DN25 các bác sẽ ko chọn được bơm đâu!!!

Tính toán cho lưu lượng không theo kiểu 1+1=2 được bạn ạ! Cần chú ý tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như NFPA hay BS đều chỉ có diện tích mẫu hạn chế. Với Việt Nam là 240 m2 tức 20 đầu. Chuẩn NFPA thì 127 m2 tức khoảng 10 đầu. Còn BS thì tôi chưa đọc nhưng nghe nói là 6 đầu. Như thế ở mức cháy trung bình, TCVN là cao nhất và tính toán mệt nhất. Như thế, công trình của bạn có khổng lồ thì cũng chỉ chọn bơm phục vụ cho 24 đầu thôi. Với lưu lượng ở mức chưã cháy trung bình là 28.8 l/s thì chọn ống cái là 2 ống DN100 nối mạch vòng là ổn nhất và phù hợp với cách duyệt của PCCC Việt Nam nhất. Khi đấu mạch vòng, lưu lượng trong ống DN100 sẽ tính là 14.4 l/s. Vậy các ống nhánh trong thiết kế theo TCVN phải không quá DN80. Hãn hữu lắm mới dùng DN100. Như thế, việc tính lưu lượng cho các ống phân nhánh cũng chỉ đáp ứng theo % lưu lượng của tổng số đầu. Ví dụ ống DN25 thường nối cho 2 đầu thì tính lưu lượng cho ống này là 1 đầu dù nối 2 đầu. Các ống càng lớn thì % lưu lượng đáp ứng sẽ nhỏ lại dần. Đến ống DN80 theo tôi nghĩ chỉ nên tính khoảng 30% tổng lưu lượng đầu là đủ. Từ đó sẽ tính được sụt áp cũng như cột áp bơm. Với tiêu chuẩn của NFPA của Mỹ, tôi thấy họ cũng không đưa ra cách tính cụ thể. Tuy nhiên nếu suy luận thì việc bơm chỉ đáp ứng cho 10 đầu spinkler thì rõ ràng lưu lượng tính cho ống DN80 là 40 đầu thì lưu lượng tính cho nó là bằng 50% là quá nhiều và không ổn lắm! Ý kiến này chỉ nhằm đưa ra một cách tính toán hệ thống cho hợp lý thôi! Nếu các bạn có tài liệu nào tốt hơn trong tính toán thì cứ đưa ra tranh luận nhé!
 
Re: Ðề: Số lượng SPRINKLER cho 1 cụm chữa cháy

Tính toán cho lưu lượng không theo kiểu 1+1=2 được bạn ạ! Cần chú ý tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như NFPA hay BS đều chỉ có diện tích mẫu hạn chế. Với Việt Nam là 240 m2 tức 20 đầu. Chuẩn NFPA thì 127 m2 tức khoảng 10 đầu. Còn BS thì tôi chưa đọc nhưng nghe nói là 6 đầu. Như thế ở mức cháy trung bình, TCVN là cao nhất và tính toán mệt nhất. Như thế, công trình của bạn có khổng lồ thì cũng chỉ chọn bơm phục vụ cho 24 đầu thôi. Với lưu lượng ở mức chưã cháy trung bình là 28.8 l/s thì chọn ống cái là 2 ống DN100 nối mạch vòng là ổn nhất và phù hợp với cách duyệt của PCCC Việt Nam nhất. Khi đấu mạch vòng, lưu lượng trong ống DN100 sẽ tính là 14.4 l/s. Vậy các ống nhánh trong thiết kế theo TCVN phải không quá DN80. Hãn hữu lắm mới dùng DN100. Như thế, việc tính lưu lượng cho các ống phân nhánh cũng chỉ đáp ứng theo % lưu lượng của tổng số đầu. Ví dụ ống DN25 thường nối cho 2 đầu thì tính lưu lượng cho ống này là 1 đầu dù nối 2 đầu. Các ống càng lớn thì % lưu lượng đáp ứng sẽ nhỏ lại dần. Đến ống DN80 theo tôi nghĩ chỉ nên tính khoảng 30% tổng lưu lượng đầu là đủ. Từ đó sẽ tính được sụt áp cũng như cột áp bơm. Với tiêu chuẩn của NFPA của Mỹ, tôi thấy họ cũng không đưa ra cách tính cụ thể. Tuy nhiên nếu suy luận thì việc bơm chỉ đáp ứng cho 10 đầu spinkler thì rõ ràng lưu lượng tính cho ống DN80 là 40 đầu thì lưu lượng tính cho nó là bằng 50% là quá nhiều và không ổn lắm! Ý kiến này chỉ nhằm đưa ra một cách tính toán hệ thống cho hợp lý thôi! Nếu các bạn có tài liệu nào tốt hơn trong tính toán thì cứ đưa ra tranh luận nhé!


NPFA13 2007 đã chỉ rõ cách tính toán tổn thất áp suất (hydraulic calculation). Khi tính toán người ta tính ngược từ sprinkler đầu tiên về tới đoạn cuối cùng (tức là đoạn nối ra city main). Còn theo đại ca nói thì nhánh 25 mà có 2 sprinkler head mà chỉ tính lưu lượng cho một sprinkler theo em thấy nó không đúng. :D
 
chào mọi người, mình thấy topic này hay và xoáy ngay vào vấn đề mình đang thắc mắc. Vậy mọi người cho mình hỏi về việc chọn đường ống chữa cháy phụ thuộc vào số đầu sprinkler như thế nào vậy? mình đọc trong TCVN7336 thấy không nêu rõ lắm! Mình thấy trong 1 số bản vẽ ống DN25 thì cấp cho 1 đầu sp; DN32 cho 3 sp, DN40 cho 5 sp ... vậy có tài liệu nào nói về số đầu sp cho mỗi kích cỡ ống ko vậy! Mong được giúp đỡ! Cảm ơn mọi người nhiều!
 
Tính toán mấy ống nhánh đó trong Handbook có đó bạn nó chỉ ra ở light hazard, ordi-hazard dành cho ống sắt, ống đồng nữa, mình chỉ có bản in thôi.
 
trước tiên cảm ơn bạn vì đã quan tâm đến vấn đề của mình! Mình mới vào nghề nên còn non lắm, bạn cho mình hỏi sau khi thiết kế đường ống cho sprinler xong mình cần kiểm tra lại những vấn đề gì vậy?
 
Back
Bên trên