Cho vay tiêu dùng mới chỉ ở mức 11,4% tổng dư nợ

chiithun

Thành Viên [LV 0]

Năm 2019, tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam ước đạt 11,4%, đạt mức 1 triệu tỷ đồng.


Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 2020 - 2023 là giai đoạn chuyển tiếp từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2016-2020 sang kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2021-2025 với nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.

Dự báo tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2020 – 2022 khoảng 6,8%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3-3,5%, tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu khoảng 6,5-8%/năm.


Dây thun dệt bản - post 2 - 1835 - 03012020


Với mức dự kiến tăng trưởng trên, các yếu tố vĩ mô vẫn cho thấy những tín hiệu tích cực đối với toàn nền kinh tế Việt Nam.

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), với mức tăng trưởng bình quân 29%/năm, quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh, ước từ mức 646.000 tỷ đồng năm 2016 lên 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019.

Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam mới đạt khoảng 11,4%, trong khi con số phổ biến ở các nước phát triển là 40-50%, cho nên dung lượng thị trường rất lớn, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Hiện có 18 công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có 6 công ty nước ngoài.

Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng cho vay tiêu dùng còn có sự thúc đẩy nhờ cơ cấu dân số và sự tăng trưởng thu nhập bình quân trong những năm gần đây.

Theo số liệu từ Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng” khi năm 2016 Việt Nam có gần 55 triệu người trong độ tuổi lao động từ 20-59 tuổi, đến năm 2020 gần 63 triệu người. Đây là nhóm khách hàng chính mà các công ty tài chính tiêu dùng hướng tới.

Theo Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit), đây cũng là phân khúc khách hàng có nhu cầu thực hiện khoản vay với giá trị không lớn, tập trung chủ yếu là tiêu dùng cá nhân, sinh hoạt, mua hàng hoá gia dụng và phương tiện giao thông. Tăng trưởng thu nhập với tốc độ bình quân mỗi năm khoảng 13,2%, đặc biệt tại khu vực thành thị cũng thúc đẩy khách hàng có xu hướng chi mạnh tay hơn cho các sản phẩm có giá trị và có khả năng chấp nhận mức lãi suất lên tới 30-40%/năm cho những khoản vay tín chấp với quy mô không quá lớn.

“Có thể nhận định rằng giai đoạn 2019- 2023 sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành cho vay tiêu dùng. Hiện VietCredit đã có trên 100.000 khách hàng và dư nợ năm 2019 đạt mức hơn 1.900 tỷ đồng”, VietCredit cho biết.

Với triển vọng tích cực từ nền kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng ngành cho vay tiêu dùng, VietCredit đặt kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới với mức tăng trưởng tín dụng thẻ vay 110% năm 2020, giảm dần về mức 45% năm 2021, 30% năm 2022 và 25% năm 2023. Lãi suất cho vay bình quân được giảm dần từ 50%/năm xuống còn 45%/năm.

VietCredit cho rằng mức tăng trưởng ở trên là phù hợp nếu so sánh với các công ty tài chính tiêu dùng cùng xuất phát điểm và có cùng quy mô như VietCredit. Theo báo cáo về Thị trường Tài chính tiêu dùng Việt Nam, Công ty Tài chính Mcredit tăng trưởng 354% từ 1.549 tỷ đồng lên 5.480 tỷ đồng trong năm 2018 và dự kiến tăng 184% lên mức 10.000 tỷ đồng trong năm 2019. Công ty tài chính SHB tăng trưởng dự kiến 716% từ mức 514 tỷ đồng lên 3.600 tỷ đồng trong năm 2019.
 
Back
Bên trên