Chọn FCU cho không gian điều hòa

Huynt

Thành Viên [LV 0]
Cháu/Em xin phép được hỏi vấn đề như sau ạ!
Cháu/Em đang làm đồ án thiết kế hệ thống điều hòa kk cho trung tâm thương mại, 1 tầng. Dùng hệ thống Chiller giải nhiệt nước. Khu vực bán hàng thì dùng FCU, còn hành lang dùng AHU. Sau khi tính toán nhiệt, xây dựng sơ đồ đhkk, tới phần FCU có gặp phải thắc mắc như sau ạ: Cháu/Em chọn FCU theo catalogue của Daikin như ảnh ở dưới. Chọn đủ năng suất gió thì có khu vực năng suất lạnh lại thừa tận gần gấp 2 lần so với năng suất lạnh yêu cầu. Tiếp nữa là số FCU Cháu/Em thấy khá nhiều so với không gian khu vực đhkk, nên không biết nếu giữ số lượng FCU như đã chọn thì bố trí như nào ạ( ví dụ mặt bằng khu vực đồ gia dụng)? Và nếu thừa năng suất lạnh thì ta sử lý Chiller như nào ạ?
1686495498316.png
 
Cháu/Em xin phép được hỏi vấn đề như sau ạ!
Cháu/Em đang làm đồ án thiết kế hệ thống điều hòa kk cho trung tâm thương mại, 1 tầng. Dùng hệ thống Chiller giải nhiệt nước. Khu vực bán hàng thì dùng FCU, còn hành lang dùng AHU. Sau khi tính toán nhiệt, xây dựng sơ đồ đhkk, tới phần FCU có gặp phải thắc mắc như sau ạ: Cháu/Em chọn FCU theo catalogue của Daikin như ảnh ở dưới. Chọn đủ năng suất gió thì có khu vực năng suất lạnh lại thừa tận gần gấp 2 lần so với năng suất lạnh yêu cầu. Tiếp nữa là số FCU Cháu/Em thấy khá nhiều so với không gian khu vực đhkk, nên không biết nếu giữ số lượng FCU như đã chọn thì bố trí như nào ạ( ví dụ mặt bằng khu vực đồ gia dụng)? Và nếu thừa năng suất lạnh thì ta sử lý Chiller như nào ạ?
View attachment 41906
Chào Bạn.
Xin Trả lời mấy ý hỏi của Bạn như sau:
1) Trong Quy trình Tính toán TK ĐHKK có 2 Nhiệm vụ chính:
a- Tính toán CS Nhiệt Ẩm Phụ tải
b- Chọn Thiết bị xử lý KK Dàn lạnh (FCU, AHU...) để đáp ứng Cân bằng Năng lượng cho Phòng và Hệ thống gió.
Như vậy, cốt lõi của Bài toán TK là Phương trình Cân bằng về Năng lượng (cho Hệ thống và cho Phòng). Như vậy, với Bài toán TK của Bạn - thuộc về loại hình ĐHKK Tiện nghi - nên dựa vào Yêu cầu về Năng lượng chứ không phải là về Lưu lượng gió! Nghĩa là sẽ chọn Thiết bị Dàn lạnh dựa theo Thông số Yêu cầu về Công suất (lạnh) xử lý Nominal Capacity.
Khi đó Bạn sẽ không phải lăn tăn gì về Vấn đề Lưu lượng gió của Dàn lạnh nữa.
Lưu ý: Việc TK dựa trên Yêu cầu về Lưu lượng gió không phải là không có, nhưng là rất hiếm, chỉ đôi khi sử dụng cho loại hình ĐHKK Công nghệ (như với Phòng sạch), nhưng khi đó phải có Giải pháp hiệu chỉnh lại cho Phương trình Cân bằng về Lưu lượng gió.
2) Như nói trên, việc cốt yếu của TK là phải đảm bảo về tổng CS xử lý, và phân phối tổng CS đó 1 cách hợp lý theo Nhu cầu của từng Khu vực cục bộ. Như vậy Bạn có thể chọn nhiều Phương án bố trí Cấu hình (về Số lượng, kiểu loại và Công suất) các Dàn lạnh trên Mặt bằng Kiến trúc - không cứ là các Dàn lạnh đều phải giống nhau (tất nhiên giống nhau thì sẽ đẹp hơn), và số lượng cũng không phải là quá gò bó mà là để đáp ứng Tiêu chí Phụ tải cục bộ cùng với tính mỹ thuật, phối hợp hài hòa với Thiết kế Kiến trúc chung.
3) Chắc bạn đã học Giáo khoa, hẳn cũng biết rằng: CS TK của Dàn lạnh sẽ được tính toán dựa theo Gía trị Phụ tải đỉnh (Peak Load) trong ngày, còn CS tính toán để chọn TB SX Lạnh Chiller sẽ phải có xét đến Hệ số đồng thời theo Thời gian của (các Thành phần Phụ tải cũng như của các Khu vực/Phòng) khác nhau. Theo như đoạn văn 1) ở trên thì cách chọn Dàn lạnh FCU là theo CS lạnh là chuẩn rồi, sẽ không phải là dư thừa nữa. Còn Quy trình tính chọn TB cung cấp Lạnh, nếu Bạn có Quy trình và Phương pháp tính toán (Hour Analysis) đúng đắn và hợp lý, như kiểu các Phần mềm chuyên nghiệp TRACE, HAP, thì Bạn sẽ ra được 1 Kết quả Công suất tính toán chọn Thiết bị (Chiller) cũng sẽ đúng đắn và hợp lý thôi. Chứ không phải là DƯ để mà phải đi xử lý.
4) Về việc góp ý về Bố trí cụ thể và Bảng tính của Bạn, rất tiếc mình không thể vì Hình ảnh vẽ của Bạn mờ quá, mình không đọc nổi. Nấu có thể thì Bạn gửi cho mình
Xin góp vài ý nhỏ, mong rằng có hữu ích với Bạn, nhé.
 
