Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

zodiachoangdao

Thành Viên [LV 0]
Các bạn ơi vui lòng chỉ cho mình chút!
Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng. Hệ thống đường ống cứu hỏa như sau:
-Ống sắt tráng kẽm 100A: 260m
-Ống sắt tráng kẽm 50A: 80m
Ở nhiệt độ 25 độ C thì áp suất trong đường ống là 6kgf/cm2, vậy ở khi ở nhiệt độ là 40 độ C thì áp suất trong đường ống là bao nhiêu?
Xin vui lòng chỉ cho mình cách tính, hoặc tài liệu nói kĩ về vấn này!
Xim cảm ơn nhiều
^:)^
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Pressure and Boiling Points of Water
Boiling points of water at pressure ranging 0.5 - 1000 psia
Sponsored Links
When water is heated it eventually reaches a temperature - the boiling point - at which the vapor pressure is large enough that bubbles are formed inside the body of the water.
The boiling point depends on the pressure and the boiling points of water at pressures ranging 0.5 - 1000 psia are indicated in the diagram and table below.


• T(oC) = 5/9[T(oF) - 32]
• 1 psi (lb/in2) = 6,894.8 Pa (N/m2) = 6.895x10-2 bar
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Các bạn ơi vui lòng chỉ cho mình chút!
Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng. Hệ thống đường ống cứu hỏa như sau:
-Ống sắt tráng kẽm 100A: 260m
-Ống sắt tráng kẽm 50A: 80m
Ở nhiệt độ 25 độ C thì áp suất trong đường ống là 6kgf/cm2, vậy ở khi ở nhiệt độ là 40 độ C thì áp suất trong đường ống là bao nhiêu?
Xin vui lòng chỉ cho mình cách tính, hoặc tài liệu nói kĩ về vấn này!
Xim cảm ơn nhiều
^:)^

Density and change in Temperature
When temperature is changed the density of a fluid can be expressed as
ρ1 = ρ0 / (1 + β (t1 - t0)) (1)
where
ρ1 = final density (kg/m3)​
ρ0 = initial density (kg/m3)​
β = volumetric temperature expansion coefficient (m3/m3 oC)​
t1 = final temperature (oC)
t0 = initial temperature (oC)​
Volumetric Temperature Coefficients - β
water : 0.0002 (m3/m3 oC)
ethyl alcohol : 0.0011 (m3/m3 oC)​
Density and change in Pressure
When pressure is changed the density of a fluid can be expressed as
ρ1 = ρ0 / (1 - (p1 - p0) / E) (2)
where
E = bulk modulus fluid elasticity (N/m2)
p1 = final pressure (N/m2)
p0 = initial pressure (N/m2)​
Bulk Modulus Fluid Elasticity some common Fluids - E
water : 2.15 10^9 (N/m2)
ethyl alcohol : 1.06 10^9 (N/m2)
oil : 1.5 10^9 (N/m2)
Density of a fluid changing both Temperature and Pressure
The density of a fluid when changing both temperature and pressure can be expressed by combining (1) and (2)
ρ1 = [ ρ0 / (1 + β (t1 - t0)) ] / [1 - (p1 - p0) / E] (3)


Áp dụng Phương trình (3) và tra bảng nhiệt động học của nước xác định khối lượng riêng nước
Ở nhiệt độ 25 c là 997 kg/m3.
Ở nhiệt độ 40 c là 991kg/m3.
6kgf/cm2 = 58.8 10^4 N/m2


(3) --> 991 kg/m3 = [997 kg/m3 /(1 +0.0002 m3/m3 oC (40-25))]/ [1-(p1-58.8 10^4N/m2) / 2.15 10^9 N/m2 ]


kết quả là 1 số rất lớn ~= 44,081.6 kg/cm2 ( nhờ tính lại dùm)

