Thảo luận Hướng dẫn tính toán tổn thất trong PCCC dựa trên công thức Hazen-Williams (TC NFPA13)

Mình bên HVAC nhưng do yêu cầu nay phải tìm hiểu thêm cả cái món PCCC mà dân ngoại đạo nên chả bít gì có một vài thắc mắc mong được các pro chỉ giáo hihihi.............Câu hỏi là:
- Nếu thiết kế ht sprinkler rồi thì có phải cần ht chũa cháy vách tường không?? Có TIÊU CHUẨN hay yêu cầu nào không ak??? Hay phải kết hợp cả 2 hệ thống cả {Sprinkler + chữa cháy vách tường ạ} (
- “Theo TCVN 7336:2003 thì các đường ống cáp nước chữa cháy (bao gồm đường ống trong và đường ống ngoài) cần phải được thiết kế kiểu mạch vòng khép kín”… nhưng mà mình xem qua một sô bản vẽ đã thi công thì chỉ thấy tác giả lúc thì thiết kế mạch vòng này cho khu vực tầng hầm để xe nhưng lúc lại không??. Vậy tóm lại là dùng mạch vòng trong trường hợp nào và trường hợp nào thì không cần ạ??
- Việc sử dụng bình chữa cháy khô. Vậy không gian nào thì cần dùng tới bình chữa cháy khô??
- Sprinkler được chia thành 2 loại chữa cháy bằng nước hoặc bằng bọt khí?? Không biết 2 cái này có khác nhau nhiều không ?? và khi nào thì dùng bọt khí vậy các bác??? Có thể đấu nối 2 ht này với nhau không ??
Mong anh em chém nhiệt tềnh
 
Không có bạn ah,cái này nghe hơi khó kiếm. Bạn hoc cơ khí CK15 àh, mình CK13 nè nhưng không biết có cùng trường không (trường mình xê cu tu rê hay gọi là xê
Không có bạn ah,cái này nghe hơi khó kiếm. Bạn hoc cơ khí CK15 àh, mình CK13 nè nhưng không biết có cùng trường không (trường mình xê cu tu rê hay gọi là xê cu)
mình cũng hoc trường xê cu.bạn hoc cơ sở nam định hay hà nội.bạn làm về bên pccc được lâu chua? mình đang tìm hiểu về pccc mà ko biết tìm tài liệu ở đâu. bạn là người đi trước có gì chỉ giup mình với nhé.
 
Vậy là cùng trường rồi, mình học cơ sở NĐ mình làm cũng mới có mấy năm ah. Bạn làm cho c.ty nào vậy? Xem tiêu chuẩn với tìm hiểu về thiết bị là chủ yếu chứ có tài liệu gì mấy đâu bạn.
 