Chào Bạn.
Xin Trả lời mấy ý hỏi của Bạn như sau:
1) Trong Quy trình Tính toán TK ĐHKK có 2 Nhiệm vụ chính:
a- Tính toán CS Nhiệt Ẩm Phụ tải
b- Chọn Thiết bị xử lý KK Dàn lạnh (FCU, AHU...) để đáp ứng Cân bằng Năng lượng cho Phòng và Hệ thống gió.
Như vậy, cốt lõi của Bài toán TK là Phương trình Cân bằng về Năng lượng (cho Hệ thống và cho Phòng). Như vậy, với Bài toán TK của Bạn - thuộc về loại hình ĐHKK Tiện nghi - nên dựa vào Yêu cầu về Năng lượng chứ không phải là về Lưu lượng gió! Nghĩa là sẽ chọn Thiết bị Dàn lạnh dựa theo Thông số Yêu cầu về Công suất (lạnh) xử lý Nominal Capacity.
Khi đó Bạn sẽ không phải lăn tăn gì về Vấn đề Lưu lượng gió của Dàn lạnh nữa.
Lưu ý: Việc TK dựa trên Yêu cầu về Lưu lượng gió không phải là không có, nhưng là rất hiếm, chỉ đôi khi sử dụng cho loại hình ĐHKK Công nghệ (như với Phòng sạch), nhưng khi đó phải có Giải pháp hiệu chỉnh lại cho Phương trình Cân bằng về Lưu lượng gió.
2) Như nói trên, việc cốt yếu của TK là phải đảm bảo về tổng CS xử lý, và phân phối tổng CS đó 1 cách hợp lý theo Nhu cầu của từng Khu vực cục bộ. Như vậy Bạn có thể chọn nhiều Phương án bố trí Cấu hình (về Số lượng, kiểu loại và Công suất) các Dàn lạnh trên Mặt bằng Kiến trúc - không cứ là các Dàn lạnh đều phải giống nhau (tất nhiên giống nhau thì sẽ đẹp hơn), và số lượng cũng không phải là quá gò bó mà là để đáp ứng Tiêu chí Phụ tải cục bộ cùng với tính mỹ thuật, phối hợp hài hòa với Thiết kế Kiến trúc chung.
3) Chắc bạn đã học Giáo khoa, hẳn cũng biết rằng: CS TK của Dàn lạnh sẽ được tính toán dựa theo Gía trị Phụ tải đỉnh (Peak Load) trong ngày, còn CS tính toán để chọn TB SX Lạnh Chiller sẽ phải có xét đến Hệ số đồng thời theo Thời gian của (các Thành phần Phụ tải cũng như của các Khu vực/Phòng) khác nhau. Theo như đoạn văn 1) ở trên thì cách chọn Dàn lạnh FCU là theo CS lạnh là chuẩn rồi, sẽ không phải là dư thừa nữa. Còn Quy trình tính chọn TB cung cấp Lạnh, nếu Bạn có Quy trình và Phương pháp tính toán (Hour Analysis) đúng đắn và hợp lý, như kiểu các Phần mềm chuyên nghiệp TRACE, HAP, thì Bạn sẽ ra được 1 Kết quả Công suất tính toán chọn Thiết bị (Chiller) cũng sẽ đúng đắn và hợp lý thôi. Chứ không phải là DƯ để mà phải đi xử lý.
4) Về việc góp ý về Bố trí cụ thể và Bảng tính của Bạn, rất tiếc mình không thể vì Hình ảnh vẽ của Bạn mờ quá, mình không đọc nổi. Nấu có thể thì Bạn gửi cho mình
Xin góp vài ý nhỏ, mong rằng có hữu ích với Bạn, nhé.
Cho em hỏi là nếu chọn Dàn lạnh đáp ứng đủ năng suất lạnh yêu cầu nhưng lưu lượng gió không đáp ứng đủ hoặc dư thừa nhiều so với lưu lượng gió yêu cầu thì xử lý như nào ạ?
 