Các Pro chỉ giáo thêm.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Chào bác Thuclee,
Công thức (3) bác nêu là công thức để tính khối lượng riêng của chất lỏng khi nhiệt độ và áp suất thay đổi. Khối lượng riêng mà bác tính là 997 kg/m3 và 991 kg/m3 tương ứng ở nhiệt độ là 25oC và 40oC là khối lượng riêng của nước ở áp suất khí quyển. Vì vậy áp thông số này vào công thức trên theo tôi là không chính xác.
Nếu bỏ qua sự dãn nở của ống thép, hệ thống đầy nước (Không còn không khí) và kín hoàn toàn thì thể tích và khối lượng nước trong hệ đường ống là không đổi, vì vậy khối lượng riêng của nước là không đổi khi nhiệt độ thay đổi (Khối lượng riêng=khối lượng /thể tích). Vậy ρ1 = ρ0 (tự động triệt tiêu trong phương trình). Kết quả tính được: p1=71.5 kg/cm2
Tuy nhiên thực tế không thể nào đẩy hết không khí ra khỏi đường ống và không khí có tính đàn hồi cao nên khi nhiệt độ tăng lên nước nở ra làm thể tích không khí co lại. Do đó, áp suất không tăng nhiều như tính toán trên đây và phụ thuộc vào tỉ lệ giữa thể tích nước và không khí trong hệ thống. Việc tính toán trong trường hợp này phức tạp hơn nhiều.
Mong các bác góp ý thêm.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Hi Thuclee,
Công thức (3) của bác tính ra là phương trình tuyến tính rồi. Thực chất của sự giãn nở của chất lỏng hay chất khí không phải là tuyến tính. Phương pháp xác định như các thông số của môi chất lạnh và dĩ nhiên nó sẽ có các đường đạc tính như vậy.

Các bác tiếp tục...
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Wow...bạn exlife86 có lập luận hay và tôi đồng ý với cách lập luận của bạn.
Dựa theo phần post của bạn thuclee (I guess , cited from here

Tôi biến đổi công thức số (3) dựa trên lập luận của exlife86 thành công thức sau:
Mã:
 p1=  p0 + [1-  1/(1+β(t1-t0)]*E                        (4)

Thay β= 0.0002 (m3/m3 oC), t1=40oC, t0=25oC vào 4 =>
  
         [B]  p1=p0+0.003E  [/B]                                     (5)

Thay E= 2.15 10^9 (N/m2) vào 5, 
                p1=703.8 10^4 (N/m2)
                   ~ 71.76 kgf/cm2  (exlife86 =71.5 (kgf/cm2))
                   ~ 70 atm (70 lần áp suất khí quyển)

comments;
Nhìn vào công thức (5), nếu là chất lỏng nén được (E tạm dịch là "Modun đàn hồi khối" có giá trị nhỏ) thì áp suất gần như ko đổi (p0~p1). Nhưng nước được coi là chất lỏng không nén được do có E lớn, điều này giải thích tại sao áp suất trong ống lại lớn như vậy, mặc dù độ thay đổi nhiệt độ ko lớn lắm.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

HI
Còn ai có đáp án nào khác không?

Theo như lý luận trên thì khí sẽ bị nước giãn nở đẩy ra auto airvale.
Vậy ta phải gắn thêm 1 safety vale < p1 và < áp lực chịu của ống?

Có ý kiến gì hay thêm ko cá pro.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Không biết có ai làm thực nghiệm nung nóng lượng nước ở áp 6 kg/cm2 ở 25 C
len 40 C xem thử áp tăng thế nào nhỉ.

Với lượng nước càng lớn thì để nung nóng lên 40oC cũng phải cần một nguồn nhiệt không nhỏ. %-(
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Không biết có ai làm thực nghiệm nung nóng lượng nước ở áp 6 kg/cm2 ở 25 C
len 40 C xem thử áp tăng thế nào nhỉ.

Với lượng nước càng lớn thì để nung nóng lên 40oC cũng phải cần một nguồn nhiệt không nhỏ. %-(

theo như các bác tính thì cho dù có mua bảo hiểm cũng chẳng thằng nào dám đứng đó mà thử! :@)
mà để tính xem, có lên đúng 40kg/cm2 không?
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

theo như các bác tính thì cho dù có mua bảo hiểm cũng chẳng thằng nào dám đứng đó mà thử! :@)
mà để tính xem, có lên đúng 40kg/cm2 không?

