Bệnh phấn trắng hoa hồng là bệnh gì? Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị cho bệnh?

phanthuocsinhhocg2b

Thành Viên [LV 0]
Bệnh phấn trắng ở hoa hồng là bệnh do nấm Sphaerotheca pannosa gây ra. Đây là loại bệnh phổ biến gây hại nhiều nhất trên cây hoa hồng và đặc biệt là cây hoa hồng leo.
Hãy cùng Phân Thuốc Vi Sinh Nông Nghiệp G2B tìm hiểu về căn bệnh phấn trắng hoa hồng nhé!!!
benh-phan-trang-hoa-hong
Bệnh phấn trắng hoa hồng
Cây hoa hồng được coi là nữ hoàng của các loại hoa. Với đa dạng giống loài khác nhau mang những vẻ đẹp riêng biệt, hồng phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, cây hoa hồng có thể cho hoa quanh năm với nhiều chủng loại màu sắc khác nhau nên rất thích hợp để trang trí và làm quà tặng.

Vì thế ở nước ta, để kịp thu hoạch hoa hồng thường trồng vào hai vụ là mùa xuân và mùa thu. Nhiệt độ ấm dần cũng rất thích hợp cho hồng phát triển.

Tuy nhiên thời điểm sau Tết (tháng 2,3) nước ta thường có mưa phùn hoặc là độ ẩm cao thích hợp để cho các loại nấm sinh sôi, hoặc khi vào thu đất khô khiến các loại nấm phát triển mạnh.

Thực tế, bệnh phấn trắng hoa hồng do nấm gây ra là vấn đề mọi nhà trồng hoa hồng phải đối diện. Vậy làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh phấn trắng hoa hồng hiệu quả?

Bệnh phấn trắng là gì?
Bệnh phấn trắng ở hoa hồng là bệnh do nấm Sphaerotheca pannosa gây ra. Đây là loại bệnh phổ biến gây hại nhiều nhất trên cây hoa hồng và đặc biệt là cây hoa hồng leo.

Benh-phan-trang-o-hoa-hong
Bệnh phấn trắng ở hoa hồng
Nguyên nhân khiến hoa hồng bị phấn trắng?
Nguyên nhân khiến hoa hồng bị bệnh phấn trắng là loài nấm Sphaerotheca pannosa sẽ tấn công vào tầng biểu bì bên trong cây hoa hồng gây nguy hại đến cây.

Nam-Sphaerotheca-pannosa-gay-benh-phan-trang-hoa-hong
Nấm Sphaerotheca pannosa gây bệnh phấn trắng hoa hồng
Dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng ở hoa hồng?
Triệu chứng chung của bệnh này là xuất hiện một lớp bột màu trắng xám; có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bề mặt lá, cành và thân của thực vật.

Dau-hieu-nhan-biet-benh-phan-trang-o-hoa-hong
Dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng ở hoa hồng
Cụ thể:

Khi kiểm tra ta nhìn thấy bột trắng nằm trên cả hai mặt lá, chồi. Đôi khi ta có thể thấy nó xuất hiện trên cả thân và quả.

Dau-hieu-benh-phan-trang-o-hoa-hong
Dấu hiệu bệnh phấn trắng ở hoa hồng
Dấu hiệu ban đầu của bệnh là những đốm trắng trên lá, lá bị nhiễm bệnh phấn trắng nặng sẽ quăn, méo mó, khô và bị biến màu vàng, rồi đỏ, rồi tím và rụng sớm. Nấm cũng phát triển trên hầu hết bộ phận của cây hoa kể cả cuống hoa, đài hoa hay cánh hoa đều có thể là nơi cho nấm gây bệnh. Chúng làm cho nụ hoa ít, không mở hoặc mở không đúng cách, cuốn hoa dày và như tấm lót cho lá.

Khi bệnh trở nặng, các bộ phận bị bệnh sẽ sớm chuyển sang màu nâu và già đi. Cuối cùng cây héo và chết.

Điều kiện sinh trưởng và phát triển bệnh phấn trắng hoa hồng
Bệnh thường bắt đầu xuất hiện khi không khí ẩm ướt, trời thường xuyên đổ mưa, độ ẩm cao trên 85%. Nhiệt độ lý tưởng cho nấm Sphaerotheca pannosa phát triển nằm trong khoảng 15 – 26 ºC. Trời nóng trên 32 ºC có thể giết chết loại nấm này.


Điều kiện sinh trưởng và quá trình phát triển bệnh phấn trắng hoa hồng
Bệnh phát triển nhanh khoảng đầu xuân khi trời có mưa xuân lất phất và khí tiết trời nồm, hoặc từ tháng 9 đến tháng 12 khi đất trồng hoa bị khô dần. Bệnh phấn trắng dễ lây lan do sự tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khỏe thông qua nước bắn, gió, và không khí.