Cho em hỏi là nếu chọn Dàn lạnh đáp ứng đủ năng suất lạnh yêu cầu nhưng lưu lượng gió không đáp ứng đủ hoặc dư thừa nhiều so với lưu lượng gió yêu cầu thì xử lý như nào ạ?
Bạn hãy đọc kỹ Bài viết Trả lời của mình, để nắm được rõ Ý mình muốn diễn đạt (chưa dám nói là đúng hay sai), trước khi hỏi lại nhé. Chú ý Câu này: " "
"Như vậy, với Bài toán TK của Bạn - thuộc về loại hình ĐHKK Tiện nghi - nên dựa vào Yêu cầu về Năng lượng chứ không phải là về Lưu lượng gió! Nghĩa là sẽ chọn Thiết bị Dàn lạnh dựa theo Thông số Yêu cầu về Công suất (lạnh) xử lý Nominal Capacity.
Khi đó Bạn sẽ không phải lăn tăn gì về Vấn đề Lưu lượng gió của Dàn lạnh nữa."
Nếu Bạn đã đồng ý với Phát biểu này của mình thì còn gì để phải hỏi: "so với lưu lượng gió yêu cầu thì xử lý như nào" nữa, thậm chí mình còn hỏi lại Bạn: cái bạn gọi là "Lưu lượng gió yêu cầu" là cái gì ở đây?!
Một lưu ý quan trọng nhé: Ta đang nói tới loại hình Điều hòa tiện nghi, chứ không nói tới Điều hòa công nghệ nhé.
 
Bạn hãy đọc kỹ Bài viết Trả lời của mình, để nắm được rõ Ý mình muốn diễn đạt (chưa dám nói là đúng hay sai), trước khi hỏi lại nhé. Chú ý Câu này: " "
"Như vậy, với Bài toán TK của Bạn - thuộc về loại hình ĐHKK Tiện nghi - nên dựa vào Yêu cầu về Năng lượng chứ không phải là về Lưu lượng gió! Nghĩa là sẽ chọn Thiết bị Dàn lạnh dựa theo Thông số Yêu cầu về Công suất (lạnh) xử lý Nominal Capacity.
Khi đó Bạn sẽ không phải lăn tăn gì về Vấn đề Lưu lượng gió của Dàn lạnh nữa."
Nếu Bạn đã đồng ý với Phát biểu này của mình thì còn gì để phải hỏi: "so với lưu lượng gió yêu cầu thì xử lý như nào" nữa, thậm chí mình còn hỏi lại Bạn: cái bạn gọi là "Lưu lượng gió yêu cầu" là cái gì ở đây?!
Một lưu ý quan trọng nhé: Ta đang nói tới loại hình Điều hòa tiện nghi, chứ không nói tới Điều hòa công nghệ nhé.
Bác alone cho em hỏi chút ạ. Hiện giờ em thấy các catalouge thương mại của các hãng không thể hiện lưu lượng gió, thường khi mình yêu cầu cs lạnh thì hãng mới xuất cho mình danh mục thiết bị trong đó mới thể hiện đủ từ lưu lượng nước đến lưu lượng gió. Vậy không biết có công thức nào tính lưu lượng gió từ tải nhiệt không ạ.
 