Ông này bị mất căn bản. nước chứ có phải hơi đâu ông.

Nước không nén được, bất quá thì nó tìm đường mà chảy ra chứ sợ gì.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Ông này bị mất căn bản. nước chứ có phải hơi đâu ông.

Nước không nén được, bất quá thì nó tìm đường mà chảy ra chứ sợ gì.

bài toán truyền nhiệt đơn giản thế, không giải được còn ném lên đây!:(
thế không phải bài trước ông tính lên hơn 40 kg/cm2 ah

(mất căn bản nhưng không hỏi những câu vớ vẩn bác ah!)
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Các bác sao nóng nảy thế?
Bác Katatonia có cách tính nào hay hơn, đưa lên cho mọi người cùng tham khảo.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

bạn nên nhớ áp suất trong ống không phải bằng nhau ở mọi điểm. tôi đã đo thu áp suất trong ống tại tầng 1 và tầng 8 của 1 toà nhà, nó chênh lệch nhau khoảng 3,5 kg. vậy khi bạn tính áp của ống nước cứu hoả, thì áp suất nước sẽ tăng tại vùng tăng nhiệt, nhưng các vùng liên quan sẽ biến đổi khác nhau, ví dụ như bạn đun 1 ống nước dựng nghiêng, nếu đun từ đáy thì toàn bộ nước trong ống nóng lên, còn đun từ giữa thì chỉ phần nước phía trên nóng lên, còn phần dưới rất ít thay đổi nhiệt. đay là 1 thí nghiệm kinh điển trong môn học về truyền nhiệt trong môi trường nước. bạn cần suy nghĩ kỹ hơn, chúc thành công
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Dĩ nhiên mọi người đều biết áp suất không bằng nhau tại mọi điểm do ảnh hưởng của chiều cao cột nước. Bài toán đặt ra ở đây chỉ xét tại 1 điểm cố định, áp suất thay đổi thế nào khi nhiệt độ thay đổi. Thực tế trong thi công chúng ta vẫn gặp trường hợp này. Có lần test áp lực hệ thống ống nước vào lúc sáng sớm. Đến 2 giờ chiều nhiệt độ môi trường cao hơn, kiểm tra lại thấy chỉ số đồng hồ áp suất cao hơn chút ít. Giám sát bên A cho là bên B gian lận. Phải giải thích rất lâu họ mới chịu ký vào biên bản. Tất nhiên độ gia tăng áp suất không cao vì nhiệt độ môi trường không thay đổi nhiều như trong đầu bài đưa ra và nhiệt độ nước trong ống cũng tăng rất chậm theo nhiệt độ môi trường.
Mong các bác góp ý thêm.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

bác thấy vậy là đã gần đến chân lý đấy, phần còn lại có thể hỏi ông becnuli. đậi khái là đề bài của bác trước sau bất nhất, vì nếu nhiệt độ tăng trong toàn bộ lượng nước chứa trong ống, thì có bài toán hệ số dãn nở nhiệt của nước. nhưng nếu nhiệt độ tăng cục bộ ví dụ tầng 2,thì tầng 1 đương nhiên nhiệt không tăng, còn các tầng cao hơn có tăng và tăng không giống nhau vì nó còn phải nguội đi khi truyền nhiệt đi trong ống, vậy bài toán tăng nhiệt tính thêm mục : nhiệt độ giảm dần theo chiều dài ống nước. ta còn phải chú ý dữ kiện : khối lượng nước bị tăng nhiệt chiếm bao nhiêu % tổng khối nước trong ống, vì lượng nước tăng nhiệt sẽ tăng áp, nhưng lượng nước không tăng nhiệt sẽ không tăng áp. áp suất nói chung trong ống sẽ là trung bình của 2 khối này, tinhs theo cách bình quân gia quyền nhưng xét kỹ thì áp cũng giảm dần từ điểm tawng nhiệt ra các vùng khác. điều này cũng khác với dữ kiện nhiệt độ môi trường tăng, vì nhiệt độ môi trường tăng ảnh hưởng nhiều tới ống nước hơn là việc tăng nhiệt cục bộ của ống. nhưng ngoài ra còn phải tính tới dữ kiện tốc độ tăng nhiệt từ 20 lên 40, nếu bạn tăng lên nhanh thì áp suất cục bộ chắc tăng nhanh hơn các vùng liên quan,còn nếu tăng chậm thì áp suất cục bộ sẽ tăng từ từ, các vùng khác tăng lên theo công thức tính tốc độ truyền nhiệt trong môi trường nước. và khi xác định áp suất tại các điểm đo thì cũng phụ thuộc thời điểm đo, vì nếu bạn vừa tăng nhiệt đã lên tầng trên đo thi đương nhiên tầng trên sẽ chưa tăng áp. như vậy việc xác định áp trong ống cứu hoả khác hẳn áp trong nồi hơi. vậy nên tôi nghĩ chắc thiết bị báo cháy nó không chỉ căn cứ tín hiệu áp suất đâu, vì nếu căn cứ áp suất thì có khi nhà đã cháy xong rồi mới báo động ấy chứ.theo tôi, hình như mức tăng áp có dạng đồ thị giảm dần, không rõ hình gì nhưng chắc là phi tuyến, mà đỉnh là điểm tăng nhiệt, còn 2 cánh không giống nhau, vì vùng không tăng nhiệt sẽ ít tăng áp hơn.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