Lưu ý bệnh phấn trắng có thể lan truyền từ loại cây này sang loại cây khác, ví dụ: các cây họ bầu bí (bí xanh, bí đỏ, dưa leo, dưa hấu, khổ qua, …), rau ngót, cao su, chanh dây, …

Biện pháp phòng ngừa bệnh phấn trắng
Bien-phap-phong-ngua-benh-phan-trang
Biện pháp phòng ngừa bệnh phấn trắng
Nên tìm chọn những giống hồng tốt có khả năng kháng bệnh cao.
Chọn nơi trồng có nhiều ánh sáng, không khí thông thoáng, nên làm vệ sinh sạch chỗ trồng.
Trồng đúng mật độ, các cây nên cách nhau khoảng từ 50-80cm tùy vào giống hồng.
Mùa hè không được tưới nước vào ban đêm, chỉ tưới sát gốc, tốt nhất không tưới ướt lá.
Đất trồng vừa phải tơi xốp, thoát nước tốt, tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
Liên tục bổ sung phân hữu cơ, giảm các loại phân hóa học, giúp cây có sức sống mạnh mẽ hơn. Không bón phân chứa nhiều đạm bởi cây quá tốt, thân mềm hơn thì cũng dễ bị bệnh hơn.
Thường xuyên tỉa bỏ những lá, chồi để tạo độ thông thoáng.
Vệ sinh vườn sau mỗi vụ thu hoạch, cành bị bệnh thì cắt tỉa sâu xuống đến cành cấp 2 – 3, đem mầm bệnh đốt tiêu hủy ở nơi xa.
Người trồng hoa cần chú ý thời tiết để chủ động trong việc phòng bệnh.
Không chỉ phòng bệnh phấn trắng mà thường xuyên kiểm tra vườn, thực hiện các biện pháp phòng bệnh trên cũng có thể phòng một số bệnh cũng do nấm gây ra như thán thư, sương mai.

Một số biện pháp khắc phục bệnh thán thư trên hoa hồng bà con cần phải biết

Dấu hiệu, triệu chứng và biện pháp phòng trị bệnh sương mai trên hoa hồng

Cách trị nấm trắng trên hoa hồng
Đầu tiên, việc cần làm là cắt tỉa toàn bộ những phần cành, chồi, nụ, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy. Dừng bón phân có nhiều đạm cho vườn hồng tránh tạo thêm điều kiện cho nấm phát triển khiến cây dễ mắc bệnh.Chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh phấn trắng giúp tăng sức đề kháng cho cây, gây ức chế đến sự phát triển của các loài nấm gây bệnh.

Một vài loại thuốc trị phấn trắng hoa hồng tiêu biểu như sau:
Thuốc trừ nấm bệnh sinh học G2B – FUGI 500ml
Thuoc-tru-nam-benh-sinh-hoc-G2B-–-FUGI-500ml
Thuốc trừ nấm bệnh sinh học G2B – FUGI 500ml
Thành phần:

Chaetomium spp:……… 1×10^8 CFU/ml;
Trichoderma spp: ………1×10^8 CFU/ml;
pHH20: 6; Tỷ trọng: 1,12
Công dụng:

Tiêu diệt nấm, bảo vệ cây trồng trước các tác nhân gây bệnh
Giúp cây khỏe, tăng tính kháng nấm cho cây trồng
Tăng độ tơi xốp, tăng thành phần dinh dưỡng có trong đất giúp rễ cây phát triển tốt hơn.
Hướng dẫn sử dụng:

Hòa tan 25ml với 20-25 lít nước, có thể dùng cho phun hoặc tưới.
Nếu cây yếu thì nên phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày/lần.
Để phòng bệnh, chúng ta nên phun 15-30 ngày/lần tùy tình hình thời tiết và tình trạng của cây
Có thể kết hợp với Soda để tăng hoạt lực hoặc các loại sản phẩm thương hiệu G2B và các sản phẩm phân thuốc bảo vệ thực vật khác
Thuốc trừ bệnh sinh học G2B – G-ONE 500g
Thuoc-tru-benh-sinh-hoc-G2B-–-G-ONE-500g
Thuốc trừ bệnh sinh học G2B – G-ONE 500g
Thành phần:

Chaetomium cupreum:………. 1,5 x10^6 Cfu/g
Công dụng:

Tiêu diệt các loại nấm bệnh gây hại đến cây trồng nhờ sử dụng theo nguyên lý nấm đối kháng Chaetomium và hoạt chất sinh học do vi nấm tạo ra.
Hướng dẫn sử dụng:

Dùng cho phòng bệnh: Hòa tan 500g sản phẩm với 200 – 400 lít nước. Nên phun định kỳ để có thể phòng bệnh, bệnh phát triển vào giai đoạn mùa mưa nên khi vào mùa mưa chúng ta nên phun dày hơn 15- 30 ngày/lần còn mùa khô thì có thể 45 – 60/ngày lần ngày 1 lần.
Trị bệnh: Pha 500g sản phẩm + 500ml Nano Đồng G2B với 200 lít nước. Nên phun 2-3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 3- 5 ngày 1 lần. Phun thật đẫm các vùng bị bệnh, vùng đất quanh gốc theo vành tán để trị bệnh và phòng trừ lây lan cho các cây khác.
Liên hệ PHÂN THUỐC SINH HỌC NÔNG NGHIỆP G2B để biết thêm thông tin chi tiết.
 
Back
Bên trên