1) Các Catalogue Thương mại chỉ ấn hành cho loại Sản phẩm Sản xuất hàng loạt như Dàn lạnh FCU hay Chiller. Trên đó có thể hiện không chỉ Lưu lượng gió, nước mà còn cả những Thông số TK chính (Danh định) của Thiết bị. Còn đối với TB mang tên AHU là loại hình TK và Chế tạo đơn chiếc, đo ni đóng giày theo yêu cầu Thông số cụ thể của Khác hàng khi đặt hàng theo Dự án của mình, thì sẽ không chỉ định Thông số cụ thể.
2) Công thức tính Lưu lượng gió G từ CS trao đổi Qahu của Dòng Lưu chất (KK/Nước) chảy qua AHU, thì luôn có, đó là CT cổ điển Q= GC.deltaT trong đó deltaT là chênh nhiệt độ gió vào ra AHU. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh nhầm lẫn CS xử lý Qahu này của AHU với Phụ tải nhiệt của Phòng Qroom nhé.
 
1) Các Catalogue Thương mại chỉ ấn hành cho loại Sản phẩm Sản xuất hàng loạt như Dàn lạnh FCU hay Chiller. Trên đó có thể hiện không chỉ Lưu lượng gió, nước mà còn cả những Thông số TK chính (Danh định) của Thiết bị. Còn đối với TB mang tên AHU là loại hình TK và Chế tạo đơn chiếc, đo ni đóng giày theo yêu cầu Thông số cụ thể của Khác hàng khi đặt hàng theo Dự án của mình, thì sẽ không chỉ định Thông số cụ thể.
2) Công thức tính Lưu lượng gió G từ CS trao đổi Qahu của Dòng Lưu chất (KK/Nước) chảy qua AHU, thì luôn có, đó là CT cổ điển Q= GC.deltaT trong đó deltaT là chênh nhiệt độ gió vào ra AHU. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh nhầm lẫn CS xử lý Qahu này của AHU với Phụ tải nhiệt của Phòng Qroom nhé.
Vâng em cảm ơn Bác ạ.
 