bác thấy vậy là đã gần đến chân lý đấy, phần còn lại có thể hỏi ông becnuli. đậi khái là đề bài của bác trước sau bất nhất, vì nếu nhiệt độ tăng trong toàn bộ lượng nước chứa trong ống, thì có bài toán hệ số dãn nở nhiệt của nước. nhưng nếu nhiệt độ tăng cục bộ ví dụ tầng 2,thì tầng 1 đương nhiên nhiệt không tăng, còn các tầng cao hơn có tăng và tăng không giống nhau vì nó còn phải nguội đi khi truyền nhiệt đi trong ống, vậy bài toán tăng nhiệt tính thêm mục : nhiệt độ giảm dần theo chiều dài ống nước. ta còn phải chú ý dữ kiện : khối lượng nước bị tăng nhiệt chiếm bao nhiêu % tổng khối nước trong ống, vì lượng nước tăng nhiệt sẽ tăng áp, nhưng lượng nước không tăng nhiệt sẽ không tăng áp. áp suất nói chung trong ống sẽ là trung bình của 2 khối này, tinhs theo cách bình quân gia quyền nhưng xét kỹ thì áp cũng giảm dần từ điểm tawng nhiệt ra các vùng khác. điều này cũng khác với dữ kiện nhiệt độ môi trường tăng, vì nhiệt độ môi trường tăng ảnh hưởng nhiều tới ống nước hơn là việc tăng nhiệt cục bộ của ống. nhưng ngoài ra còn phải tính tới dữ kiện tốc độ tăng nhiệt từ 20 lên 40, nếu bạn tăng lên nhanh thì áp suất cục bộ chắc tăng nhanh hơn các vùng liên quan,còn nếu tăng chậm thì áp suất cục bộ sẽ tăng từ từ, các vùng khác tăng lên theo công thức tính tốc độ truyền nhiệt trong môi trường nước. và khi xác định áp suất tại các điểm đo thì cũng phụ thuộc thời điểm đo, vì nếu bạn vừa tăng nhiệt đã lên tầng trên đo thi đương nhiên tầng trên sẽ chưa tăng áp. như vậy việc xác định áp trong ống cứu hoả khác hẳn áp trong nồi hơi. vậy nên tôi nghĩ chắc thiết bị báo cháy nó không chỉ căn cứ tín hiệu áp suất đâu, vì nếu căn cứ áp suất thì có khi nhà đã cháy xong rồi mới báo động ấy chứ.theo tôi, hình như mức tăng áp có dạng đồ thị giảm dần, không rõ hình gì nhưng chắc là phi tuyến, mà đỉnh là điểm tăng nhiệt, còn 2 cánh không giống nhau, vì vùng không tăng nhiệt sẽ ít tăng áp hơn.