Mình bên HVAC nhưng do yêu cầu nay phải tìm hiểu thêm cả cái món PCCC mà dân ngoại đạo nên chả bít gì có một vài thắc mắc mong được các pro chỉ giáo hihihi.............Câu hỏi là:
- Nếu thiết kế ht sprinkler rồi thì có phải cần ht chũa cháy vách tường không?? Có TIÊU CHUẨN hay yêu cầu nào không ak??? Hay phải kết hợp cả 2 hệ thống cả {Sprinkler + chữa cháy vách tường ạ} (
- “Theo TCVN 7336:2003 thì các đường ống cáp nước chữa cháy (bao gồm đường ống trong và đường ống ngoài) cần phải được thiết kế kiểu mạch vòng khép kín”… nhưng mà mình xem qua một sô bản vẽ đã thi công thì chỉ thấy tác giả lúc thì thiết kế mạch vòng này cho khu vực tầng hầm để xe nhưng lúc lại không??. Vậy tóm lại là dùng mạch vòng trong trường hợp nào và trường hợp nào thì không cần ạ??
- Việc sử dụng bình chữa cháy khô. Vậy không gian nào thì cần dùng tới bình chữa cháy khô??
- Sprinkler được chia thành 2 loại chữa cháy bằng nước hoặc bằng bọt khí?? Không biết 2 cái này có khác nhau nhiều không ?? và khi nào thì dùng bọt khí vậy các bác??? Có thể đấu nối 2 ht này với nhau không ??
Mong anh em chém nhiệt tềnh
- Chữa cháy vách tường: bạn xem TCVN 2622 mục 10. Nếu tiêu chuẩn bảo có vách tường thì nếu có Sprinkler rồi cũng phải làm vt. Thằng Nhật thì chỗ nào có Sprinkler rồi thì khỏi vt.
- Mạch vòng: Lúc không có lúc không mà cũng thấy ok nên không có rõ cái này lắm, đúng là TC yều cầu như vậy. TC 2622 cũng yêu cầu nối vòng cho hệ thống chữa cháy ngoài nhà khi chiều dài quá 200m, còn trong nhà thì: Khi trong nhà bố trí trên 12 họng nước hoặc có hệ thống chữa cháy tự động thì phải nối vòng.
- BCC cách lựu chọn và bố trí bcc bạn đọc TCVN 7435-1:2004 nói rất rỏ.
- Hệ thống chữa cháy bọt và nước là hoàn toàn khác nhau: hệ thống chữa cháy nước bình thường thì khỏi bàn. Hệ thống chữa cháy bọt (foam) chữa cháy bằng cách ngăn cách chất cháy với oxy. Chữa cháy bọt rất hiệu quả nhưng giá thành rất mắc, chủ yếu để chữa cháy khi chất cháy là các chất hữu cơ như sản phẩm dầu mỏ, cồn...và không nối với nhau được bạn àh, foam cô đặc được chứa trong bồn được hút lên hòa với nước tạo thành dung dịch foam và được trộn với không khí tạo thành bọt nếu bạn nối chung nhưng phía trước bộ trộn foam thì ok.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cảm ơn bác nhìu nghen. nhân đây cho mình hỏi luôn chút nữa là khi tính bơm bù áp, dựa vào đâu để tính ra được lưu lượng và cột áp cho bơm này ah? việc tính cột áp và lưu lượng cho bơm chữa cháy thì mình làm đc rùi nhưng chỗ bơm bù áp này bí quá. ~X(~X(~X(~X(~X(~X(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vậy mà bạn mình làm ree lại nói lương bèo, nhày việc rùi. bên shop đó. sao ta??
Tiện bác PCCC.Tran van giúp mình cái này đc không ak chả là

Mình có đọc TCVN 2622 :1995 Có nêu về họng chữa cháy trong nhà,thì thấy tối đa họng chữa cháy trong nhà như tiêu chuẩn nêu chỉ có 2 họng chữa cháy.

Nhưng mình đã xem nhiều bản vẽ, trong đó có bản vẽ như hình mình đăng lên thì ở đây có những 7 họng chữa cháy. Vậy điều này có đúng không ???

Việc bố trí vị trí của các họng này theo tiêu chuẩn phải gần các lỗi ra vào, dễ dàng sử dụng… (việc này không bàn tới).. nhưng mình thấy từ mỗi họng chữa cháy có một đường tròn ‘’ đường tròn này thể hiện bán kính bảo vệ’’ mình đã đo được là 40m/1 họng. Điều này căn cứ vào tiêu chuẩn nào vậy ạ. ??

Nếu theo bản vẽ thì một họng chữa cháy vách tường này bảo vệ được cho một khu vực khoảng 1200 m2. ở đây mình không tính vấn đề khối tích.

Nhìn thì có vẻ hợp lí nhưng k biết có đúng không ?? và dựa vào đâu để bố trí vị trí cũng như chọn được số lượng họng chữa cháy là 7 họng như vậy ??
 
tối đa 2 họng chữa cháy là số họng nước cho mỗi điểm ở trong nhà (theo 10.14 của TCVN 2622:1995), yêu cầu đặt ra là tất cả các điểm trong ngôi nhà phải được bảo vệ. Thường thì chúng ta tính bán kính bảo vệ của 1 họng nước là 20m=chiều dài 1 vòi cứu hỏa. Do vậy với công trình mà bạn nói thì chúng ta tính toán số họng nước dựa theo chiều dài và rộng của ngôi nhà chứ không theo diện tích, lựa chọn vị trí đặt họng phù hợp để mọi điểm trong nhà đều được bảo vệ bởi tối thiểu 2 họng!
Nếu có vấn đề gì bạn có thể gọi cho mình 0977999114
 
Mọi người cho em hỏi nếu bỏ qua tổn thất do ma sát thì 2 điểm em khoanh tròn này cột áp có bằng nhau không ạ
 

Đính kèm

  • 11.pdf
    139.7 KB · Xem: 119
Back
Bên trên