Chào Bạn.
Xin Trả lời mấy ý hỏi của Bạn như sau:
1) Trong Quy trình Tính toán TK ĐHKK có 2 Nhiệm vụ chính:
a- Tính toán CS Nhiệt Ẩm Phụ tải
b- Chọn Thiết bị xử lý KK Dàn lạnh (FCU, AHU...) để đáp ứng Cân bằng Năng lượng cho Phòng và Hệ thống gió.
Như vậy, cốt lõi của Bài toán TK là Phương trình Cân bằng về Năng lượng (cho Hệ thống và cho Phòng). Như vậy, với Bài toán TK của Bạn - thuộc về loại hình ĐHKK Tiện nghi - nên dựa vào Yêu cầu về Năng lượng chứ không phải là về Lưu lượng gió! Nghĩa là sẽ chọn Thiết bị Dàn lạnh dựa theo Thông số Yêu cầu về Công suất (lạnh) xử lý Nominal Capacity.
Khi đó Bạn sẽ không phải lăn tăn gì về Vấn đề Lưu lượng gió của Dàn lạnh nữa.
Lưu ý: Việc TK dựa trên Yêu cầu về Lưu lượng gió không phải là không có, nhưng là rất hiếm, chỉ đôi khi sử dụng cho loại hình ĐHKK Công nghệ (như với Phòng sạch), nhưng khi đó phải có Giải pháp hiệu chỉnh lại cho Phương trình Cân bằng về Lưu lượng gió.
2) Như nói trên, việc cốt yếu của TK là phải đảm bảo về tổng CS xử lý, và phân phối tổng CS đó 1 cách hợp lý theo Nhu cầu của từng Khu vực cục bộ. Như vậy Bạn có thể chọn nhiều Phương án bố trí Cấu hình (về Số lượng, kiểu loại và Công suất) các Dàn lạnh trên Mặt bằng Kiến trúc - không cứ là các Dàn lạnh đều phải giống nhau (tất nhiên giống nhau thì sẽ đẹp hơn), và số lượng cũng không phải là quá gò bó mà là để đáp ứng Tiêu chí Phụ tải cục bộ cùng với tính mỹ thuật, phối hợp hài hòa với Thiết kế Kiến trúc chung.
3) Chắc bạn đã học Giáo khoa, hẳn cũng biết rằng: CS TK của Dàn lạnh sẽ được tính toán dựa theo Gía trị Phụ tải đỉnh (Peak Load) trong ngày, còn CS tính toán để chọn TB SX Lạnh Chiller sẽ phải có xét đến Hệ số đồng thời theo Thời gian của (các Thành phần Phụ tải cũng như của các Khu vực/Phòng) khác nhau. Theo như đoạn văn 1) ở trên thì cách chọn Dàn lạnh FCU là theo CS lạnh là chuẩn rồi, sẽ không phải là dư thừa nữa. Còn Quy trình tính chọn TB cung cấp Lạnh, nếu Bạn có Quy trình và Phương pháp tính toán (Hour Analysis) đúng đắn và hợp lý, như kiểu các Phần mềm chuyên nghiệp TRACE, HAP, thì Bạn sẽ ra được 1 Kết quả Công suất tính toán chọn Thiết bị (Chiller) cũng sẽ đúng đắn và hợp lý thôi. Chứ không phải là DƯ để mà phải đi xử lý.
4) Về việc góp ý về Bố trí cụ thể và Bảng tính của Bạn, rất tiếc mình không thể vì Hình ảnh vẽ của Bạn mờ quá, mình không đọc nổi. Nấu có thể thì Bạn gửi cho mình
Xin góp vài ý nhỏ, mong rằng có hữu ích với Bạn, nhé.
Con chào bác, con đang là sinh viên làm đồ án điều hoà, bác cho con hỏi là khi chọn FCU, con hiệu chỉnh năng suất lạnh thì sẽ tra theo nhiệt độ phòng hay nhiệt độ gió hồi về ạ, con cảm ơn bác đã giải đáp
 
Con chào bác, con đang là sinh viên làm đồ án điều hoà, bác cho con hỏi là khi chọn FCU, con hiệu chỉnh năng suất lạnh thì sẽ tra theo nhiệt độ phòng hay nhiệt độ gió hồi về ạ, con cảm ơn bác đã giải đáp
Công suất TB trao đổi nhiệt là 1 Hàm động phụ thuộc trực tiếp vào Trạng thái (Nhiệt độ và Độ ẩm) của Không khí đi vào nó: đó là Trạng thái KK hòa trộn (giữa gió tươi Fresh air và gió hồi Return air từ phòng) Em nhé.
Hãy tập tính cẩn trọng, chính xác và chặt chẽ khi làm việc về Kỹ thuật. Trước hết là từ cách dùng Từ ngữ.
Chúc em tinh tấn.
 
cháu/em xin được hỏi về vấn đề như sau ạ
khi lựa chọn FCU thì cần hiệu chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của không gian cần điều hòa
theo hướng dẫn trong quyển " Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí" của GS. Nguyễn Đức Lợi có đồ thị định hướng tra hệ số alpha và thầy có ghi là " Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ vào dàn"
Thì cháu/ em có một thắc mắc ở đây là, nhiệt độ vào dàn là nhiệt độ sau hòa trộn hay nhiệt độ tiện nghi của phòng ạ,
bên cạnh đó có hai trường hợp: 1) nếu cấp gió tươi vào phòng và cấp trực tiếp vào box hòa trộn thì nhiệt độ vào dàn lúc này khác nhau như thế nào ạ
cháu/em cảm ơn (anh chị, thầy) đã giải đáp ạ
 