Cuối cùng vẫn không có kết quả cụ thể. Hãy cho 1 kết quả tương đối để xem xét được không pro. đề bài đã cho mà bàn một hồi không ra được kết quả thì vẫn là Zero. NẾu dữ kiện thiếu thì áp đặt giả thuyết đi. kết quả dù sai cũng dễ hiểu hơn là bàn lòng vòng.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

Tôi có vài ý khác với bác Do Quan như sau:
1. Đề bài không có gì là trước sau bất nhất cả. Chỉ là không nêu hết các giả thiết thôi. Ở đây chúng ta tập trung xét đến vấn đề áp suất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi. Để đơn giản chúng ta giả thiết chỉ xét hệ đường ống trên 1 tầng (cao độ bằng nhau), nhiệt độ tăng đều trên toàn bộ đường ống (do tác động nhiệt độ môi trường, chẳng hạn). Như vậy sẽ dễ dàng và rõ ràng hơn. (Tác động của các yếu tố khác, nếu cần có thể nghiên cứu riêng, sao đó tổng hợp lại).
2. Trường hợp nhiệt độ tăng cục bộ, thì chỉ có lượng nước tại chỗ tăng nhiệt dãn nở nhưng sẽ tác động làm tăng áp suất trên toàn bộ hệ thống (tất nhiên lượng tăng áp suất phụ thuộc vào tỷ lệ của khối nước tăng nhiệt độ so với toàn bộ khối nước trong hệ thống) vì áp suất chất lỏng truyền đi rất nhanh không giống như tốc độ truyền nhiệt.
3. Theo tôi biết thông thường hệ thống báo cháy hoạt động dựa trên tín hiệu nhiệt độ (bằng đầu báo nhiệt), khói (bằng đầu báo khói), dòng chảy của nước chữa cháy (bằng công tắc dòng chảy, alarm valve). Tín hiệu áp suất chỉ dùng để chạy hoặc tắt bơm (bằng công tắc áp suất) chứ chưa thấy dùng tín hiệu áp suất để báo cháy.
Tóm lại, chúng ta nên đơn giản hóa bài toán để tìm ra đáp số chứ nếu đưa ra quá nhiều yếu tố tác động thì chỉ có thể biết rằng nhiệt độ tăng thì chắc chắn áp suất sẽ tăng còn tăng bao nhiêu thì cần phải có một công trình nghiên cứu và thực nghiệm mới cho kết quả chính xác chứ trong phạm vi 1 topic thì chắc không giải quyết được.
Như vậy, các bác thấy cách tính của bác thuclee và longhunter trên đây có gì sai không? Hay các bác có các tính nào khác hơn thì đưa ra để mọi người được mở rộng tầm mắt.
 
Ðề: Áp suất tăng thế nào nếu nhiệt độ tăng?

theo tôi thì các bác đều có cái đúng, nhưng vào hoàn cảnh cụ thể có nhiều dữ kiện nên bác không nêu đủ thì làm sao có lời giải đúng. vì nếu nhiệt độ tăng đều trên toàn tuyến và cùng 1 cao độ, thì cái ống của bác nó không khác cái nồi hơi, nó tăng áp tại mọi điểm, nên các kết quả 6 lên 40 kg kia có thể đúng đấy, như là bạn đun nồi áp suất ninh xương, áp suất mà không xả kịp thì nồi nổ như bom, theo các cụ mình bảo vậy. nhưng nếu như nhiệt tăng tại 1 điểm, thì đúng là điểm khác chưa tăng nhiệt đã tăng áp. vậy bài tuyếntoán lại rắc rối ở chỗ nước ở áp suất nào thì có nhiệt dung riêng tương ứng, ví như ở áp suất thường thì nước tăng nhiệt nhanh hơn ở áp suất cao và ngược lại, ví dụ kinh điển là bạn đi lên núi thì đun nước sôi nhanh hơn ở nhiệt độ thấp hơn 100 độ c. còn vị trí tăng nhiệt trên tuyến ống cũng ảnh hưởng, ví như bạn tăng nhiệt tại 1 đầu hay tăng nhiệt ở giữa kết quả có thể khác nhau. nói chung là cũng gần như đi vào rừng ...huhuhu
 
Back
Bên trên