cháu/em xin được hỏi về vấn đề như sau ạ
khi lựa chọn FCU thì cần hiệu chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của không gian cần điều hòa
theo hướng dẫn trong quyển " Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí" của GS. Nguyễn Đức Lợi có đồ thị định hướng tra hệ số alpha và thầy có ghi là " Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ vào dàn"
Thì cháu/ em có một thắc mắc ở đây là, nhiệt độ vào dàn là nhiệt độ sau hòa trộn hay nhiệt độ tiện nghi của phòng ạ,
bên cạnh đó có hai trường hợp: 1) nếu cấp gió tươi vào phòng và cấp trực tiếp vào box hòa trộn thì nhiệt độ vào dàn lúc này khác nhau như thế nào ạ
cháu/em cảm ơn (anh chị, thầy) đã giải đáp ạ
Mình đang đi công tác nên không có sách Thầy LỢI mang theo. Nên nếu Em hỏi chỗ nào thì trích dẫn lên đây nhe. Phải đọc đầy đủ mới hiểu hết ý của Thầy đã.
Nhiệt độ KK vào Dàn lạnh là của KK (ra khỏi hộp) hòa trộn. Nó chỉ bằng với Nhiệt độ Phòng khi không có gió tươi cấp vào hộp.
Hai trường hợp/phương pháp cấp gió tươi: 1) trực tiếp vào phòng 2) (gián tiếp) thông qua (hộp hòa trộn của) FCU thì Trạng thái (nhiệt độ) KK vào Dàn lạnh FCU là sẽ khác nhau.
1) thì Trạng thái KK hòa trộn phụ thuộc vào Trạng thái KK Phòng và KK ngoài trời cũng như tỷ lệ 2 Lưu lượng hòa trộn. Mình không nhớ rõ lắm Công thức tính Nhiệt độ hòa trộn (Em tìm trên mạng dễ thôi!).
2) tương tự vây, khi cấp thẳng KK vào Phòng thì cũng tạo ra KK "mới" trong phòng. Nhưng do Thể tích Phòng khá lớn so với Lượng Gio1 tươi cấp vào nên sau khi hòa trộn, trạng thái KK Phòng cũng không thay đỏi nhiều lắm. Vậy nên, nếu Thể tích phòng quá lớn so với LL gió tươi cấp vào, có thể lấy "Nhiệt độ Phòng 'mới - sau khi cấp gió tươi" - gần bằng với Nhiệt độ Phòng.
Vậy Em nhé.
Chúc Em tiến bộ.
 
thắc mắc chọn FCU.png
Đầu tiên em xin cảm ơn bác đã giúp em giải đáp câu hỏi,
em xin được trích dẫn phần hướng dẫn chọn FCU và AHU trong sách của Thầy NGUYỄN ĐỨC LỢI ạ, ở phần chú thích ở công thức tính toán năng suất lạnh hiệu chỉnh thầy có ghi alpha 2 là "nhiệt độ không khí trong nhà". Ở phần đồ thị thì thầy có ghi là " nhiệt độ không khí vào dàn", nên em đang thắc mắc là thầy đang nói đến nhiệt độ nào để tra ra hệ số alpha 2 ạ.
 
Theo như cách trình bày của thầy LỢI thì có thể tóm tắt lại các Đại ý như sau:
1- Công suất lạnh ở Chế độ làm việc thực của Dàn lạnh: Qot= Qon.α1(tw-in).α2(ta-in)
α1(tw-in) phụ thuộc vào nhiệt độ nước vào dàn Coil lạnh.
α2(ta-in) phụ thuộc vào nhiệt độ không khí đi vào Dàn lạnh, tức là nhiệt độ của không khí hòa trộn đi ra khỏi hộp hòa trộn đầu vào Dàn lạnh.
Như vây, câu chữ định nghĩa Hệ số α2 là "hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ không khí TRONG PHÒNG" là không đúng! Có lẽ là có nhầm lẫn chút xíu.
Đình nghĩa đúng thầy đã có ghi ở chỗ: Hình 23: Hệ số α2...theo nhiệtđộ không khí vào dàn ti
 
Em xin cảm ơn bác ạ, em tra một số catalogue họ cũng cài thông số mặc định là AIR ON: DB/WB = 27/19.5
 
Back
Bên trên